logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/10/2016 lúc 10:45:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Quan niệm cổ, Đông cũng như Tây cho rằng con người có phần hồn và phần xác. “Phần xác chỉ là ngục tù của linh hồn” (soma sema) nên khi chết thì hồn lìa khỏi xác. Mới đây, MailOnline 4 tháng 10, 2016 đăng lại một nguồn tin từ Thái Lan kể chuyện một cô gái có tên là Manee bị tai nạn xe hơi và thi thể bị xe truck hất vào cột đèn và bắn ra ngoài thì CCTV bên ngoài Phibun Songkram Camp ở thị trấn Lopburi, Thái Lan đã thu được một chân dung mờ mờ từ cái xác đứng lên rồi bay vào không gian. Ai cũng bảo đó là hồn của nạn nhân. Dĩ nhiên có người xem hình không tin và bảo rằng đó là một công trình photoshop.

Nhưng câu chuyện sau đây: Hồn thiêng Đề Thám được nhiều người tin hơn. Lý do: người hai lần gặp hồn thiêng nhà đại ái quốc Hoàng Hoa Thám (1845-1913) là một người Pháp, đại tá Chofflet, một đối thủ của Hùm thiêng Yên Thế trong những ngày thực dân gắng sức bình định miền Bắc và tiêu diệt nghĩa quân nhưng thất bại. Sau này toàn quyền Albert Sarraut phải dùng kế ám sát thủ lãnh Đề Thám mới bình định xong miền Nhã nam. Chiến lợi phẩm mà viên đại tá thực dân thu được ở Yên Thế là hai thanh báu kiếm của cụ Đề. Choffet rất quý đôi kiếm này, nhưng sau đó cụ Đề hiển linh đòi lại kiếm báu khiến viên sĩ quan này ban đầu không tin nhưng cuối cùng sợ hãi phải mang kiếm trao cho Viện Viễn đông bác cổ và người nhận là học giả nổi danh Nguyễn văn Tố (1889-1947). Học giả đã ghi lại sự kiện này dưới dạng một hồi ký và người thuật lại câu chuyện là nhà văn nổi tiếng tiền chiến Lãng nhân Phùng Tất Đắc (1907-2008). Những nhân vật danh tiếng trên có sức thuyết phục câu chuyện hồn ma đại anh hùng hiển linh đòi kiếm không phải là hư cấu.

Câu chuyện sắp kể có nhan đề là Bí mật về hồn ma Đề Thám.

Hồi 1937 Nguyễn Văn Tố, xử lý thường vu tại Viện Bác Cổ Viễn Đông ở Hà Nội, có dịp tiếp đại tá Chofflet và được thực dân kể lại câu chuyện huyền bí liên quan đến Đề Thám.

“Lúc này đại tá hơn 80 tuổi, có một người con gái độ 30 tuổi đi theo. Cô này là con của một bộ hạ Đề Thám, khi mẹ con cô và cô Ba, vợ ba của Đề Thám (và con nhỏ của cô Ba là Hoàng thị Thế) bị bắt hồi 1909, cô này mới có một tuổi, được người Pháp đưa về Pháp nuôi dưỡng. Về sau đại tá Chofflet nhận cô làm con nuôi.

Đại tá yêu cầu học giả, nhân danh Viện Bác Cổ, nhận đôi gươm mà đại tá đem đến tặng, và thuật rằng đôi gươm này nhặt được tại chiến trường cùng với nhiều vật khác như đôi dáp da tê và ấn triện của Đề Thám, đại tá xem các vật ấy như là chiến lợi phẩm và luôn luôn giữ tại Hanoi Hotel, nơi đại tá ở từ năm 1913 sau khi về hưu.

Chofflet rất quý đôi gươm ấy thường để trong tủ kiếng nơi phòng khách.

Nhưng rồi vì đôi gươm này ám ảnh mà Chofflet hoảng hồn muốn trả lại gươm cho người Việt:

Dưới đây là lời trình bày của Chofflet:

Đêm 10-2-1913 (tức mồng 5 tháng giêng Quý Sửu).

Tôi mộng thấy một chiến sĩ ăn mặc như người Sơn cước, thân cao vai rộng, nước da sậm, hiện ra gữa phòng khách của tôi. Sau khi nhìn kỹ tôi lấy làm kinh sợ bởi hình ma ấy không có đầu. Hình ma này đi tới đi lui một hồi rồi đến đứng rất lâu trước tủ kiếng mà nhìn vào đôi gươm, đoạn tới chỗ tôi nằm, chồm thân mình vào mùng rồi biến mất. Tôi la lớn một tiếng và giật mình thức dậy. Mặc dù kinh sợ, tôi cũng cho rằng vì lúc ban ngày mình thấy rõ đầu và thân của Đề Thám nên quá xúc cảm mà ban đêm thấy như vậy chăng.

Đêm thứ nhì:
Đêm sau tôi lại chiêm bao thấy Đề Thám. Hồn ma lần đến trước mùng và tôi có cảm giác nghe tiếng nói:

– Mi có trả đôi gươm cho ta không?

Tôi rất muốn trả lời nhưng không làm sao mở miệng được. Hồn ma Đề Thám tỏ vẻ giận dữ, hai tay cầm hai cây gươm bẻ gãy thành tiếng chát óc điếc tai làm cho tôi giật mình thức tỉnh. Tôi nhảy xuống giường, bước mau lại chỗ hình ma đã đập gãy đôi gươm với ý định lượm những mảnh gươm gãy.

Nhưng dưới gạch trống trơn không có một vật gì. Tôi chạy lại tủ kiếng thì thấy vẫn y nguyên, đôi gươm vẫn còn bày nơi thường lệ.

Các bạn thân của tôi khuyên tôi nên dời giường mình đến một nơi khác nhưng tôi không làm theo, vì tôi tin rằng người chết vẫn sống và nếu ông Đề Thám muốn phá tôi thì ở đâu ông cũng có thể phá được…

Từ đó về sau, thỉnh thoảng tôi nằm mộng thấy Đề Thám về, luôn luôn cụt đầu. Vào cuối năm 1913, tôi bỗng có ý định bắt chước các vọng tộc Việt Nam đặt tréo đôi gươm trên tường phòng tôi cùng với nhiều bảo vật khác, với mục đích trang hoàng.

Đầu lâu Đề Thám hiện ra…
Độ một tháng sau, đến ngày giỗ Đề Thám là ngày mồng bốn Tết. Đêm ấy sau vài chập đọc sách như thường lệ, tôi vừa nhắm mắt thiu thiu thì trong gian phòng tôi bỗng lóe ra một ánh sáng lòa rồi tắt đi liền.

Bất giác tôi nhìn lên tường chỗ đặt đôi gươm thì thấy giữa đôi gươm vắt tréo, đầu lâu của Đề Thám hiện ra đôi mắt trợn ngược lên liếc qua liếc lại, chỗ chặt đứt, máu xịt ra lênh láng chảy dài trên tường trắng tạo thành những lằn đỏ tươi.

Tôi có kể chuyện lại cho người bạn sĩ quan tín đồ thông linh học, ông khuyên tôi biên thơ về Paris hỏi Thông linh học tập san (Revue Spirite) nhờ giải thích hiện tượng này. Bốn tháng sau, viên chủ nhiệm kiêm chủ bút phúc đáp rằng hiện tượng đó xảy ra nhiều nơi không riêng gì ở Việt Nam và khuyên tôi trả lại gươm để tránh những điều không hay về sau.

Bắt đầu từ lúc đó, tôi không dám khinh thường sự hiện hồn của Đề Thám nữa. Tôi nhận rằng có nhiều lúc tôi định trả đôi gươm nhưng lại tự hỏi: trả cho ai bây giờ? Đành rằng trả cho con cháu Đề Thám. Nhưng Đề Thám chỉ có một con gái là Hoàng Thị Thế hiện ở tại Pháp (Hoàng Thị Thế bị bắt khi còn thơ ấu và cùng với mẹ, vợ ba Đề Thám, bị lưu đày nhưng sau được một người Pháp nhận làm con nuôi và khi trưởng thành lấy chồng người Pháp.)

Như vậy thì làm sao trả? Hơn nữa, là một sĩ quan chuyên nghiệp tôi há không có quyền giữ làm vật tư hữu những chiến lợi phẩm mà chính tôi đã gặt hái được tại chiến trường hay sao? Dù còn sống ở thế giới bên kia, Đề Thám, theo ý tôi, cũng không có quyền bắt tôi hoàn lại những chiến lợi phẩm ấy.

Vì nghĩ như thế nên tôi bình tĩnh trở lại và trong khoảng 10 năm (1927-1937) tôi không để ý đến Đề Thám nữa, có lẽ vì tôi thấy những lời đe dọa của ông ta không hề đem lại hậu quả gì khó khăn cho tôi.

Nhưng bỗng nhiên một hiện tượng bất ngờ xảy ra làm cho ý định trước kia của tôi xáo trộn tất cả.

Sau khi về hưu, tôi ăn và ở tại Hanoi Hotel. Chỗ tôi ở là một căn phòng rộng lớn, lúc ấy con gái nuôi của tôi cũng ở lại với tôi. Không còn bà con chi bên Pháp và sống tại Việt Nam quá nửa đời người, tôi định gởi xương nơi đây mà tôi xem như quê hương thứ hai của tôi vậy.

Một ngày kia tôi tiếp được thơ của vị chưởng khế bên Pháp cho biết rằng một người anh chú bác của tôi xuất ngoại sang Mỹ đã từ trần và vì không có con cháu nên di chúc để lại gia tài cho tôi. Gia sản ấy khá to gồm vài bất động sản tọa lạc tại đất Pháp. Vì thế, tôi nhất định trở về Pháp và ở luôn bên ấy vì tôi đã ngoài 80 tuổi rồi.

Hồn Đề Thám hiện trở lại
Đúng ba ngày sau khi tôi tiếp được thơ chưởng khế, tôi chiêm bao thấy Đề Thám. Lần này không phải là người cụt đầu như trước. Trái lại ông có đầu và nghiễm nhiên là một tướng lãnh oai vệ, theo hầu có hai tên quân trang vận y như quân Việt Nam trong những buổi lễ rước thần. Đêm ấy nói cho đúng, tôi thực chưa ngủ thì bỗng Đề Thám hùng dũng hiện ra trước mắt tôi. Điều lạ là tôi không thấy kinh sợ như mười mấy năm về trước kia. Đề Thám trợn mắt nhìn tôi. Tôi nghe rõ lời la lối và đe dọa của ông mặc dù đôi môi ông không hề lay động, ông cũng vẫn đòi đôi gươm nhưng đòi gắt hơn trước với một thái độ áp đảo rõ rệt.

Thấy tôi im lặng, ông nổi giận ra hiệu cho hai tên lính, tức thì hai tên này xông vào bắt tôi trói gô hai chân lại. Lẽ dĩ nhiên, tôi cố sức vùng vẫy nhưng vô hiệu, tay chân tôi rũ liệt. Đề Thám dùng ngón tay trỏ điểm vào mặt tôi và bảo rằng nếu trong ba ngày tôi không trả gươm lại thì ông sẽ cho biết tay! Ông nói dứt lời thì một tên lính đá tôi một đá, tôi giật mình thức dậy.

Hôm sau tôi thuật lại cho thầy Đội Mật nghe (thầy là người trước kia cộng sự với tôi). Thầy Đội khuyên tôi hãy đến thầy bói Kế mà xem quẻ vì thầy Kế có danh là thầy bói rất giỏi. Thầy Đội dẫn tôi đến nhà ông Kế, một ngôi nhà bằng cây ở trong một đường hẻm rất quanh co. Sau khi xủ quẻ thầy bói bảo rằng có một vong hồn theo tôi mà đòi một vật bằng kim khí rất cũ và nếu tôi không trả thì sẽ có nhiều điều không hay xảy đến cho tôi. Nghe vậy tôi bắt đầu lo ngại. Bấy giờ có một bà cùng đến coi thấy tôi có vẻ thắc mắc, mới khuyên tôi hãy đến xem bà Đồng Vân-Thai để trực tiếp nói chuyện với người đã qua đời. Tôi và con tôi liền ngồi xe hơi lên hồ Trúc Bạch tìm đến bà Đồng Vân-Thai.

Tiếp xúc với người ở thế giới bên kia

Chúng tôi tìm được ngay nhà bà này vì người ta tề tựu đến đó rất đông. Theo lệ, phải cho bà đồng biết tên họ và ngày từ trần của ông Đề. Cũng may, con gái nuôi của tôi nhớ rõ Hoàng Hoa Thám từ trần ngày mồng bốn tháng giêng năm Quý Sửu (1913).

Lúc ấy trên bàn thờ, khói hương nghi ngút, những người có mặt đều chắp tay, có vẻ kính cẩn. Trong không khí trang nghiêm ấy, trí tôi không tưởng đến chi cả tôi chỉ ngồi chờ mà thôi. Bỗng tôi thấy bà đồng ngáp dài, buông cây quạt xuống rồi nắm tay lại đấm vào ngực rất mạnh, vươn mình lên như một vị tướng và la lớn:

– Thám đây! Ai muốn hỏi gì?

Giọng nói nghe rất hùng dũng làm cho tôi giật nẩy mình nhìn quanh xem ai nói vì tôi không tin rằng chính bà đồng vừa nói, bởi giọng nói thường của bà nhỏ nhẹ và êm dịu lắm. Liền đó, một cuộc thảo luận ráo riết diễn ra giữa tôi và Đề Thám nhập vào cốt bà đồng Vân Thai. Đề Thám cho tôi ba ngày để trả lại đôi gươm. Nếu tôi không tuân, ông sẽ giáng họa cho tôi.

Những lời ấy vừa thốt ra thì bà đồng nhắm nghiền đôi mắt, bật ngửa ra, có người chực sẵn đỡ bà. Thế là cuộc gọi hồn Đề Thám chấm dứt.

Khi ra khỏi nhà bà đồng, tôi vẫn chưa trọn tin bà, dù trí óc tôi bị dao động không ít nhưng con gái nuôi của tôi thì tin hoàn toàn. Nó khuyên tôi nên tin như nó vì bà đồng là người mù chữ, làm sao biết nói với tôi gẫy gọn như vậy. Dó đó, nó giục tôi hãy làm theo lời Đề Thám vì kỳ hạn ba ngày và những lời đe dọa của ông không thể nào coi thường được.

Kỳ hạn ba ngày đã qua mà tôi vẫn bình yên vô sự. Và ngày thứ tư cũng không thấy có gì.

Ngày thứ năm
Nhưng ngày thứ năm, sự đe dọa của Đề Thám bắt đầu thực hiện và nếu không nhờ một dịp may mắn bất ngờ thì có lẽ tôi đã chết hay ít nữa tôi cũng bị thương nặng, như tôi sắp tường thuật sau đây.

Nguyên thường ngày, chị Ba, cô người làm của bà X ở cạnh phòng tôi, đi xuống văn phòng khách sạn lấy thư từ cho chủ và luôn tiện cũng lấy cho tôi luôn. Hôm đó chị Ba vắng mặt nên bà X phải đích thân đi làm công việc ấy. Vì có một bức thư của tôi nên bà X ghé phòng tôi, gõ cửa mà nói:

– Này! Đại tá có một bức thư đây!

Tôi đương ngồi đọc sách, đứng ngay dậy, ra cửa lấy thư. Bà X xoay lưng đi, tôi đóng cửa phòng lại thì nghe một tiếng “rầm”: một vết trần nhà gồm vôi và xi măng to bằng cái nia từ trên rớt ngay chỗ tôi ngồi nửa phút trước đó.

Nếu là chị Ba đem thư đến cho tôi như thường lệ thì tôi đâu có rời khỏi chỗ ngồi và như thế, ắt tôi phải lãnh đủ cái mảng trần ấy lên đầu rồi!

Mặc dầu suýt bị tai nạn và tôi cũng sợ, nhưng rồi cuối cùng tôi cũng chưa chịu tuân theo lời Đề Thám.

Độ một tuần sau, tôi nằm mộng thấy Đề Thám về đòi gươm và nói với một giọng hằn học đặc biệt:

– Nếu mi không chịu trả thì chuyến này, ta sẽ làm cho mi điêu đứng chứ không cảnh cáo sơ sơ như bữa nọ đâu! Mi ráng mà giữ mình, đừng để sau này phải hối tiếc và trách ta không bảo trước…!

Nơi đây tôi phải nói rõ rằng tôi trọ tại Hanoi Hotel có gần 30 năm rồi. Mỗi năm chủ nhân khách sạn này đều cho thầu khoán đi thăm tất cả những phòng trong khách sạn để xem có chỗ nào sắp hư thì cho sửa chữa ngay. Công việc này đã thực hiện xong 15 ngày trước. Hơn nửa tháng rồi, không có mưa dông, bão tố chi cả. Như vậy, tại sao trần nhà không có nứt rạn chi bỗng nhiên lại rớt xuống?

Tôi đổi phòng
Tuy nhiên, mặc dầu định trả , tôi vẫn tò mò muốn biết xem Đề Thám sẽ hành động như thế nào nữa? Tôi tự dặn lòng, phải hết sức thận trọng đề phòng tai họa do Đề Thám gây ra. Hơn nữa, tôi còn muốn thách đố ông ta một lần nữa. Nhân dịp chủ nhân khách sạn cho cất thêm một tầng lầu, tôi mới đổi chỗ, đến ở một căn phòng vừa mới làm xong.

Ngay đêm đầu ngủ trong phòng mới, tôi mộng thấy Đề Thám, ông có vẻ quá giận, mặt mày đỏ lơ, bộ tịch hầm hầm. Vẫn đòi gươm như những lần trước, ông bảo:

– Ta cho mi thêm ba ngày nữa, nếu còn không tuân lời, chừng đó mi chớ trách ta sao quá nghiêm khắc!

Nói xong, Đề Thám biến mất. Không hiểu tại sao lần này, tôi lại đâm ra hoảng sợ hơn các lần trước, mình mẩy nổi ốc ghê rợn.

Hai ngày trôi qua không thấy có việc gì, trong lòng tôi hơi yên. Chuyến này, tôi hết sức đề phòng, định ở lỳ trong phòng ba ngày, không bước chân ra khỏi cửa. Qua ngày thứ ba, tôi còn cẩn thận để ý hơn nữa.

Trọn ngày không có việc gì xảy ra, mãi cho đến 7 giờ tối…

Nguy hiểm đến nơi
Bảy giờ tối tức là giờ ăn trong nhà hàng Hanoi Hotel; người bồi đã đem gà-men (gamelle) vào phòng tôi rồi, một sự tình cờ quái dị, cái đồng hồ điện có hư gì không rõ làm cho tất cả những phòng trong khách sạn đều chìm trong bóng tối. Có người ở trọ mở toác cửa phòng của họ để được có ánh sáng chút ít vì đêm ấy là đêm trung thu. Có người lại thắp đèn cày lên. Ai nấy đều trông ngóng người thợ điện đến sửa. Tôi cũng định mở cửa ra nhưng nhớ những lời đe dọa của Đề Thám nên tôi do dự mãi. Khốn nỗi! Tôi có thói quen ăn nóng mà đồ ăn đã đem đến rồi, nếu không ăn thì nó sẽ nguội dần mất. Bất đắc dĩ tôi mới kéo cái bàn ăn đến tận cửa sổ rồi mở cửa ra để được ánh sáng đèn nhà bên kia đường dọi qua; vì con đường ngăn nhà hàng với dãy nhà lầu phía bên kia nhỏ hẹp, ánh sáng bên kia dọi qua đủ cho tôi dùng tạm. Hơn nữa, mặt trăng đã lên khá cao chiếu vào phòng tôi, gió thu thổi nhẹ vào, tôi cảm thấy trong người rất sảng khoái ngồi lại bàn mà ăn buổi tối. Tôi vừa húp xong dĩa xúp thì một tiếng “đoành” từ đâu nổ vang lên làm cho mọi người trong khách sạn quá đỗi kinh ngạc!

Riêng tôi, sau khi nghe nổ rồi tôi cảm thấy bị trúng nặng nơi đầu. Tôi la lên một tiếng rồi bất tỉnh… Khi tôi tỉnh lại, bác sĩ nói nếu đạn đi trệch qua một phân thì đầu tôi đã vỡ tung rồi. Tại sao tôi bị đạn và ai đã bắn tôi?

Người chủ nhà nơi phát súng bắn ra là vị thiếu tá chỉ huy trung đoàn 2 Lê Dương: ngày ấy, thiếu tá đương chuẩn bị sáng hôm sau đi hành quân xa Hà Nội. Hai hôm trước, thiếu tá có một người lính cận vệ mới thay người trước đã đổi đi nơi khác vì lý do kỷ luật. Chính người mới ấy trong lúc lau chùi cây súng của thiếu tá, vì không mấy quen cho nên vô ý làm cho đạn bỏ quên trong nòng súng nổ bùng băng qua phòng tôi.

Cũng như đối với trần nhà rớt xuống, tôi không thể cho sự nổ súng ấy là một sự tình cờ được. Hai cuộc đe dọa đều có kết quả: như thế là Đề Thám có uy thế và quyền lực hẳn hòi. Do đó, tôi không còn sức chống cự nữa. Trong thâm tâm tôi, tôi nhứt định trả đôi gươm của Đề Thám cho rồi.

Đêm đó, tôi mộng thấy Đề Thám hiện về với bộ mặt vui vẻ, ngỏ lời cảm ơn tôi có ý định trả đôi gươm. Như thế là ông biết ngay những gì tôi nghĩ trong trí mặc dầu tôi chưa nói ra. Nhân dịp ấy, tôi bày tỏ nổi thắc mắc của tôi:

– Đành rằng tôi trả đôi gươm lại nhưng ông là người ở thế giới bên kia, còn tôi là người ở thế giới bên này, thế thì trả cho ai bây giờ, thưa ông?

Đề Thám suy nghĩ một chút rồi cầm cây quạt giấy phe phẩy, đoạn biến mất.

Tôi không hiểu ý Đề Thám muốn nói gì. Hôm sau, khi con gái tôi đến vấn an tôi như mọi bữa, tôi thuật lại điềm chiêm bao, nó mỉm cười hỏi tôi:

– Ba có hiểu ý ông Đề muốn gì không?

Tôi lắc đầu, con tôi tiếp:

– Ông muốn ba đến bà đồng Vân Thai mà nói chuyện với ông đó.

Ngày sau đó, chúng tôi đến am bà đồng. Khi Đề Thám nhập vào cốt rồi thì đàm đạo với tôi một cách cởi mở.

Ông ngỏ lời cám ơn tôi về ý định hợp tình hợp lý của tôi, rồi nói:

– Tôi chỉ có một con mà lại là con gái nữa, ấy là con Hoàng Thị Thế. Hiện giờ nó ở bên quý quốc, có hai con với người chồng Pháp, chắc đại tá đã rõ. Nếu thực đại tá muốn làm cho tôi vui lòng xin đại tá hãy chịu khó thương lượng với con gái và rể tôi. Tôi tưởng chúng nó sẽ rất hân hạnh tiếp nhận vật kỷ niệm của tôi.

Cuộc gọi hồn chấm dứt. Khi về đến nhà, tôi bảo con gái tôi viết thư ngay cho kỹ sư Ferrand tại Mézières. Bốn tháng qua mà không thấy hồi âm, tôi lại bảo nó viết bức thứ hai. Trên một tháng sau mới được thư phúc đáp.

Thư ấy làm cho tôi suy nghĩ khá lâu. Ông Ferrand viết: “Từ khoảng cuối thế kỷ vừa qua, máu của hàng ba ngàn thanh niên anh dũng Pháp đã chảy dưới đôi gươm ấy!”

Rồi ông ta không chịu nhận nó, viện lẽ vợ ông đau tim đang ngọa bệnh tại dưỡng đường Cligny, đôi gươm ấy có thể khêu gợi những kỷ niệm không tốt, làm cho vợ ông khó lành mạnh sớm.

Bức thư hồi âm của ông Ferrand đặt tôi vào một tình trạng khó xử. Nhưng chính đêm ấy, Đề Thám lại hiện về lần nữa, nói với vẻ buồn bã:

– Con gái tôi đã quyết quên chuyện cũ, tôi để cho đại tá trọn quyền sử dụng đôi gươm ấy. Tôi chỉ có một điều kiện: đôi gươm ấy không thể đem về bên Pháp. Đại tá có thể đem tặng cho một bảo tàng viện trong xứ chúng tôi

Đại tá Chofflet nói tiếp với học giả Nguyễn Văn Tố:

“Chính vì muốn làm thỏa mãn ý muốn của Đề Thám Bởi vì các lý do kể trên, tôi tự xem như là có nghĩa vụ thiêng liêng đem đôi gươm mà tặng cho quý viện”.

Chu Nguyễn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.210 giây.