logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/12/2016 lúc 09:35:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
1. "Dòng chính" là gì và tại sao phải là "Dòng Chính" (main-stream)?

Ở mỗi quốc gia đều có một xu thế văn hoá riêng, một môi trường xã hội chính trị-kinh tế riêng, một dòng chủ lưu nghệ thuật đang chi phối mọi hoạt động của những ai có liên quan. Tuy nhiên, dòng chủ lưu văn hoá hay là xu thế chính về văn hoá của mỗi quốc gia có mức độ quan trọng khác nhau. Ở những nước yếu, chậm phát triển thì tầm quan trọng của nó chỉ nằm trong giới hạn nội địa, thậm chí nó còn dễ bị các dòng văn hoá mạnh của một số siêu cường tràn vào, làm đổi màu dòng văn hoá bản địa, nhất là ở vào thời đại "toàn cầu hoá" ngày nay.

Vì thế, khi những nghệ sĩ thuộc những quốc gia ở những vùng lục địa kém văn minh, chậm phát triển, khi di cư đến những đất nước phương Tây hoặc Hoa Kỳ, đều phải đối diện với vấn đề "Dòng Chính" nếu muốn hội nhập đúng nghĩa vào môi trường văn nghệ bản địa để thăng tiến sự nghiệp.

Tuy nhiên, riêng với nghệ thuật, để trở thành một hoạ sĩ thuộc dòng chính tại Mỹ là không dễ, rất khó là hiển nhiên, vì đây là một đất nước khổng lồ về mọi mặt, nơi có một số trung tâm nghệ thuật quyền lực nhất thế giới như thành phố New York, như thành phố Los Angeles,...là những nơi tập họp những tài năng nghệ thuật lớn trên toàn thế giới, phần lớn là người da trắng đến từ châu Âu từ hằng chục thập kỷ trước. Thứ đến là người Mỹ gốc Phi châu, họ đã và đang là một thế lực văn hoá có sức phủ sóng rộng lớn khắp nước Mỹ, gây ảnh hưởng rất lớn trong dòng chính văn nghệ Hoa Kỳ. Do vậy, sự quyến rũ của danh vọng ở đây ngày càng tăng đối với giới làm nghệ thuật không chỉ riêng đối với người Mỹ mà cả thế giới. Do vậy, nên khi một nghệ sĩ góc Á châu nào đó đang lưu vong mà chen chân được vào dòng chính ở đây thì được coi như một thành công quan trọng rất đáng hãnh diện, một giấc mơ đã hiện thực.

2.

Mỹ thuật của người Mỹ gốc Việt từ Cộng đồng đến Dòng chính tại Hoa Kỳ.

Chắc chắn đây là một vấn đề không dễ trình bày một cách đầy đủ vì nước Mỹ quá rộng lớn, người Việt cư ngụ khá phân tán, dù từ nhiều năm trước cũng đã đến nhiều thành phố như New York, Chicago, San Francisco, Los Angeles, Seattle, Indiana, New Oleans, Houston, tác giả không thể cho rằng những hiểu biết của mình về vấn đề được đề cập như trên là chính xác, chỉ là tương đối, rất cần sự bổ sung của quí thân hữu để cho đề tài được lý giải hoàn chỉnh hơn.

Và xin nhấn mạnh những gì tác giả nêu ra ở đây không có tính phê bình, hay cố tình xúc phạm một nghệ sĩ nào mà chỉ thuần về dẫn giải tình hình hoạt động mỹ thuật của người Việt tại Mỹ, chủ yếu quan sát này chỉ tập trung quan sát về miền Nam California là chủ yếu.

A. Nghệ sĩ Việt lưu vong là của riêng cộng đồng người Việt ở hải ngoại và chỗ đứng của họ mãi mãi là trong lịch sử của nền hội hoạ Việt Nam.

Không chỉ riêng cho mỹ thuật, các bộ môn nghệ thuật khác, các văn nghệ sĩ người Việt lưu vong cũng đều hoạt động cho cộng đồng người Việt tại Mỹ là tất yếu kể từ sau ngày 30-4-1975, vì cả 2, nghệ sĩ và cộng đồng đều cần nhau, dựa vào nhau mà cùng tồn tại. Đó cũng là cách dựng lại một phần quê hương mà họ đã bị tước đoạt sau ngày 30-4-75. Văn hoá là thứ quê hương không ai đánh cướp được của họ và cũng là số vốn cần thiết và quan trọng nhất để họ đứng lên, vượt qua mọi khổ đau, mọi nghiệt ngã để làm lại cuộc đời trên xứ lạ quê người.

Để có một cuộc sống tương đối tốt đẹp, người Việt tỵ nạn phải mất 21 năm làm lại cuộc đời trên đất Mỹ kể từ 1975 đến 1996. 1996 là năm tôi đến Mỹ lần đầu,sau 21 năm. Nếu lấy con số 21 năm như vừa nêu trên cộng với số tuổi của những người bạn như các anh chị: Duy Thanh, Ngọc Dũng, Trương Thị Thịnh, Nguyễn Trí Minh, Vị Ý, Hiếu Đệ, Ngy Cao Uyên, Nguyễn Quỳnh,Đinh Cường,.., lúc sang Mỹ vào khoảng trên dưới 40 tuổi thì cũng đã hơn 50 tuổi thì khó mà có một sự thay đổi lớn trong cách vẽ và tư duy nghệ thuật để phù hợp với "dòng chính" nghệ thuật Hoa Kỳ, hay nói một cách dễ hiểu hơn là tranh của họ với một nội dung đầy tính tự sự của người Việt Nam vốn rất nặng tính hoài niệm quá khứ của dân tộc mình thì làm sao khơi lên được cảm xúc của người bản địa vốn có một nền văn hoá rất khác với VN và chưa đủ thân thiện để dành cho mỹ thuật của những vị khách xa lạ kia một sự quan tâm đáng kể.

Khái quát là như vậy, về thực tế các hoạ sĩ của chúng ta đã tái lập cuộc sống của mình trên đất Mỹ thật cực kỳ khó khăn sau khi đến được vùng đất tự do. Trong số họ có người đem được cả gia đình theo, có người đi một mình, thất lạc vợ con, tất cả đều trắng tay, lạc lõng giữa xứ người mênh mông và lạ lẫm trăm bề.

Trước khi họ có được một cuộc sống tốt đẹp như tôi đã thấy tận mắt vào năm 1996 khi lần đầu được đến Mỹ với tư cách một khách mời của một Trường Đại học thì họ đã phải làm lao động đủ mọi nghề kể cả việc lau dọn nhà vệ sinh để kiếm cơm, họ cũng đã làm báo, làm truyền thanh, ca hát, viết văn, vẽ tranh, làm tượng, diễn kịch, đóng tuồng,...để nuôi nhau, để đồng cam cộng khổ vì "Anh Phải Sống". Một ví dụ, nhà điêu khắc thuộc hàng đầu Việt Nam, Mai Chửng đã bán bánh mì trước cổng các hãng xưởng ở San Jose, sau đó qua Hawaii lái taxi kiếm được nhiều tiền hơn hòng đủ để gởi về VN nuôi vợ và 3 người con, ngoài ra phải để dành đủ để bảo lãnh vợ con qua Mỹ đoàn tụ rồi mới tính tiếp chuyện tiếp tục làm điêu khắc.

Một trường hợp khác, anh Trần Xuân Thành, nguyên là sĩ quan Cục Tâm Lý Chiến, qua Mỹ diện HO, trước khi làm phóng viên nhiếp ảnh cho nhật báo NV, đã làm việc quét dọn cho một nhà thờ ở quận Cam mấy năm đầu định cư ở đây. Các nhà văn, nhà thơ,...nhiều người cũng làm nghề chạy bàn (phục vụ nhà hàng), cắt cỏ, xúc tuyết,...để kiếm sống. Các bác sĩ, thầy giáo, sĩ quan các cấp, các ca nhạc sĩ, vân vân và vân vân cũng chẳng mấy ai có được cuộc sống như ý, như thời hoàng kim của họ trước khi Sài Gòn thất thủ.

Chuyến đi này là một bước ngoặt đối với tôi, nó làm thay đổi cuộc đời tối tăm của tôi sau hơn 20 năm kể từ sau sự thảm bại của Miền Nam Quốc Gia. Tôi được đi nhiều nơi, viếng nhiều bảo tàng mỹ thuật danh tiếng, gặp gỡ nhiều đồng nghiệp nổi tiếng lớp trước, lớp đồng thời và cả lớp vừa tốt nghiệp các trường mỹ thuật của Hoa Kỳ (thế hệ 1,5) như Hoàn Vũ, Long Nguyễn, Ann Phong. Họ sống và làm việc thuộc vùng Orange County và Los Angeles và ngày nay đã thành danh. Trong số 3 bạn ấy, Hoan Vu là (có lẽ) người nghệ sĩ đương đại gốc Viêt đầu tiên được cấp một studio trong khu Bergamot Station Arts Center của Santa Monica-Los Angeles vào khoảng năm 1998. Đây là một trong những trung tâm nghệ thuật đương đại dành cho những tài năng mới đến sống và sáng tác, được sự tài trợ một phần đáng kể tiền thuê nhà nhằm tạo cơ hội cho họ trở thành nghệ sĩ đẳng cấp của mỹ thuật Hoa Kỳ sau một thời gian thử thách nhất định. Có thể coi đây là khởi nghiệp cho mỹ thuật dòng chính Hoa Kỳ của Vũ.

Trở lại vấn đề mỹ thuật cộng đồng và mỹ thuật dòng chính của các hoạ sĩ người Mỹ gốc Việt, thế hệ di tản qua Mỹ sớm và đã từng có danh ở Sài Gòn trước 75 như các anh hay chị: Duy Thanh, Ngọc Dũng, Vị Ý, Nguyễn Trí Minh, Trương Thị Thịnh, Ngy Cao Uyên, Nguyễn Quỳnh,... sau đó là Tạ Tỵ, Hiếu Đệ, Đinh Cường, Mai Chửng, Nguyên Khai, Nguyễn Phước, Hồ Thành Đức- Bé Ký, Nghiêu Đề,...

Tất cả họ đều đứng bên ngoài nền hội hoạ Mỹ (dòng chính) như một tất yếu dù xét về mặt tài năng, họ chẳng kém các hoạ sĩ bản địa.

Có thể đưa ra những lý do sau đây giải thích vì sao các anh chị ấy chọn đứng bên ngoài "dòng chính"

- Là kẻ di tản đến Mỹ với hai bàn tay trắng.

- Môi trường văn hoá hoàn toàn xa lạ. Khó hội nhập được vào xã hội Mỹ. Nước Mỹ quá rộng, họ bị xé rời ra mỗi người một phương. Mọi trật tự và những giá trị mà giới hoạ sĩ như đã kể tên đã tạo ra trong những thập nên 60-70 ở Miền Nam Việt Nam nay đã tan vỡ khi họ phải sinh tồn trong những cộng đồng nhỏ nhoi nằm rải rác khắp các tiểu bang của Hoa Kỳ.

- Làm văn nghệ của giới văn nghệ sĩ người Việt lưu vong, không riêng ở Mỹ, là một nỗ lực có tính níu kéo một quá khứ tốt đẹp một thời nhằm nuôi dưỡng, vực dậy tinh thần của chính họ khi đang ở bên bờ vực tuyệt vọng.

- Cái hoài vọng và tình yêu quê nhà luôn chiếm lĩnh tâm hồn họ nên nghệ thuật của họ là sự nối dài những đề tài quen thuộc từng tạo nên những giá trị được xưng tụng trước ngày Sài Gòn hoàn toàn thất thủ.

- Nếu có một ai trong số họ đã thử thời vận bằng cách đưa tranh mình đến một vài gallery của người Mỹ thì cũng không có kết quả gì đáng kể. Lý do là tranh của hoạ sĩ Việt Nam không chạm được vào cảm quan nghệ thuật của giới chơi tranh chuyên nghiệp người Mỹ (có mục đích đầu tư) nên không mấy ai sưu tập và do đó đã không mang lại lợi nhuận cho gallery.

- Lý do sau cùng là ngoài một số hoạ sĩ thành danh hàng đầu của mỹ thuật Sài Gòn như Tạ Tỵ, Ngọc Dũng, Duy Thanh, Hiếu Đệ, Ngy Cao Uyên,... chủ trương sống yên lặng, một số khác đã khá thành công trong phổ biến và được đón nhận nồng nhiệt tác phẩm bởi những người đồng hương yêu tranh ở khắp nơi trên đất Mỹ như các anh chị hoạ sĩ Đinh Cường, Nguyên Khai, Hồ Thành Đức - Bé Ký, Nguyễn Phước,... nên việc vào dòng chính không còn là điều cần thiết với lớp hoạ sĩ VN thuộc thế hệ có tuổi như đã vừa đề cập.

Tuy nhiên, cũng cần đề cập tới 2 trường hợp đã từng đặt chân, hay đúng hơn là đã có cơ hội không thể tốt hơn để trở thành hoạ sĩ Việt Nam đầu tiên bước vào dòng chính mỹ thuật Hoa Kỳ, tôi muốn nói tới trường hợp của hai anh, một là Võ Đình, hai là Nguyễn Quỳnh.

Võ Đình không phải là hoạ sĩ di tản vì vụ 30-4-75, anh đi du học trước đó, ở Pháp, sau chuyển qua sống ở Mỹ. Hội hoạ của Võ Đình thuộc khuynh hướng Trừu Tượng mang tinh thần phương Đông. Giới quan sát nghệ thuật Tây gọi Võ Đình là Zao Wou Ki VN (hs trừu tượng nổi tiếng thế giới, người Trung Hoa). Thành công đáng ao ước mà Võ Đình gặt hái được là tranh anh đã từng được bày chung với các danh hoạ hiện đại tầm thế giới như Max Ernt, Atlant, Mathieu,... tại một gallery ở New York trước năm 1975.

Riêng Nguyễn Quỳnh, là hoạ sĩ Sài Gòn di tản đến Mỹ vì sự kiện lịch sử 30-4-75. Không như các đồng nghiệp lưu vong khác, anh lao vào việc học và đã đỗ 2 bằng tiến sĩ, một về Lịch sử Mỹ thuật và một về Triết học tại Đại học Colombia, New York, sau khi tới Mỹ. Nhưng đặc biệt hơn hết là hoạ sĩ Nguyễn Quỳnh đã có tranh được Bảo Tàng danh tiếng nhất của Mỹ, Guggenheim ở New York chọn mua trong một kỳ tìm kiếm tài năng trẻ vào thập niên 80 của thế kỷ trước. Đây là một điều kỳ diệu, một giấc mơ vàng, một cuộc trúng số độc đắc không chỉ đối với một hoạ sĩ gốc Việt mà của cả các hoạ sĩ của các vùng lãnh thổ kém phát triển trên toàn thế giới thuộc độ tuổi chưa quá 40.

Thế mà, những cơ hội hiếm hoi như vậy đến với Võ Đình và Nguyễn Quỳnh để trở thành những hoạ sĩ đích thực của dòng chính Hoa Kỳ lại tan thành mây khói chỉ vì họ thiếu một khả năng dấn thân toàn diện cho nghệ thuật. Có nghĩa là họ phải chỉ sống và chết cho nghệ thuật, họ coi việc từ chối tất cả mọi trách nhiệm khác chẳng có liên quan gì đến sáng tác là điều bình thường và bất chấp việc chọn lựa ấy sẽ trắng tay nếu thất bại. Làm được điều như thế, người Việt mình hiếm có ai.

B. Hoạ sĩ người Việt thế hệ trẻ và Dòng Chính Hoa Kỳ.

Đây là vấn đề lớn đối với các hoạ sĩ trẻ người Mỹ gốc Việt nói riêng và giới trí thức trẻ đã được đào tạo tại các Đại học Hoa Kỳ nói chung. Đa số họ đều tự cảm thấy bị kỳ thị bởi người Mỹ da trắng khi họ phải mang trên người những chỉ dấu văn hoá của cộng đồng thiểu số Người Việt lưu vong có xuất thân là "thuyền nhân" hay HO.

Sự kiện cuộc triển lãm mang tên FOB đã được họ tổ chức ngay tại Bolsa, thủ phủ của người Việt tỵ nạn, cách nay hơn 5 năm một cách qui mô để kêu gọi cộng đồng người Việt thôi chống cộng cực đoan, tiến bộ hơn, quên hận thù, đừng kéo giới trẻ Việt vào cái vũng lầy đau thương và thù hận vì mất nước, mất tài sản riêng,... của các bậc cha mẹ mà bản thân họ không hề dính líu gì với cuộc chiến tranh Việt Nam. Và cái cộng đồng "Bolsa" này dưới mắt thế hệ trẻ là một thứ "getto" lạc hậu, một chốn còn bị dè bỉu là "gió tanh mưa máu". Họ cảm thấy xấu hổ và cần phải có một cuộc "đối thoại" để thay đổi, để cắt đuôi quá khứ. Tiến vào dòng chính Hoa Kỳ là mục đích phải đạt tới của hầu hết các bạn ấy.

Đối với mỹ thuật, trên lý thuyết, để vào được dòng chính ở đây là điều không khó vì lợi thế của ngôn ngữ hội hoạ, một ngôn ngữ không cần phiên dịch. Tuy nhiên, lại không dễ như chúng ta tưởng.

Nghệ thuật vốn rất phức tạp và không ngừng thay đổi cả trong phong cách, trường phái và cả thị trường kể từ khi hội hoạ hiện đại ra đời. Nói đến thị trường nghệ thuật thì ngày nay nó là một quyền lực ghê gớm, nó chi phối toàn bộ hệ thống nghệ thuật bao gồm truyền thông, thị hiếu, giá cả, giá trị, tài năng, bảo tàng, gallery, art fair, các sự kiện Lưỡng Niên, Tam niên,... Nói chung là mọi sự sáng tạo muốn hiện hữu, muốn được thừa nhận và lưu thông đều phải qua sự chọn lọc của thị trường và phải trả giá. Hoa Kỳ là một thị trường lớn nhất và mẫu mực không chỉ cho nghệ thuật mà cho tất cả mọi ngành. Mọi tài năng gần như không thể tự trực tiếp giới thiệu sản phẩm của mình với các đại gallery mà hầu như phải nhờ người đại diện chuyên nghiệp hay còn được gọi là nhà môi giới nghệ thuật (art dealer).

Để lọt vào mắt xanh của những nhà môi giới nghệ thuật là một điều cực khó cho hoạ sĩ người Việt. Cho tới ngày hôm nay, chưa thực sự có ai trong các hoạ sĩ trẻ người Mỹ gốc Việt có tranh thường trực tại các gallery thuộc đẳng cấp hàng đầu ở New York, Chicago, San Francisco, Los Angeles,...

Ở đây, cần phân biệt nghệ thuật thị trường và nghệ thuật phi lợi nhuận, một dòng chảy khác của nghệ thuật dòng chính tại Hoa Kỳ và thế giới. Nó không bị chi phối bởi lợi nhuận, nó không bị định hướng thẩm mỹ vì lợi nhuận bằng quyền lực của quảng cáo, người nghệ sĩ không phải bị (được mua độc quyền)lệ thuộc vào nhà môi giới,...vì những tác phẩm của họ rất khác cái thẩm mỹ quen thuộc, phổ cập mà các bậc thầy của nghệ thuật hiện đại đã làm giới chơi tranh nhà giàu phương Tây trở thành những con nghiện

Tuy vậy, không vào được thị trường lớn thì vẫn có thị trường "lô cồ" tại các quận hạt trên khắp nước Mỹ để các hoạ sĩ Việt có thể thành đạt như trường hợp của hs Trương Bửu Giám, chuyên vẽ cá cảnh, rất được giới người Mỹ trung lưu ưa thích, hoặc như nhà điêu khắc Tuấn Nguyen, con trai của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Nhâm, đã thành công ở thị trường mỹ thuật thương mại dành cho giới người Mỹ trung lưu có thị hiếu nghệ thuật bán cô điển. Lien Trương ở San Francisco và Thu Nguyên ở Hawaii cũng là những khuôn mặt nghệ sĩ gốc Việt thành công trong một chừng mực tại các vùng mà họ cư ngụ. Vậy mỹ thuật dòng chính Hoa Kỳ cũng chẳng khác gì một dòng sông lớn với nhiều nhánh nhỏ không kể đến những kênh đào, mỗi tình thế có những đòi hỏi tài năng thích hợp. Lớn thuyền thì lớn sóng, câu nói này vẫn không sai?


3. Kết.

Cuối cùng, mọi thứ dẫn đến thành hay bại trên con đường nghệ thuật đều phụ thuộc vào tâm thức và tài năng của người nghệ sĩ dù các bạn có thuộc màu da nào, dân tộc nào. Dòng chính hay dòng phụ không phải là lẽ sống còn của nghệ thuật, của sáng tạo và của phẩm cách người nghệ sĩ. Điều này không chỉ riêng đối với những ai còn "chân ướt chân ráo" trên đất Mỹ, một quê hương mới đầy tự do và đầy cơ hội nhưng cũng đầy nghiệt ngã.

Tôi tin rằng, tập trung hoàn toàn vào sáng tạo, tác phẩm của các bạn chắc chắn sẽ mãi mãi là những giá trị thật nhất được tạo ra bởi tài năng của các bạn, những nghệ sĩ mang dòng máu và tâm hồn Việt Nam. Các bạn luôn luôn thuộc về nền mỹ thuật Việt và hãy chói sáng trong nền mỹ thuật của dân tộc mình. Thế mà cũng không phải dễ đâu, thưa các bạn.

Bolsa tháng 11-2016
Trịnh Cung.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.120 giây.