logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 11/11/2016 lúc 12:01:26(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Tuyển tập gồm 26 nhạc phẩm, in trang nhã, do nhà xuất bản Tiếng Quê ở thành phố Toronto ấn hành.

Nhạc sĩ Hòa Bình theo như lời giới thiệu trong tập nhạc tên thật là Nguyễn Hòa Bình sinh năm 1952, tại một làng rất nhỏ ngoài miền Trung tên gọi Bồng Sơn. Quê ngoại ở Huế, quê nội ở Đà Lạt. Thuở ấu thơ sinh sống ở Đà Lạt, khi lớn trở về Sài gòn học trung học Leslaurier ở Tân Định. Thời thơ ấu rất đam mê âm nhạc, 10 tuổi đã được cho học nhạc, xử dụng đàn Mandolin mãi tới 15 tuổi mới chuyển qua guitar và bắt đầu tập classic music. Năm 1968 trở về Đà Lạt học tiếp ở trường trung học Trần Hưng Đạo. Thành phố sương mù này đã ghi sâu vào trong tâm hồn Hòa Bình những kỷ niệm rất sâu đậm.

Sau này qua Canada, vào mùa Thu năm 1998, bắt đầu chập chững viết những bài tình ca riêng cho mình. Trong thời gian này Hòa Bình gặp được nhạc sĩ Trường Sa và được anh Trường Sa hướng dẫn làm sao viết một bài Tình Ca và dìu dắt Hòa Bình bước vào vườn âm nhạc. Hòa Bình ghi nhớ mãi câu nói của anh Trường Sa: “viết nhạc không khó, chỉ khó làm sao cho bản nhạc được hay thôi”. Từ đó, Hòa Bình đã viết trên 40 ca khúc, phần lớn là tình ca, thân phận, phổ thơ, chỉ có vài bài về cộng đồng, xã hội. Theo Hòa Bình chỉ có tình ca mới tồn tại lâu dài và để lại những kỷ niệm rất sâu đậm trong tâm hồn những người yêu âm nhạc. Sau cùng xin mọi người yêu âm nhạc đón nhận những tình khúc của Hòa Bình.

Theo như nhận xét của nhạc sĩ Trường Sa thì nhạc sĩ Hòa Bình là “một tài năng mới nổi lên tại Canada, người yêu nhạc không thể không nhắc đến nhạc sĩ Hòa Bình với dòng nhạc trong sáng, một chút bùi ngùi nuối tiếc về một hình ảnh thân yêu trong dĩ vãng.

Nhạc của anh cũng đã từng được giới thiệu thường xuyên trong các chương trình hát cho nhau nghe của Thời Báo Canada, trong Thư Viện Văn Học Nghệ Thuật Sáng Tạo, trong website của nhạc sĩ lão thành Lê Dinh, … “

Cũng như những nhận xét của nhạc sĩ Lê Dinh.” Nhạc sĩ sáng tác trước 1975 ở trong nước, có rất nhiều may mắn trong một xứ sở tự do, nhạc viết ra có nhiều phương tiện để phổ biến, từ đài phát thanh đến đài truyền hình, từ phòng trà tới vũ trường.

Trong khi các nhạc sĩ ra đời sau 1975 ở hải ngoại, nhạc viết ra chỉ để các thân hữu nghe, bằng phương cách phổ biến trên mạng, hay gửi cho bạn bè thân thích thưởng thức mà thôi. Những nhạc sĩ sáng tác thật sự, có tâm hồn âm nhạc, không phải là ít so với ngày trước

Nhạc sĩ Hòa Bình ở thành phố Windsor, Canada là một trong những nhạc sĩ sáng tác kém may mắn mà chúng tôi đang nói đến. Anh sinh bất phùng thời, say mê âm nhạc, suy nghĩ về tình yêu,về cuộc đời, về nhân thế, muốn trải lòng mình trên nốt nhạc cung đàn, bằng những ca khúc, nhưng con đường anh đi không được hanh thông, cũng như số đông những nhạc sĩ sáng tác khác cùng cảnh ngộ, con đường âm nhạc gặp nhiều chông gai như anh. Tình cờ qua youtube, tôi được nghe bốn sáng tác của nhạc sĩ Hòa Bình. Đó là những bài Trả Lại Em, thể điệu Slow, Em Đi Lại Ban Đầu (Slow), Những Cánh Thu Xưa (Boston) và Cung Đàn Lỡ Nhịp (Slow). Nghe nhạc của Hòa Bình – nói không quá lời – tôi cứ tưởng như nghe những sáng tác của một người viết nhạc đã lâu, của một nhạc sĩ đã có nhiều nhạc phẩm rồi.

Ở lời ca của Hòa Bình, chúng ta thường nhìn thấy những hình ảnh rất thật, nhưng cũng thơ mộng đối với những người hay suy tư, êm đềm, thanh thú, nhưng cũng rất u buồn, lãng mạn. ”

Nhạc sĩ Hòa Bình, theo như nhận xét của nhạc sĩ Lê Dinh, là một nhạc sĩ kém may mắn, sinh bất phùng thời, cho nên nhạc của ông đã không được phổ biến rộng rãi.

Qua 26 nhạc phẩm, người nghe cảm thấy đâu đây những cuộc tình đơn phương “một chiều qua bến nước ta gặp nhau ngỡ ngàng. Lặng nhìn em tay bế bước sang sông một chuyến đò” (Cung Đàn Lỡ Nhịp), hay cũng là kỷ niệm của những cuộc tình đã qua “ôm em trong vòng tay, cho lòng vơi nỗi nghìn trùng. Bao năm dài xa vắng, để bóng ai qua đời nhau“(Ca Li Ngày Nắng Ấm)

Trong 26 nhạc phẩm của ông, một số khá lớn đã viết theo điệu Tango, và đây có thể là một sở trường của ông..nhạc của ông vui tươi sống động, vì trong những nỗi buồn ở trong lòng, hình như vẫn le lói đâu đây những niềm hy vọng cho tương lai “trên bóng mây bay lững lờ,một mùa xuân đến nương theo mây hồng” (Tình Thu Vàng Phai).

Xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả tập nhạc Cung Đàn Lỡ Nhịp của nhạc sĩ Hòa Bình.

Quý vị có thể liên lạc với ông qua điện thư

anhdungnguyen504@hotmail.com
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.041 giây.