Luật nhân quả luôn vận hành trong vủ trụ bất kể thời gian và không gian. Luật nhân quả có thể ví như “thiên la địa võng” không tha bất cứ một ai, từ một cá nhân, một tập thể cho đến một đất nước. Ngày nào còn tạo nghiệp thì mai sau phải gánh trả, có vay ắt có trả bởi vì đó là luật công bằng của trời đất. Thời gian trả nghiệp có thể xảy ra trong một khoảnh khắc cho đến bao thế kỷ, tất cả đều phu thuộc vào yếu tố nhân duyên.
Để có một khái niệm về nghiệp quả? Xin mời quí độc giả vào xem Wikipedia
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3_b%C3%A1o):
“Theo Phật giáo
Cái Quả hay Nghiệp vốn là kết quả cái nhân hay duyên của con người tạo ra trong kiếp trước hoặc kiếp này. Rồi cái Quả ấy lại làm nhân cho cái Quả khác sẽ báo ứng về sau. Nhơn và Quả cứ tiếp tục tương ứng như vậy mãi như bóng với hình, mãi mãi là cuộc trả vay, vay trả của cõi luân hồi.
Nhân quả hay nghiệp báo vốn có hai thứ: Biệt nghiệp và Cộng nghiệp.
Biệt nghiệp: là quả báo riêng từng người, ai tạo nhân gì thì nhận quả nấy. Biệt nghiệp lại ứng quả có hai cách: Định nghiệp và Bất định nghiệp.
Cộng nghiệp: là quả báo chung cho nhiều người phải chịu. Như nhiều kẻ đồng phạm một ác nhân, khi đền tội, phải chịu chung một ác quả.
Đối với thời gian, sự báo ứng có ba cách:
Báo ứng ngày trong kiếp tạo nhân, gọi đương kiếp nhân quả. Báo ứng theo cái nhân kiếp trước, gọi tiền kiếp nhân quả.
Báo ứng ở kiếp sau đó cái nhân hiện tại, gọi hậu kiếp nhân quả.
Quả báo là luật thưởng phạt công bình của vũ trụ, không ai tạo ra cũng không bị ai làm hư hoại. “
Qua bài viết này người viết chỉ đề cập đến cộng nghiệp của một quốc gia trên khía cạnh tâm linh, một câu chuyện liên quan đến một minh quân lỗi lạc đời Trần đã có vai trò lãnh đạo quan trọng trong chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 và lần 3, một thiền sư phật giáo cũng là vị Tổ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mà hầu như ai ai cũng biết đến đó là vua Trần Nhân Tông, pháp danh là Đầu Đà Giác Hoàng Điều Ngự và
được nhân gian nhắc đến với danh xưng “Phật Hoàng ”.
Sau đây là một câu chuyện tâm linh có liên quan đến Phật Hoàng Trần Nhân Tông nơi Trúc Lâm Yên Tử với lời nhắn nhủ về nghiệp quả đất nước do huynh Minh Thiện, một hành giả mật tông, đã có có duyên tiếp xúc vào năm 2013 và thuật lại. Người viết xin
được chuyển đạt đến quí độc giả thông điệp của Ngài. Tin hay không tin tùy vào duyên và sự suy nghĩ của mỗi người.
Trước đây có một thiền sư nói với tôi rằng: “Con nên đi đến Trúc Lâm Yên Tử và con sẽ biết chuyện của con”. Thật ra tôi cũng thường đi công tác ra Bắc nhưng chưa có duyên ghé thăm Trúc Lâm Yên Tử, cho mãi gần đây vào năm 2013 thì vợ chồng tôi mới có dịp đến Trúc Lâm Yên Tử, và đến khi đó tôi mới có giải mã cho chính cá nhân tôi về nhân quả của đất nước – một câu hỏi mà tôi đã thắc mắc bao năm trời.
…Sau khi di qua một chặng đường dốc đứng và cao, tôi cùng với phái đoàn đã đến mộ của Phật Hoàng Trần Nhân Tông vào buổi chiều với mưa rơi lất phất. Vì Quế Hoa lúc đó hơi mệt và trời cũng đang mưa nên chúng tôi tạm dừng chân nơi một quán nho nhỏ có để một cái bàn bán nhang cho thâp phương bá tánh mua cúng. Chủ quán là một cụ bà lớn tuổi nhưng với khuôn mặt rất là đẹp và phúc hậu, trong tâm trí tôi nghĩ thầm không lẽ bà đây là một trong những cung tần phi nữ trong tiền kiếp của vua nhà
Trần tái sinh trong kiếp này để gìn giử ngôi mộ của Phật Hoàng? Khi ấy vì mệt nên Quế Hoa đã nói với tôi cứ tiếp tục đi còn Quế Hoa ở lại đây với bà.
(Ghi chú: Chị Quế Hoa cũng là người đã có nhân duyên đặc biệt được tiếp xúc với linh ảnh của một số phi tần cung nữ đời vua Trần Nhân Tông trước kia, cũng như được nghe những tâm sự ưu buồn qua những hồn thơ ray rứt trong một chuyện viếng thăm Trúc Lâm Yên Tử về sau. Để biết thêm câu chuyện này, quí độc giả có thể vào xem bài “Hồn Thiêng Yên Tử” đã được đăng trên Việt Báo trước kia qua link:
https://vietbao.com/a233...g-chinh-nguyen-quang-dat )
Sau đó tôi tiếp tục đi lên đến chùa Một Mái.
“Chùa Một Mái ngự trên một sườn núi nhỏ cách chùa Hoa Yên về phía bên trái khoảng
500m, nằm nép mình bên sườn núi ở vị trí cao giữa lưng trời, một nửa chùa ẩn sâu trong hang núi, nửa còn lại phô ra bên ngoài chỉ có một phần mái.”
Trong chùa có một núm đá, nước cứ nhỏ dần từng giọt một. Không biết đã có từ bao giờ?
Nơi đây thờ tượng Phật Hoàng cùng các Tổ của thiền phái Trúc Lâm và cũng là nơi đức Phật Hoàng đọc sách, soạn kinh, tu thiền trước kia.
(Ghi chú: quí độc giả có thể vào xem link
http://www.hả nhtrinhtamlinh.com/chua-mot- mai-doc-đạ o-tạ i-yen-tu/ để biết thêm chi tiết.)
Trong lúc thấp nhang đảnh lễ Phật Hoàng thì người tôi bỗng xây xẩm, choáng voáng, khi nhìn lên tôi thấy linh ảnh một người đàn ông có tầm thước mặc áo nâu kiểu người Bắc và quấn khăn nâu trên đầu. Linh cảm đã cho tôi biết rằng đó chính là đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Tôi đã ngồi dậy đảnh lễ Ngài và kể từ lúc đó Ngài đã đến với tôi liên tục trong suốt hai ngày, lúc thức cũng như lúc ngủ. Ngài đã nói với tôi rất nhiều về chuyện đạo cũng như chuyện đất nước. Tôi đã hỏi Ngài một câu hỏi mà tôi vẫn luôn ưu tư thắc mắc liên quan đến việc nhân quả của đất nước.
- Thưa Ngài, theo như sử sách thì Ngài đã gả công chúa Huyền Trân cho Quốc vương
Chiêm Thành thời đó là Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô, Lý, và trong cuộc Nam tiến sau
đó thì chính Ngài đã là người đưa ra kế sách này cho dân tộc Việt. Bao nhiêu năm qua, mỗi khi đất nước gặp tai ương thì con thường nghe một số người than trách rằng: “Cuộc Nam tiến xưa kia đã thảm sát dân tộc Chiêm Thành thời bấy giờ và có phải vì đó mà dân tộc Việt đã phải gánh lấy nghịệp quả trong suốt bao thế kỷ qua?”. Theo con nghĩ, Ngài cũng như các vị Tổ đều là những người giác ngộ, minh triết đã hiểu được nhân quả của sự viêc này mà tại sao phải làm như vậy?
Ngài đã trả lời rằng:
- Khi con về, con hãy nói lại với nhóm tâm linh của con sau này nếu có ai nghe được thì nên trao truyền lai cho hậu bối để đừng có trách tiền nhân.
Con có biết, ngày xưa đất nước Việt Nam mình ở đồng bằng Bắc bộ có khoảng 4, 5 triệu dân chứ không nhiều, còn quân Mông cổ khi chúng đi thì cỏ không mọc được, và bọn chúng đã sang xâm chiếm Việt Nam 3 lần. Nếu như dân ta không kiên cường chống ngoại xâm thì có lẽ dân tộc mình không còn tồn tại trên thế giới.
Con nhìn đi, dòng sống Việt cho đến ngày hôm nay vẫn chảy trong 95 triệu người (khoảng 90 triệu người trong nước cùng khoảng 5 triệu người tại hải ngoại) và dòng sống đó vẫn trường tồn. Quyết định đó đã giữ cho dòng sống Việt chảy mãi và cùng
lúc phải chấp nhận cho một cái giá phải trả khi Nam tiến đó là nghiệp quả của đất nước về sau. Có mở bờ cõi về phương Nam thì chúng ta mới bảo vệ được giống nòi.
Cho cái giá phải trả của cuộc Nam tiến khi xưa, thì các con hãy cùng với ta phải tu đi, vì nếu như không thì sẽ không bao giờ giải được cái nghiệp này cho đất nước. Con hãy đem thông điệp này nói với bạn bè của con cùng tất cả rằng: “Chúng ta phải tu tâm
dưỡng tánh thì chúng ta mới có thể giải được nghiệp của chúng ta cũng như nghiệp của đất nước.”
- Thưa Ngài, điều này cũng đã khiến cho con nghĩ đến trong cuộc Nam tiến xưa kia đã
xảy ra bao thảm họa cho người Chiêm Thành lúc bấy giờ?
- Con có biết, đây cũng là điều mà ta đã hối hận nhiều nhất vì đã không kiểm soát được đám loạn quân có những hành vi như vậy! Chứ hai nước giao hảo căn bản là dựa trên hoà hiếu và từ bi, nhưng trong hoàn cảnh các binh đoàn đi xuống phương Nam có vũ khí trong tay và là độc thân xa gia đình, xa triều đình thì những việc tội ác đã xảy ra ngoài tầm kiểm soát và tạo nghiệp.
- Con xin cám ơn Ngài.
_______________
Trong cuộc chiến mọi sự quyết định đưa đến thành bại đều có một cái giá phải trả. Cá lớn nuốt cá bé, kẻ mạnh hiếp kẻ yếu, nước lớn chèn ép và xâm chiếm nước nhỏ để để bành trướng lãnh thổ, thỏa mản tham vọng bá quyền… tất cả đã và đang xảy ra trong từng sát na của thế gian này. Luật nhân quả không bỏ qua cho bất cứ một hành động nào dù nhỏ cho tới lớn, với quan niệm đúng hay sai. Nhất là sát nghiệp từ một mạng người cho đến cả một dân tộc có phạm ắt có trả! Oan oan tương báo, oán nghiệp chập chùng, luân hồi vay trả!
Trước mối nguy của đất nước, tiền nhân chúng ta nhất là những bậc minh triết thời bấy giờ đã đi đến một quyết định vô cùng khó khăn đành chấp nhận nghiệp quả mai sau trong cuộc Nam tiến cho sự tồn vong của dân tộc.
Thấu hiểu được điều này có lẽ chúng ta sẽ dễ cảm thông và không còn oán trách tiền nhân bởi những gì trong quá khứ mà hãy cùng nhau đương đầu với nghiệp quả của đất
nước trong hiện tại, và tiếp tục gìn giử đất nước trước ngoại xâm cho sự tồn vong của dân tộc. Dẹp nội thù (việt gian bán nước), chống ngoại xâm hoàn thành nghĩa vụ với đất nước cùng lúc phát tâm tinh tấn trên con đường nhân đạo và chánh đạo.
Xin mượn lời nhắn nhủ của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông thay cho lời cuối:
“Cho cái giá phải trả (nghiệp) của cuộc Nam tiến khi xưa, thì các con hãy cùng với ta phải tu đi, nếu như không thì sẽ không bao giờ giải được cái nghiệp này cho đất nước.”
Mùa Thu 2016
Phương Chính Nguyễn Quang Đạt
www.duongsinhthucphap.org