logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 28/11/2016 lúc 09:59:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bạn không thể tách rời Sài Gòn với nhạc bolero, bất kể bạn có chê rằng nhạc này bình dân...

Thực ra, sức mạnh của nhạc bolero vượt xa hơn ranh giới Sài Gòn, xa tận phía nam mũi Cà Mau, vượt cả dòng sông Bến Hải, và bây giờ đã có mặt ở khắp miền đất nước.

Tới mức, một số nhạc sĩ thuộc các dòng nhạc khác phải lên tiếng...

Hiện nay, nhạc bolero cũng thường được nghe hát không cấm kỵ ở nhiều mạng, nhiều nơi, bất kể có những lời liên hệ tới hình ảnh lính VNCH... Trời ạ, gần nửa thế kỷ rồi nhé, cấm gì nữa. Thời nay nhà nước CSVN nhổ cỏ còn tàn bạo hơn thời vua Gia Long truy sát tàn quân nhà Tây Sơn.

Nhưng bolero không thể biến mất, vì bolero đã trở thành bất tử.

Làm sao biên mất nổi, khi nhạc bolero tuyệt vời như trong ca khúc “Ai Nói Với Em” của nhạc sĩ Minh Kỳ:

Ai nói với em nếu anh là lính
Không biết nói yêu mỗi khi gần em
Ai nói với em tình mình dang dở
Vì đời lính nhiều gian khổ
Yêu chi cho lòng mong chờ
...
Khi lính đã yêu bướm ghen tình thắm
Muôn kiếp vẫn yêu nói chi ngàn năm
Khi lính đã yêu rừng tàn núi lở,
Tình còn vững bền muôn thuở
Bao la như lòng đại dương...

Bạn có thể nghe ca khúc đó trên YouTube, và sẽ thấy số lượng lượt nghe còn nhiều hơn nhiều ca khúc chính dòng Hà Nội. Dĩ nhiên, người nghe không có hoài niệm gì vê thời nội chiến xa xưa, vì những người có liên hệ tới cuộc chiến xa xưa hầu hết đã là cao niên... trong khi nghe và hat1 bolero hiện nay hầu hết là giơi trẻ.

Báo Nông Nghiệp VN mới tuần trước kể chuyện:

“Dòng nhạc bolero đang trỗi dậy dữ dội. Không chỉ hàng loạt ca sĩ từ vô danh đến ngôi sao đua nhau ra album nhạc bolero mà những cuộc thi bolero liên tục được tổ chức trên truyền hình.

Sau một thời gian im lắng, dòng nhạc bolero bỗng dưng được đắc dụng. Từ phòng trà nho nhỏ cho đến đại nhạc hội hoành tráng, đều vang lên những ca khúc bolero. Danh sách các ca sĩ phát hành album bolero cứ dài ra từng ngày, từ Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên, Thanh Thảo cho đến Quang Dũng, Anh Thơ, Hồ Quỳnh Hương...”

Nghĩa là, nhạc bolero giúp hốt bạc khẳm... Cũng lạ. Như thế là một minh chứng: nhạc bolero thu hút giới trẻ và trung niên thành thị, nghĩa là các thành phần có tiền rủng rỉnh trong túi. Bởi vì, người cao tuổi không dư tiền, giới nhi đồng nếu có tiền là lo chơi game điện tử thôi, hơi đâu mà nghe...

Theo Tự điển Bách khoa Mở, lịch sử nhạc bolero ghi như sau:

“Tại Việt Nam, điệu bolero du nhập vào miền Nam vào khoảng thập niên 1950, lúc đó phong trào tân nhạc Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ; nhiều nhạc sĩ bắt đầu sử dụng nhạc điệu phương Tây thay cho nhạc điệu phương Đông truyền thống. Không có tài liệu nào cho biết chính xác bài đầu tiên là bài gì, tuy nhiên một số nơi cho rằng bài Duyên quê của Hoàng Thi Thơ có thể là bài đầu tiên (Vũ Đức Sao Biển).

Cứ thế, nhiều ca khúc miền Nam viết theo điệu bolero lần lượt ra đời. Từ thập niên 1960 đến thập niên 1970 là những năm đỉnh cao của giai điệu này. Lúc đó rộ lên phong trào "Thời trang nhạc tuyển" mà những bài nhạc bolero được được thâu một cách đại trà vào băng cassette hoặc đĩa vinyl. Một số ca khúc tiêu biểu là Những đồi hoa sim (Dzũng Chinh phổ thơ Hữu Loan), Tàu đêm năm cũ, Nửa đêm ngoài phố (Trúc Phương), Thành phố sau lưng (Hàn Châu), Áo em chưa mặc một lần (Hoài Linh), Xuân này con không về (Trịnh Lâm Ngân), Đêm buồn tỉnh lẻ (Bằng Giang - Tú Nhi), Vòng nhẫn cưới, Đêm lang thang, Không giờ rồi (Vinh Sử), Hoa sứ nhà nàng của Hoàng Phương. Cố nhạc sĩ Trúc Phương được xem như là Vua Bolero giai đoạn này.

Theo nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thì hai thể điệu chính của Nhạc vàng là bolero và slow rock. "Người đầu tiên nghĩ ra bolero là Lam Phương rồi Trúc Phương", và "Dòng nhạc bolero không hiếm những bài hát kiểu kể chuyện như: Hàn Mặc Tử, Màu tím hoa sim, Lan và Điệp… Bolero của Việt Nam khác bolero của Tây Ban Nha hay Nam Mỹ. Bolero Việt Nam rất chậm. Nam Mỹ, Tây Ban Nha lẹ hơn, gần như rhumba...."(hết trích)

Cũng nên ghi rằng, một ca khúc bolero bất tử khác cũng là bài “Anh Về Với Em” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh/Nhật Trường với những lời nhạc chắc chắc sẽ trường cửu như ngôn ngữ Việt:

“Anh về với em như chim liền cánh, như cây liền cành
Như đò với sông
Như nước xuôi dòng vào lòng biển xanh
Em ơi trăng còn sáng, nên tin yêu vẫn còn man
Em ơi sương còn xuống, nên tin côi mong sưởi ấm
Ta xa nhau lâu rồi, ta mong nhau lâu rồi
Gần nhau đêm nay thôi
...
Anh về với em
Mai ta lại cách xa nhau ngàn trùng
Bao ngày nhớ thương
Vơi hết tâm sự, vừa cạn một đêm
Sao em anh lại khóc, khi anh ra đi vì em
Hay chăng ân tình lớn hơn không gian đôi mình cách
Mai đây anh đi rồi
Mai đây anh đi rồi
Mai đây anh lại đi.”

Tuyệt vời, tuyệt vời nhạc bolero...

Cô Tư Sài Gòn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.050 giây.