logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 03/12/2016 lúc 09:18:27(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trong không khí vẫn còn dư âm của ngày lễ Tạ Ơn, vào Chủ Nhật, ngày 27 tháng 11, 2016 tuần qua, nhiều người đã có mặt tại rạp hát Saigon Performing Arts Center (Thành phố Fountain Valley) trong xuất 1 (lúc 1 giờ trưa, xuất 2 lúc 6 giờ 30 tối cùng ngày) để thưởng thức vở kịch “Tía Ơi Má Dìa” (Kịch bản Nguyễn Thị Minh Ngọc, đạo diễn Vũ Minh) với thành phần diễn viên rất hùng hậu, giỏi nghề của sân khấu kịch Idecaf từ Sài Gòn gồm Thành Lộc, Hữu Châu, Phương Dung, Phi Phụng, Hoàng Trinh, Lương Thế Thành, Tường Vy, Trương Nam Thành, Thanh Bình, Don Nguyễn. Do công ty Sala Entertainment (của vợ chồng diễn viên Trương Minh Cường) kết hợp cùng công ty HT (của ông bầu Lý Hoàng Tuấn, là quản lý của ca sĩ Đan Trường, Cao Thái Sơn) thực hiện chuyến lưu diễn cho đoàn kịch Idecaf tại Hoa Kỳ lần này.

UserPostedImage
 Khán giả ở lại chụp lưu niệm với diễn viên sau buổi diễn.

Có tận mắt nhìn thấy những hàng ghế khán giả đã được lấp đầy trong khán phòng rạp hát trước giờ diễn, cùng những tiếng reo hò cổ vũ, tiếng vỗ tay cứ vang dài khi các diễn viên xuất hiện, hay khi hoàn thành lớp diễn, mới cảm được “sức nóng” đã tạo ra cho khán giả của đoàn kịch Idecaf, đặc biệt là tài hoa của diễn viên Thành Lộc phối hợp nhịp nhàng cùng các bạn diễn, đã đưa khán giả vượt nửa vòng trái đất về lại vùng quê sông nước miền Tây, cù lao Ráng (là địa danh tưởng tượng của tác giả kịch bản) với câu hò, điệu lý, tiếng đờn kìm, cây cầu khỉ, cảnh chèo đò qua sông, lu nước mưa, chiếc giường tre đậm đà hồn quê… Nơi có những mối tình thủy chung son sắt vẫn quyết chờ nhau dù tháng năm có để lại dấu ấn lên sắc diện, dáng hình.
Vở “Tía ơi má dìa” nét bi, hài, căng thẳng, thư giãn, lãng mạn, sâu lắng đều được trộn lẫn rất nhịp nhàng, với liều lượng vừa đủ, đã tạo nên một tác phẩm đậm đà, có chút gì đó hoài cổ, lãng mạn vô cùng về tình nghĩa vợ chồng, về tình yêu, tình giữa người với người đậm tính nhân văn.


UserPostedImage
Các diễn viên cùng đại diện ban tổ chức chào khán giả khi kết thúc vở diễn.

Sự thăng hoa trong diễn xuất của dàn diễn viên giỏi nghề, già dặn kinh nghiệm Thành Lộc, Hữu Châu, Phương Dung, Phi Phụng, Hoàng Trinh, kết hợp với những diễn viên trẻ tài năng Lương Thế Thành, Tường Vy, Trương Nam Thành, Thanh Bình, Don Nguyễn, cùng sự hỗ trợ của âm thanh, ánh sáng, âm nhạc đã tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của vở diễn, đưa người xem đi đến tận cùng các cung bậc cảm xúc từ yêu thương, giận dỗi, hoang mang, chua xót, thương cảm, thú vị…. Khiến khán giả cười đó rồi khóc đó, thổn thức cùng nhân vật, “sống” cùng câu chuyện trên sân khấu từ lúc mở đầu đến phút đóng màn kết vở. Dư âm của nó vẫn lưu lại trong tâm khảm của mọi người, dù ba tiếng xem kịch kết thúc, 20 phút giải lao, vậy mà mọi người vẫn chưa chịu rời khỏi rạp hát, vẫn lưu lại để được nắm tay, thăm hỏi, khen tặng và chụp hình lưu niệm với các diễn viên.
UserPostedImage
Hai người bạn già Tư Chơn và ông Sáu Lôi.
 
Tâm tình của Thành Lộc và Hữu Châu

Trước giờ diễn, vào hậu trường sân khấu, người viết đã ghi lại được phần tâm tình của diễn viên Hữu Châu và Thành Lộc về vở diễn và cảm xúc của cả hai trước tình cảm yêu thương mà khán giả California đã dành cho họ trong chuyến lưu diễn lần này.

Diễn viên Hữu Châu bày tỏ, “Đây là lần thứ hai tôi qua đây diễn (tháng 8, 2016 Hữu Châu qua diễn lần đầu vở Dạ Cổ Hoài Lang cùng Thành Lộc, Lương Thế Thành, Tường Vy). Phải nói rằng là trong mắt tôi, trong lòng tôi thì khán giả hải ngoại dễ thương quá đi, và còn hơn chữ dễ thương nữa, tôi không biết dùng từ gì để diễn tả điều đó. Tôi rất trân quý những tình cảm và tấm lòng của quý vị khán giả ở tại nơi đây đã dành cho vai diễn ông Năm đợt rồi (trong vở Dạ Cổ Hoài Lang) và ông Sáu Lôi trong đợt diễn lần này. Những lúc đi ra ngoài gặp người Việt mình, đa số đều có đi xem xuất diễn vừa rồi (Dạ cổ Hoài Lang), thì ai cũng đều dành tình cảm cho tôi. Tôi cảm thấy ấm áp lắm.”

Kể thêm về sự dễ thương của đồng hương Việt tại Hoa Kỳ dành cho mình, diễn viên Hữu Châu nói, “Mới đây, tôi đi ăn hủ tiếu ở quán mì gõ cô Ba tại Quận Cam, tôi đang ngồi ăn thì gặp hai vợ chồng cười với mình, tôi cũng chào lại, họ không nói chuyện gì nhiều. Sau khi ăn xong, họ ra về trước, thì thêm một lần chào nữa, tới hồi tôi kêu tính tiền, được nhân viên quán cho biết là hai cô chú vừa rồi đã tính tiền cho tôi rồi. Ở bên đây nhiều người đến nói chuyện với tôi, ngay cả cái bắt tay, cái nắm tay, nắm mà bóp, bóp xiết tay mình giống như là gặp người thân vậy, bóp đến nỗi mà tay tôi đau, tôi cũng không dám nói, tôi cứ ráng chịu. Những tình cảm của quý vị dành cho tôi, tôi quý lắm! Tôi chỉ biết nói rằng tôi đón nhận hết những tình thương đó và sẽ đem về, sẽ nhớ, mãi nhớ điều này.”

Là diễn viên rất thành công qua những vai già từ khi còn trẻ đến nay, diễn viên Hữu Châu chia sẻ, “Hồi trẻ khi đóng vai già, thì phải vẽ nếp nhăn nhiều, còn bây giờ thì giảm nếp nhăn bớt, bởi vì nó đã có sẵn rồi. Nhờ những vai già mới có Hữu Châu bây giờ. Những vai già đó vừa là tri kỷ, vừa là người ơn, và có thể nói rằng là người đã cho cơm ăn áo mặc cho chính bản thân Hữu Châu đó là những vai già mà Hữu Châu đã từng thể hiện.”

Diễn viên Hữu Châu cho biết trong 2 xuất diễn đầu tiên của đoàn kịch Idecaf mang “Tía Ơi Má Dìa” sang Hoa Kỳ trong tour diễn lần này đã diễn ra trước tại San Jose vào Chủ Nhật, ngày 20 tháng 11, “khi Hữu Châu bước ra, khán giả vỗ tay gần như bể rạp vậy, tôi cảm thấy người nghệ sĩ giống như con lân vậy, khi nghe tiếng trống dồi dồn dập thì con lân múa càng hay. Còn nghệ sĩ khi nghe những tràng vỗ tay, tiến reo đón chào mình khi mình vừa xuất hiện trên sân khấu, thì bữa đó dù diễn hai xuất liên tiếp trong ngày, nhưng vui quá, tôi quên cả mệt. Tối về lại khách sạn, lúc đó mới thấm, vì tôi mới qua được một ngày là diễn liền rồi, vẫn chưa quen múi giờ.”

Thành Lộc đã sang Hoa Kỳ diễn lần này là lần thứ tư, với hai vở diễn trước đó rất thành công là Hợp đồng mãnh thú và Dạ cổ Hoài Lang. Thành Lộc tâm sự, “Lần này qua diễn, Thành Lộc đã được khán giả người Việt tại Hoa Kỳ, đặc biệt là tại San Jose và Orange County dành sự ưu ái cho mình nhiều quá, một phần do những vở trước cũng đã chinh phục được lòng tin đối với khán giả rồi. Cho nên mỗi lần qua đây diễn là mỗi lần mình có những áp lực khác nhau. Vì khi người ta đã thương mình rồi, đã tin mình rồi, thì mình lại càng thận trọng hơn mỗi khi xuất hiện với một kịch phẩm mới.”

Có hay không việc anh “đắp da đắp thịt” sáng tạo thêm cho vai ông Tư Chơn từ kịch bản gốc “Tía Ơi Má Dìa” của tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc và dàn dựng của đạo diễn Vũ Minh, để tạo cho vai diễn một dấu ấn rất riêng của anh và tạo nên thành công cho vở diễn?

Diễn viên Thành Lộc trả lời, “Thật ra thì thành công của một vở kịch phải đến rất nhiều con người, tác giả, đạo diễn và các nghệ sĩ. Nếu nói thành công của vở diễn này là của Thành Lộc là không đúng, đây là thành công của rất nhiều con người, mà những đồng nghiệp phải là những người rất tài hoa thì họ mới chấp cánh cho mình được.”


UserPostedImage
 Cảnh độc thoại của ông Tư Chơn với chiếc áo dài cưới của vợ.


Nhận xét về vai ông Tư của “Dạ Cổ Hoài Lang” và ông Tư của “Tía Ơi Má Dìa” đều do mình hóa thân, Thành Lộc cho biết, “Ông Tư của Dạ cổ Hoài Lang là một người Việt Nam sống ở xứ người nên ông luôn đặt mình vào tình thế là người yếm thế. Còn ông Tư trong Tía Ơi Má Dìa là ông Tư ở ngay vùng quê của mình, là người đàn ông trẻ hơn ông Tư trong Dạ Cổ Hoài Lang, nhưng là một người mang một nỗi niềm đau đáu là không đem được hạnh phúc đến cho người vợ của mình, rồi lại nghĩ là người vợ đã bỏ mình đi rồi, nhưng không ngờ bà ta quay trở về, cho nên nó có tâm thái hoàn toàn khác hẳn.
“Vừa giận, vừa trách móc, vừa thương và có một phần tủi thân nữa. Hồi nào người ta chỉ thấy đàn bà tủi thân thôi hén, nhưng mà qua vở diễn này, quý vị thấy được đàn ông tủi thân như thế nào. Trong vở kịch, có một câu thoại mà tôi rất tâm đắc, khi diễn tại San Jose, khán giả đã vỗ tay quá chừng.

UserPostedImage
Ông Tư Chơn ôm đàn kìm thổn thức nỗi nhớ vợ.

“Lớp diễn ông Tư Chơn xoay qua nhìn các nhân vật khác và quay lại trước khán giả rồi hỏi: Nỗi đau người làm vợ bao giờ cũng được mọi người cảm thông, chia sẻ, tha thứ, vậy còn nỗi đau của người làm chồng. Lúc đó khán phòng im phăng phắc, không ai trả lời cả, nhân vật ông Tư mỉm cười thật nhẹ rồi nói thấy chưa!
“Mình không biết lớp diễn này có phù hợp với quý đàn ông bên Hoa Kỳ hay không? Nhưng lớp diễn đó đã được khán giả tại San Jose đón nhận và vỗ tay rất nhiều. Có lẽ điều này cũng đúng thôi, ở đâu cũng vậy, không chỉ ở Hoa Kỳ, mình nói như vậy là chỉ nói vui thôi, thường thường mọi người đồng cảm và chia sẻ với số phận của người phụ nữ, ít ai quan tâm đến nỗi đau của người đàn ông.

“Thật ra một phần như vậy là bản thân họ đã xem phụ nữ có mối quan hệ thấp hơn người đàn ông, nên phụ nữ luôn dành được sự ưu ái. Nhưng trong vở kịch này, vị trí người đàn ông và phụ nữ ngang hàng nhau. Khi người phụ nữ có nỗi đau thì người đàn ông cũng có nỗi đau y vậy. Đây là điểm tiến bộ của vở kịch.”
Cảm xúc tại Quận Cam
Và trong xuất diễn tại rạp hát Saigon Performing Arts Center vào chiều Chủ Nhật tuần qua, lớp diễn này của Thành Lộc đã nhận những tràng pháo tay rất dài của mọi người trong khán phòng rạp hát.

Ông Tư Chơn của Thành Lộc sau 10 năm thủy chung, đợi chờ trong vô vọng người vợ đầu ấp tay gối của mình đã mất tích không biết sống chết ra sao, cuối cùng ông cũng đành chấp nhận rằng vợ không về nữa, ông cũng đã chấp nhận tha thứ bà Tô Ánh Ngọc (diễn viên Phương Dung) là mẹ của thầy giáo Mộc (diễn viên Lương Thế Thành) khi bà tạ lỗi trước bàn thờ tổ tiên của gia đình ông vì cách nay 10 năm cũng trong lễ coi mắt con gái ông (Tươi- diễn viên Tường Vy) mà gia đình ông chờ đợi đàng trai từ Sài Gòn xuống, bà Tô Ánh Ngọc đã buông lời xúc phạm cha con ông bởi gia cảnh quá nghèo, quá quê mùa, không xứng với gia đình giàu có của bà. Sau 10 năm đằng đẵng đôi trẻ thủy chung thầm lặng chờ đợi nhau cũng đã được song thân đồng ý cho nên duyên, thì vợ ông Tư lại đột nhiên xuất hiện. Ông Tư nửa giận nửa mừng, nửa thương nửa tủi.
Lớp diễn này đã lấy biết bao nước mắt của người xem qua sự tròn vai của các diễn viên, một bà Thắm của diễn viên Hoàng Trinh đẹp dịu dàng, ánh mắt đau xót khi nhìn chồng, con, nét run rẩy trong giọng nói, trong từng cử chỉ, cách ôm choàng hai con vào lòng rồi hôn tới tắp. Sự nấc nghẹn của cô con gái Tươi khi xót xa buông câu “má không thương tụi con, má đã bỏ tụi con,” rồi thốt lên tiếng má và xà vào lòng má để ôm; hay nét diễn với ánh mắt rưng rưng của cậu con trai Thành khi nhận mẹ, câu nói lắp bắp, vòng tay ôm choàng lấy mẹ cho thỏa lòng mong nhớ của đứa con trai khao khát tình mẫu tử đã được Trương Nam Thành diễn tròn vai vô cùng.

UserPostedImage
Bà Tô Ánh Ngọc (diễn viên Phương Dung) là mẹ của thầy giáo Mộc (diễn viên Lương Thế Thành) đã buông lời xúc phạm cha con ông Tư Chơn bởi gia cảnh quá nghèo, quá quê mùa, không xứng với gia đình giàu có của bà, trong lớp diễn mở đầu của vở kịch.

Nhưng đặc biệt nhất vẫn là ông Tư Chơn của Thành Lộc, nét diễn thật dữ dội, tinh tế trong biểu cảm, trong câu thoại nhấn nhá với sắc điệu thật đẹp, thật cảm xúc, thể hiện nửa giận nửa mừng, nửa thương nửa tủi khi gặp lại vợ mình.

UserPostedImage
Ông Tư Chơn và hai người bạn hàng xóm ông Sáu Lôi (diễn viên Hữu Châu) và bà Tám (diễn viên Phi Phụng).

Thành Lộc cũng đã làm cho nhiều khán giả phải rơi lệ trong lớp độc thoại của ông Tư với chiếc áo dài cưới mà ông đã sắm cho hai vợ chồng, được ông cất giữ suốt 10 năm khi bà đột nhiên mất tích trong chuyến lên Sài Gòn thăm lại cha mẹ (vốn trước đó đã “từ” bà vì bà vốn là tiểu thư của gia đình giàu có, do yêu ông Tư mà bỏ gia đình để làm vợ ông trong cảnh nghèo khó nhưng rất hạnh phúc).

Cảnh ông Tư khoác áo dài cưới của mình vào, đặt áo dài cưới của vợ đối diện để độc thoại, vừa hò, vừa gợi lại kỷ niệm ban đầu khi hai vợ chồng mới quen nhau, vừa tâm sự với chiếc áo thay cho vợ mình. Đỉnh điểm của nỗi đau khi ông trở lại thực tại với sự biệt tăm của vợ, chẳng biết sống, chết ra sao, buông ra thành tiếng nấc to đau đớn, đã kéo mấy trăm khán giả trong khán phòng khi ấy cũng chùng xuống cùng ông.

Qua ông Tư Chơn, Thành Lộc cho những ai từng có ý niệm rằng người đàn ông thì tình cảm không sâu đậm như đàn bà, là hoàn toàn sai. Anh đã khắc họa được nỗi đau tận cùng của ông Tư ở bề ngoài rất âm thầm, lầm lì nhưng thật chất thì thăm thẳm, dữ dội của một người đàn ông miền Tây vốn xuất thân là nghệ sĩ tài tử cải lương, có tiếng đàn kìm tuyệt hay và những câu hát làm đắm say lòng người.

Thành Lộc đã thể hiện rõ nét qua cách chơi cây đàn kìm, qua cách anh hát những câu cải lương và ngân nga những câu hò, điệu lý vô cùng điệu nghệ, da diết, mùi mẫn, là điểm cộng thêm cho thành công của vai diễn và vở diễn.

Làm mềm đi nét bi thương của chuyện kịch, đem lại những tiếng cười sảng khoái, nhưng cũng nhiều suy ngẫm là nét diễn hài quá đỗi duyên dáng của Hữu Châu (ông Sáu Lôi) khi anh diễn cùng Thành Lộc, hay sự quăng bắt nhịp nhàng trong từng câu thoại, từng biểu cảm hình thể, nét mặt, hành động… với bà Tám (diễn viên Phi Phụng) là hai người bạn hàng xóm tốt bụng của ông Tư Chơn, và bà Tô Ánh Ngọc (diễn viên Phương Dung), ông xì thẩu trên Sài Gòn và vai Thành lúc nhỏ (diễn viên Don Nguyễn).


UserPostedImage
Cảnh chèo đò tìm nhau của ông Tư và bà Thắm cùng bạn bè hàng xóm và các con trên sông kết thúc vở diễn.

Hoàng Trinh trong vai bà Thắm là người vợ bị mất tích, Lương Thế Thành và Tường Vy trong đôi trẻ Mộc- Tươi, Trương Nam Thành vai Thành lúc lớn và Thanh Bình trong vai người cậu bác sĩ việt kiều Mỹ của Mộc có tấm lòng nhân hậu, cũng đã thể hiện rất tốt vai diễn của mình. Chính sự đầy đặn về tính cách của nhân vật phụ đã tôn tạo câu chuyện cho nhân vật chính thêm sâu sắc, bất ngờ và lấy được nước mắt ở các cao trào.
Kết thúc lớp diễn cuối cùng của “Tía Ơi Má Dìa” khiến người xem bị choáng ngợp và cảm xúc tăng lên tột cùng khi cả sân khấu được biến thành một dòng sông để ông Tư và bà Thắm chèo đò tìm nhau, để ông Tư bỏ qua sự giận hờn của mình mà đoàn tụ với vợ.

Lớp diễn kết này đẹp đến nao lòng trong cảnh mênh mông sông nước với tạo hình của các diễn viên, trên nền nhạc qua lời ca nồng đượm của diễn viên Thành Lộc và ca sĩ Thùy Trang “Gió đưa miệt vườn đón người phương xa, Tía ơi má dìa lòng tía nở hoa. Vị tình yêu vẫn luôn đậm đà. Đợi chờ nhau hai tiếng vị tha.” là cái kết tuyệt đẹp của câu chuyện về tình yêu thủy chung, giữ vững niềm tin và sự đợi chờ.
(bh)
 
UserPostedImage
Lớp diễn đoàn tụ trong nước mắt của ông Tư và bà Thắm cùng 2 con.

Băng Huyền/ Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.188 giây.