Các bệnh liên quan tới hệ thống tiêu hóa thường ảnh hưởng tới chức năng của tì, vị, rồi tới thận, gan, ruột non, ruột già.
Chức năng của thận, tì và gan thường liên quan mật thiết với nhau trong sự chuyển hóa và kiện toàn tiêu hóa.
Gan chủ về sơ tiết, có nhiệm vụ làm thăng thanh, giáng trọc của bao tử và tì chủ điều hòa. Thận thuộc hành thủy và tì thuộc hành thổ.
Một khi thận suy yếu sẽ làm tì khí suy theo, không vận hóa được thủy cốc. Vì vậy, trên lâm sàng các bệnh liên quan tới tiêu hóa thường do tì,
vị, gan và thận sinh ra.
Nguyên nhân gây ra chảy máu dạ dày ra phân đen theo y Lý Ðông Y chia ra: hư chứng, thực chứng và hư thực chứng lẫn lộn…
Do tì khí suy và gan khí bất hòa mãn tính
Triệu chứng ăn không được nhiều, no đói đều đau, kéo dài nhiều năm, vào khoảng bốn giờ sáng làm đau và xót dạ dày, không ngủ được, uống
thuốc tây chỉ bớt đau tạm thời. Thỉnh thoảng bị đi cầu ra đen như bùn, hôi tanh mùi máu.
Nếu nghỉ ngơi, ăn cháo nhẹ thì đôi khi hết chảy máu. Nếu không hết, phải vào bệnh viên cho thuốc cầm máu và đôi khi phải vô máu, một vài
ngày mới về.
Người mệt mỏi, chán nản, hay đau đầu phần trước trán. Ăn chua vào là đau và khó chịu. Mặt xanh, ăn được nhưng khi ăn vào lại khó chịu. Ði
soi bao tử nhưng bác sĩ nói chưa cần phải mổ bao tử. Tinh thần chán nản vì ăn uống không được và đau.
Biện chứng Ðông y: Hỏa kết, khí uất và khí không thông.
Phương pháp trị: Thanh nhiệt, lý khí, dưỡng huyết kiện tì.
Bình vị gia giảm
1. Thương truật 9 grs
2. Hậu phát 9 grs
3. Trần bì 9 grs
4. Cam thảo 6 grs
5. Ngũ linh chi 9 grs
6. Bổ hoàng (sao đen) 9 grs
7. Quy vĩ 12 grs
8. Ðan sâm 12 grs
9. Hoài sơn 12 grs
10. Ý dĩ nhân 12 grs
11. Mộc hương 9 grs
12. Hải phiêu tiêu 12 grs
13. Chỉ xác 9 grs
14. Hương phụ 9 grs
15. A giao 9 grs
16. Ðịa du (sao đen) 9 grs
– Thương truật, hậu phát, trần bì, cam thảo: Bổ tì khí, kiện toàn tiêu hóa.
– Bồ hoàng, quy vĩ, a giao, địa du: Hàn gắn những chỗ loét và bổ máu.
– Hương phụ, chỉ xác, mộc hương: Tản khí trung tiêu.
– Hải phiêu tiêu: Chống a-xít trong dạ dày.
– Ý dĩ nhân, hoài sơn: Bổ thận và tì khí.
– Ðan sâm: An tâm, giảm căng thẳng tinh thần.
Do gan khí phạm tì
Tại Hoa Kỳ, phần lớn chúng ta bị đau bao tử mãn tính vì phải lo nhiều chuyện như công ăn việc làm đôi khi bị bấp bênh, không bảo đảm, rồi phải
lo gia đình, con cái, tiền nhà, xe cộ, và còn phải lo thêm người thân ở Việt Nam, làm tinh thần bị dồn nén mà gây ra gan khí bị uất kết, và không
thông.
Một khi gan khí bị uất kết ảnh hưởng qua tì và bao tử lâu ngày sẽ làm bao tử bị đau trở thành mãn tính. Và có thể gây ra chảy máu bao tử một
khi bao tử sinh ra nhiều a-xít mà chúng ta thường gặp.
Bệnh nhân sắc diện tương đối khỏe mạnh, sắc mặt đỏ, tròng mắt sắc đỏ đậm hoặc lợt, môi đỏ thẫm hoặc tím. Giọng nói bệnh nhân mạnh khỏe,
hơi thở hôi. Bệnh nhân khai cơn đau không nhất định, có lúc đau dữ dội lan ra hai bên giang sườn, đau lan ra sau lưng trên, vùng với tay không
tới, no đói đều đau, nhưng phần lớn đau sau khi ăn.
Ban ngày mùa Hè đau nhiều hơn ban đêm mùa Ðông. Nắn bụng cảm thấy đau không chịu nổi. Có lúc cơn đau lại lắng dịu như lành bệnh, miệng
đắng, thích ăn đồ lạnh, khát nước, hay ợ nóng, nôn nước chua, nước tiểu vàng, táo bón. Rêu lưỡi trắng, hoặc vàng dày và khô. Mạch hoạt sác,
hữu lực và đại.
Pháp trị liệu: Xơ can tiết nhiệt, lý khí, hòa vị, giáng nghịch, chỉ thống.
Toa thuốc
1. Hương phụ 15 grs
2. Mộc hương 15 grs
3. Hoắc hương 15 grs
4. Trần bì 9 grs
5. Phật thủ 12 grs
6. Lai phục tử 15 grs
7. Ðai phúc bì 12 grs
8. Cam thảo 9 grs
9. Chỉ xác 9 grs
10. Sài hồ 9 grs
11. Ðảng sâm 3 grs
12. Thảo đậu khấu 6 grs
13. Bạch truật 9 grs
– Sài hồ, chỉ xác, hương phụ, mộc hương: Xơ gan, tản khí.
– Hoắc hương: Hóa thấp.
– Ðảng sâm, thảo đậu khấu, bạch truật, cam thảo: Bổ tì khí.
– Trần bì: Kiện toàn tiêu hóa.
– Phật thủ, lai phục tử: Lý khí, cầm nôn mửa.
– Ðại phúc bì: Giáng khí.
Do loét tá tràng cấp và mãn tính
Bụng trên đau cố định, đau như dùi đâm, đau xuyên lên ngực, đau thốc sau lưng, ấn tay vào càng đau nhiều, đi cầu ra phân đen, có khi nôn ra
máu.
Biện chứng Ðông y: Khí trệ, huyết ứ.
Pháp trị liệu: Hoạt huyết, hóa ứ, lý khí, hòa vị.
Bài thuốc
1. Ðương quy 12 grs
2. Bạch thược 12 grs
3. Xích thược 9 grs
4. Ngũ linh chi 9 grs
5. Mẫu đơn bì 9 grs
6. Diên hổ sách 9 grs
7. Hương phụ 12 grs
8. Xuyên luyện tử 6 grs
9. Tam thất bột 12 grs (Hòa nước thuốc uống)
10. A giao 12 grs
– Ðương quy, bạch thược, xích thược: Hoạt huyết, bổ huyết.
– Ngũ linh chi, a giao, xuyên luyện tử: Cầm huyết.
– Hương phụ: Lý khí, tản khí.
– Mẫu đơn bì: Giảm đau.
– Tam thất bột, diên hổ sách: Hành ứ, cầm máu.
Ðông y xếp chứng này vào “ế ách.” Ế ách là nghẹn, nuốt không trôi. Chứng ế ách của Ðông y chính là chứng “co thắt cơ hoành” của y khoa hiện
đại. Chứng này liên quan tới đàm thấp. Khi đàm thấp ngăn trở thì sinh ra khí trệ, huyết ứ không thông, dương kết ở trên, âm đọng ở dưới, làm
cho miệng, dạ dày mất tính đàn hồi, nhẹ thì co hẹp, nặng thì tụ lại thành khối.
Bác Sĩ Ðặng Trần Hào