logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 03/12/2016 lúc 09:25:22(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Obamacare đang gặp phải những rắc rối to. Không chối cãi được. Hai năm rõ mười. Đó là những nhận định cơ bản đầu tiên sau đêm 08 tháng 11 năm 2016. Khi Donald Trump tấn công Obamacare trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, nhiều người tin rằng ông có lý. Trong khi đó đối thủ của ông Hillary Clinton thì nghĩ khác; theo bà, Obamacare có thể được điều chỉnh chứ không nên bị khai tử hoàn toàn. Kết quả mùa phiếu 2016 đã có. Obamacare có thể sẽ bị đem ra xử trảm!

Không nói ra nhiều người cảm thấy Obamacare chẳng đem lại bất cứ lợi lộc nào cho dân Mỹ. Nhiều người cảm thấy chán ngán với nó. Không nói toạc ra, Obamacare được coi là nguyên nhân gián tiếp khiến Cựu ngoại trưởng Hillary Clinton bị thất cử.

Tiền mua bảo hiểm (premium) bỗng tăng vọt. Phẩm chất của các dịch vụ y tế thì lỏng lẻo. Nhiều người không có nhu cầu bảo hiểm sức khỏe bỗng bắt buộc phải mua. Không những thế Obamacare còn là cái máy đốt tiền của chính phủ, làm tiêu hao một khoản lớn ngân quỹ của Hoa Kỳ giữa lúc năm nào Quốc hội cũng phải họp hành để chính phủ không bị shut down.

Vậy thực hư ra sao? Phải chăng Obamacare chỉ là tâm huyết và di sản của vị tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ đã thất bại? Tại sao Obamacare lại thất bại? Thất bại nhiều hay ít? Và câu hỏi gay cấn nhất: Liệu những thất bại của Obamacare có thể điều chỉnh nhằm mang lại những kết quả chấp nhận được? Hay đây là một nan đề đã hết thuốc chữa và bị Mr. Donald Trump ban cho một khúc vải trắng!

Trước tiên, công tâm mà nói, Obamacare là một chương trình xã hội còn non nớt. Mới được hai năm tuổi. Và vì trải rộng trên một phạm vi rộng, đa diện, nên chương trình này chưa thể hoạt động hữu hiệu được. Nó cần thời gian. Tuy nhiên dân chúng Mỹ hiện nay rất dễ mất bình tĩnh. Everything is so instant nowadays. Mọi cái rất mì-ăn-liền. Vì thế Obamacare hiện đang gặp phải những lực cản, chẳng khác nào cỗ xe đang lăn bánh trên một con đường đầy những ổ gà, ổ voi.

Mơ ước của Tổng thống Obama là bảo hiểm sức khỏe sẽ áp dụng cho mọi người, gần như bảo hiểm xe hơi, ai cũng có, ai cũng tham gia. Như chúng ta đã biết, nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm là số đông. Nhờ số đông đóng tiền (premium) đầy đủ các công ty bảo hiểm mới có đủ khả năng chi trả cho người mua khi họ đi bệnh viện hoặc đi khám bác sĩ (coverage). Nhưng với luật Obamacare, người tham gia đóng premium có hai lựa chọn (a) tự nguyện mua bảo hiểm và (b) nộp phạt cuối năm nhân mỗi kỳ khai thuế. Chính vì điểm này rất đông người Mỹ trẻ (cảm thấy bảo hiểm y tế không cần thiết) nên họ thà nộp phạt. Kết quả chỉ có người thực sự cần đến bảo hiểm y tế mới mua bảo hiểm, đây là một kẽ hở đầu tiên để Obamacare bị rạn nứt từ từ.

Hậu quả ra sao? Khi các hãng bảo hiểm chỉ có khách hàng là người “có bệnh” hoặc khách thuộc nhóm có nhu cầu sử dụng các dịch vụ y tế với tần số cao, họ phải chi ra (coverage payout) nhiều hơn. Trên lý thuyết bảo hiểm sức khỏe lấy tiền của mọi người (khỏe và yếu) để lo cho người yếu. Nay chỉ toàn người yếu mua bảo hiểm (lại mua với giá rẻ) thì mấy công ty bảo hiểm sức khỏe thua lỗ là cái chắc. Mà đã lỗ chẳng ai dại dột vướng vào làm gì cho sạt nghiệp.

Trong quá khứ những cá nhân mắc bệnh mãn tính (hoặc có bệnh trước khi mua bảo hiểm) thường phải trả một khoản premium rất cao nên nhiều công ty bảo hiểm còn kiếm ăn được. Nhiều công ty bảo hiểm còn từ chối khách mua bảo hiểm thẳng thừng nếu họ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm trước đó (preexisting condition). Nay với Obamacare, những khách hàng thuộc nhóm “gánh nặng” hoặc “khó nuốt” này nghiễm nhiên có quyền mua bảo hiểm và các hãng bảo hiểm sức khỏe phải bán cho họ hết. Nên lỗ lã vì thế đã trở thành chuyện tất yếu.

Nhiều hãng bảo hiểm y tế vì thế đã quyết định từ giã cuộc chơi. Đơn giản là họ không thể kham nổi những khoản chi lớn lao. Làm ăn (bất cứ địa hạt nào cũng thế) đều có một công thức rất chung: Doanh thu trừ đi chi phí. Doanh thu nhiều hơn chi phí, tức có lãi; như thế họ mới làm. Nếu chi phí cao hơn doanh thu họ sẽ thua lỗ, phải bỏ của chạy lấy người. Đối diện với Obamacare, không ít hãng bảo hiểm y tế rơi vào cảnh này. Họ thấy ngay những điều bất lợi. Thế là họ rút lui. Đơn giản và rất dễ hiểu.

Trên lý thuyết, Obamacare tồn tại và phát triển thuận lợi (khi và chỉ khi) có nhiều hãng bảo hiểm cùng tham gia cuộc chơi. Đó là điều mà Tổng thống Obama nghĩ đến từ đầu. Nhưng cơ chế thị trường và tự do làm ăn, các hãng bảo hiểm có quyền từ chối tham gia một khi họ thấy trên đĩa của họ xương nhiều hơn thịt. Mỹ là thế. Chẳng ai ép được ai. Khi nhiều hãng bảo hiểm tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế cho dân chúng (theo kiểu mỗi hãng gánh một ít) bắt đầu nghĩ đến chuyện rút lui, Obamacare tất nhiên sẽ phá sản như con rết bị rụng quá nhiều chân, bò không nổi nữa.

Thế là tình hình bỗng trở nên gay cấn. Trong lúc đó mùa phiếu năm 2016 Obamacare bị chính trị hóa một cách lộ liễu, người dân cảm thấy đây là vấn đề bức xúc (công khai). Tất nhiên ngay từ khi Obamacare còn là bào thai đã chịu nhiều vùi dập từ phía Đảng Cộng hòa. Người ta cứ ngỡ Obamacare đã bị sảy thai, nhưng cuối cùng Obamacare vẫn chào đời. Và hiển nhiên đứa trẻ còi cọc ấy đã phải hứng chịu rất nhiều đối xử bạc đãi.

Đảng Dân chủ sau hai năm Obamcare đi vào hoạt động chẳng có kế sách gì để cứu vãn. Giá như cả hai đảng cùng vun vào tương lai Obamacare rất có thể sẽ khả quan và sáng sủa hơn. Nhưng không. Obamacare bị tẩy chay, bị hất hủi, thậm chí bị lên án là gánh nặng cho dân chúng và cho ngân sách chính phủ. Điều này xem ra không phải cứ mắt sáng mới nhìn thấy, ngay cả người lòa nặng cũng có thể nhận ra.

Mơ ước của Tổng thống Obama nghiễm nhiên vì thế đã bị thọc gậy bánh xe. Thực ra mơ ước của ông rất cao đẹp và đáng quý. Có điều nó có vẻ “xã hội chủ nghĩa” quá nên khó sống trên đất Mỹ. Theo công thức chủ nghĩa xã hội (thì) ai cũng được chăm sóc và bảo vệ – Làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu. Còn với tư bản chủ nghĩa, mạnh được yếu thua, có lãi thì làm, thua lỗ thì đóng cửa. Khái niệm “bao cấp” không hề tồn tại. Hỗ trợ sơ sơ thì có. Trong bối cảnh ấy, Obamacare không thể nào trụ lại khi dân Mỹ có vẻ thực dụng (practical) và rất chủ nghĩa cá nhân (individualism). Cuối cùng “hưởng theo nhu cầu” đã không có đất đứng và Obamacare tự động rơi vào cảnh không kiếm được một miếng đất cắm dùi.

Bàn thêm một chút về mùa phiếu năm 2016, Donald Trump gay gắt tuyên bố sẽ khai tử Obamacare. Đối thủ của ông là Hillary Clinton đã mất nhiều công sức để bênh vực cho Obamacare. Theo bà Obamacare là câu trả lời thỏa đáng cho bức tranh chăm sóc sức khỏe y tế của Mỹ. Bà tuyên hứa sẽ chỉnh đốn và có những biện pháp cải tổ thích hợp. Dĩ nhiên lời lẽ của bà không tạo được những hưởng ứng với đa số cử tri Mỹ (vốn là người trẻ, khỏe) và rất nhiều cử tri ủng hộ Donald Trump cực kỳ ghét Obamacare.

Một nghịch lý khác nữa là chính ông xã của Hillary Clinton (Cựu Tổng thống Bill Clinton) đã có một phát biểu bất lợi cho Obamacare. Theo ông: Obamacare is the craziest thing in the world. Phát biểu này đã khiến cho chiến dịch vận động tranh cử của Donald Trump hăng hái khai thác. Rút cục chỉ còn lại một số nhỏ cử tri Mỹ hưởng lợi từ chương trình Obamacare muốn thấy chương trình này được giữ lại bởi lẽ đó là mạng sống của họ.

Nói tới nói lui vẫn là điều lợi trước mắt. Con người luôn hành xử và có những thái độ phản ứng khác nhau khi so sánh đối chiếu những bối cảnh đời sống thực tế. Obamacare không có lợi cho tôi thì việc gì tôi phải mặn mà với nó. Ngược lại, nếu nó có hại cho gia đình tôi thì tôi sẽ ghét nó. Lẽ đời là vậy. Ăn cây nào rào cây nấy, chẳng có gì là thiên kinh địa nghĩa ở đây.

Thế thì phải làm gì bây giờ?

Nhất định Donald Trump sẽ khai tử Obamacare. Dù để được thành luật, Obamacare đã vượt qua rất nhiều trở ngại. Lực cản ập đến từ khắp nơi. Tổng thống Obama đã phải vất vả ngược xuôi, mất ăn mất ngủ bao tháng ngày mới có dịp cắt băng khánh thành (grand opening) cho Obamacare. Cứ ngỡ đây sẽ là một di sản để đời của ông, dân Mỹ từ đây sẽ có một nền bảo hiểm sức khỏe chung cho mọi người. Thật trớ trêu thay, mơ ước Obamacare cuối cùng đã bị “nhiễm phóng xạ” rất nặng từ khi nó còn trong bụng mẹ. Thành ra chuyện nó có khỏe mạnh, có phát triển bình thường hay không phải còn trông cậy rất nhiều vào vận mệnh cơ duyên của mùa phiếu năm 2016. Và cuối cùng thì nó đã…

Với riêng bạn, bạn nghĩ gì về Obamacare?

Bỏ hay giữ, phải chăng số phận của nó đang nằm trên thớt, quyết định bởi lợi ích hay thiệt hại của dân Mỹ. Và như thế Obamacare được tha bổng hay bị đem ra xử chém (sẽ) phụ thuộc vào những lợi ích của dân Mỹ? Dĩ nhiên chẳng có gì là sai, là xấu khi bạn muốn thấy cái lợi của mình được ưu tiên trước. Cuộc sống là thế. Thực tế đôi khi trở thành ích kỷ chỉ vì con người vốn không hứng thú với chuyện mất tiền cho những thứ không đem lại bất cứ tiện ích nào.

Liệu Obamacare có thể tắt thở trong mùa thuế năm 2017 sắp tới? Rất có thể lắm.

Hay bạn có niềm tin nó sẽ được điều chỉnh và tồn tại? Ai sẽ thuyết phục Donald Trump đừng tử hình nó. Nếu có người đủ uy tín làm việc đó, họ sẽ thuyết phục ông như thế nào? Hoặc như Obamacare không bị tử hình sớm, liệu nó có đủ thời gian thuyết phục dân chúng Mỹ? Những câu hỏi này chúng ta sẽ bàn trong dịp tới. Dĩ nhiên để hiểu (xem) Obamacare có thể được cứu hay không, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân nào đã khiến cho dân Mỹ lạnh nhạt với nó và sẵn sàng ủng hộ Mr. Donald Trump.

Phải chăng vì dân Mỹ thực dụng? Vì yếu tố tâm lý? Yếu tố thời gian tính? Chính sách thuế (phạt người không có bảo hiểm) quá nhẹ và cần đánh nặng hơn nữa? Tăng thêm tiền hỗ trợ (subsidization) cho dân chúng, công hữu hóa ngành bảo hiểm sức khỏe… Hẹn bạn trong tuần tới chúng ta sẽ đào sâu hơn vào chuyện liệu Obamacare có được Donald Trump “tạm tha” và cho nó một cơ hội sửa đổi hay không?

Nguyễn Thơ Sinh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.074 giây.