logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 02/12/2016 lúc 10:04:35(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Vào ngày 4/12 sắp tới, VIETNAMERICA lần đầu tiên ra mắt khán giả ở Toronto, với sự bảo trợ của Thời Báo Media, VOICE Canada và VIETV Canada.

Sẽ không quá lời khi nói: VIETNAMERICA là câu trả lời chân thực và sống động cho câu hỏi: Vì sao hàng triệu người Việt phải dùng mạng sống đánh đổi tự do? Cho nên sự đón nhận của cộng đồng người Việt ở Canada là điều dễ hiểu.

Chỉ vài ngày trước khi cuốn phim tài liệu lịch sử đang được mong đợi này chiếu, nhà văn-MC Nguyễn Ngọc Ngạn đã dành cho Thời Báo một cuộc trò chuyện thú vị xoay quanh “VIETNAMERICA và lần đầu tiên ở Canada”


Thời Báo: Ngày 4 tháng 12, cuốn phim Vietnamerican do Hội VAHF thực hiện, sẽ được chiếu lần đầu tại Toronto. Anh có đi coi được không hay là bận đi show?

Nguyễn Ngọc Ngạn (NNN): Trọn tháng 12 tôi vắng nhà. Tuần đầu ở Cali. Hai tuần kế ở Úc châu và tuần cuối ở Âu châu. Nhưng không sao vì cuốn phim này tôi đã coi rồi!


Thời Báo: Anh là người đầu tiên đề nghị với Thời Báo đưa cuốn phim này sang chiếu ở Canada. Từ cơ duyên nào…?

Nguyễn Ngọc Ngạn: VAHF là viết tắt của Vietnamese American Heritage Foundation, tức là Hội Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa và Lịch Sử Việt Mỹ. Hội này do chị Nancy Bùi, tức ký giả Triều Giang làm Chủ tịch. Tôi quen chị Triều Giang đã khá lâu, nói chuyện qua phone nhiều lắm, nhưng mới chỉ gặp nhau vài lần. Trong Hội, có một nhân hoạt động rất tích cực và là bạn lâu năm của gia đình, đó là Thái Hà.

Nhưng vấn đề không phải là vì quen biết mà tôi để ý đến cuốn phim đó, mà vì những hoạt động đáng ca ngợi của Hội này. Điển hình là VAHF đã phỏng vấn và thu hình tới 700 thuyền nhân, nghĩa là viết một cuốn lược sử về 700 mảnh đời tỵ nạn khác nhau. Tôi luôn luôn quý trọng những người làm việc lặng lẽ nhưng thiết thực. Hội VAHF nằm trong trường hợp đó. Đối với thế hệ của anh em mình thì phim ảnh ghi lại chuyện vượt biển không quan trọng lắm, vì ai cũng đã từng trải qua. Nhưng với thế hệ trẻ thì đây là một tài liệu rất cần thiết để họ hiểu được hành trình tìm tự do của cha anh mấy chục năm về trước. Lại càng cần thiết hơn khi tập tài liệu này được lưu giữ tại các thư viện công cộng, thư viện các trường đại học ở Mỹ, Canada và các quốc gia khác trên toàn cầu.

Thời Báo: Chúng tôi đồng ý với anh về điểm này. Thư viện Mỹ và Canada từ trước đến nay, đa số các tài liệu viết về chiến tranh Việt Nam đều thiên vị, đứng trên quan điểm phản chiến, rất bất lợi cho Miền Nam Việt Nam.

Nguyễn Ngọc Ngạn: Đúng vậy! Tôi tin rằng việc làm của VAHF sẽ góp phần giải tỏa cái nhìn sai lệch của người Tây phương, làm họ hiểu rõ hơn về chiến tranh VN và nguyên do gì chúng ta phải bỏ nước ra đi. Do sự đóng góp đầy ý nghĩa của VAHF, nên năm ngoái, 2015, Paris By Night đã mời chị Nancy Bùi cùng vài nhân vật đại diện của Vietnamese American Heritage Foundation lên cuốn Tôi Là Người Việt Nam. Tôi đã phỏng vấn chị Nancy Bùi trong chương trình này, chắc quý vị còn nhớ. Tiếc rằng thời gian ít quá nên chị Triều Giang chưa trình bày được các hoạt động của VAHF, chỉ coi đây như một lần ra mắt đồng hương năm châu mà thôi.


Thời Báo: Dạ đúng, trong cuốn Paris By Night chị Nancy Bùi có đề cập đến VIETNAMERICA…

Nguyễn Ngọc Ngạn: Có! Nhưng quá sơ sài vì như tôi vừa nói, đâu có thì giờ nhiều! Sau đó, khi đi Đại Hội Thánh Mẫu ở Missouri, tôi gặp lại chị Triều Giang cùng quý vị trong Ban Điều Hành vì VAHF có gian hàng ở Đại Hội. Tôi ghé thăm, chụp hình lưu niệm và được VAHF tặng mấy cái T-shirt in trước ngực một câu đầy ý nghĩa: “If we don’t tell our story, who will?”


Thời Báo: Sau khi gặp chị Triều Giang ở Đại Hội Thánh Mẫu, anh mới có ý định đưa VIETNAMERICA về chiếu tại Toronto?



Nguyễn Ngọc Ngạn: Chưa! Ở Đại Hội Thánh Mẫu chị Triều Giang cũng như quý vị thiện nguyện của VAHF quá bận tiếp khách, mà tôi cũng không thở được vì lo bán băng đĩa cho Thúy Nga, nên không có giờ nói chuyện. Sau khi cuốn phim đã trình chiếu thành công ở nhiều nơi bên Mỹ, VAHF và nhất là Thái Hà, mới ngỏ ý nhờ. Tôi đã đồng ý liền, nhưng cá nhân tôi làm gì có nhân lực! Vì vậy tôi nghĩ ngay đến Thời Báo và phone cho chủ nhiệm Nguyễn Đạt! Tôi rất mừng vì Nguyễn Đạt viết lại cho cho tôi mấy chữ là “Việc này mình nên làm!”



Thời Báo: Đúng như vậy. Vì thấy cần sự hỗ trợ của các hội đoàn, nên Thời Báo đã Liên lạc với VOICE Canada qua anh Đỗ Kỳ Anh và sau đó là ban tổ chức giữa VOICE Canada, Thoibao Media, VIETV Canada đã thành hình. Anh Đỗ Kỳ Anh và tổ chức VOICE đã rất nhiệt tình tham gia và giúp đỡ rất nhiều cho việc bán vé tổ chức buổi chiếu phim này. Chúng tôi rất cám ơn và ghi nhận sự góp sức rất lớn của anh Đỗ Kỳ Anh và VOICE Canada.

Nguyễn Ngọc Ngạn: Thời Báo phối hợp với VOICE Canada đưa cuốn phim này đến khán giả Toronto là điều rất hợp lý. Thời Báo có phương tiện truyền thông rộng lớn, VOICE Canada từng đóng góp nhiều cộng tác hữu ích cho cộng đồng. Tôi thấy đó là sự kết hợp tuyệt vời.

Thời Báo: Cám ơn anh. Đúng như câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Anh đã coi phim này, cảm nghĩ của anh thế nào?

Nguyễn Ngọc Ngạn: Với cá nhân tôi, có thể tôi xúc động hơn nhiều người khác, bởi vì chuyện của Võ sư Hóa trong phim chính là chuyện của tôi 38 năm trước. Nhưng nói chung, tôi vẫn tha thiết đề nghị các bậc phụ huynh nên khuyến khích các em các cháu đi xem. Các cháu sinh ra hoặc lớn lên ở bên này, dòng đời phẳng lặng, có thể không biết hoặc không nhớ cha anh mình đã lao đao như thế nào mới có ngày nay cho con cháu an bình. Nói chung, với người lớn, cuốn phim này là kỷ niệm một phần đời của mình. Với thế hệ trẻ, cuốn phim này là một bài học để các em biết trân trọng những gì mình đang được hưởng trong một xã hội tự do mà hàng chục triệu đồng bào lầm than trong nước đang mơ ước!


Thời Báo: Xin cám ơn thì giờ quý báu của anh Ngạn và một lần nữa, trân trọng kính mời quý vị đến coi phim VIETNAMERICA.
UserPostedImage

VIETNAMERICA sẽ được chiếu vào ngày 4 tháng 12, tại rạp Hot-Docs Ted-Rogers (506 Bloor Street West, Toronto, ON M5S 1Y3).
Vé của xuất 2:30pm đã hết, chỉ còn xuất 11:30am.
Vé hiện có bán tại văn phòng Thời Báo: 1114 College St., Toronto. Tel: 416-925-8607



Với VIETNAMERICA, đạo diễn Scott Edwards tái hiện thảm cảnh đau thương của hơn 2 triệu người Việt tỵ nạn trong hành trình tìm kiếm tự do sau biến cố lịch sử năm 1975 dựa theo công trình nghiên cứu hơn 10 năm của Hội Bảo Tồn Lịch Sử Văn Hóa Người Mỹ gốc Việt (VAHF) và ghi chép của hàng ngàn thiện nguyện viên.

Cuốn phim được quay ở Mỹ, Pháp và 4 nước Đông Nam Á: Mã Lai, Nam Dương, Singapore và Thái Lan; những nơi hiện còn những dấu tích của thuyền nhân. Các nhân vật trong phim là những bằng chứng sống, phơi bày sự thật, thảm cảnh đau thương của người Việt sau khi miền Nam bị rơi vào tay cộng sản, mở đầu cho nỗi thống khổ của dân tộc Việt Nam.

VIETNAMERICA đã được chiếu tại 13 thành phố Hoa Kỳ và nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả nhiều lứa tuổi; phân đoạn phút thứ 18 của phim VIETNAMERICA có tiêu đề Master Hoa’s Requiem
UserPostedImage

Theo Thời Báo
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.064 giây.