logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 06/12/2016 lúc 09:30:52(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Ảnh chụp từ video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy cảnh một nhóm người cầm dao xẻ thịt con trâu đã chết giữa đường.


Video chiếu cảnh một con trâu bị xe tông chết giữa đường và sau đó bị dân địa phương xông vào xẻ thịt đã lan truyền trên mạng xã hội với nhiều bình phẩm của dân mạng cho rằng xã hội Việt Nam “đang trở nên xấu xí.”

Trong đoạn video được nhiều người chia sẻ trên mạng Facebook mấy ngày qua, một nhóm người cầm dao xẻ thịt con trâu đã chết giữa đường trên một đoạn đường ở tỉnh Bình Dương. Tin của VNExpress hôm 6/12 cho biết công an thị xã Thuận An đã vào cuộc để ‘điều tra’ vụ việc này.

Đây không phải là lần đầu tiên người dân Việt Nam tham gia vào các vụ “hôi của” trên đường. Trước đây truyền thông trong nước và mạng xã hội đã tung ra những hình ảnh chiếu cảnh dân tranh nhau cướp bia, tiền và thậm chí cả dầu nhớt thay vì cứu giúp người gặp nạn.

Theo nhà xã hội học Lê Bạch Dương, đây là một hiện tượng xã hội ở Việt Nam cho thấy người dân đang trở nên ích kỷ đối với chính cộng đồng của mình:

"Nó cũng thể hiện cái việc là bây giờ ai cũng lo cho cá nhân, không quan tâm lắm đến giúp đỡ người khác. Tất nhiên không phải tất cả mọi người đều như vậy. Nhưng nhìn chung thì ai cũng nghĩ bây giờ làm sao mà thu lợi nhiều nhất cho gia đình cho cá nhân, còn những cái lợi cho bên cộng đồng cho xã hội thì cũng không phải là cái ưu tiên cao."

Truyền thông trong nước vẫn thường đưa ra những nhận xét về hình ảnh người Việt Nam đang trở nên xấu xí vì những vụ ‘hôi của’ kiểu ấy, và cho rằng đây là chỉ dấu suy vong của đạo đức xã hội.

Vụ 1 chiếc xe tải chở 1.500 thùng bia gặp nạn ở thành phố Biên Hòa cách đây 3 năm và người dân địa phương đổ ra tranh cướp các lon bia Tiger bị đổ xuống đường đã được truyền thông khai thác. Theo VTC News, mặc cho tài xế “gào khóc thảm thiết”, người dân “tiếp tục nhặt, khuân vác từng thùng bia để mang về nhà.”

Những vụ ‘lấy của người khác làm của của mình’ gồm cả việc nhặt các xấp tiền văng trên đường, và đánh cắp các thùng dầu nhớt từ ô tô bị lật. Trong một vụ khác xảy ra gần đây,nhiều người đã xông vào cướp hàng giả chưa được tiêu hủy tại bộ Khoa Học & Công Nghệ.

Theo tiến sĩ Dương điều này thể hiện việc người Việt Nam thiếu hiểu biết về pháp luật:

"Họ cũng không hiểu biết nhiều về pháp luật và cũng có tâm lý là thấy cái gì mà không phải mất tiền mà mình lấy được thì lấy thôi. Trong cái bối cảnh xã hội bây giờ khi mà nhận thức về pháp luật không được tốt thì người dân họ sẽ hành xử theo cái lối đó."

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản đã được ghi trong điều 137 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam. Luật sư Triệu Trung Dũng của Đoàn Luật Sư TP Hà Nội được VTC News trích lời nói rằng “hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của những người ‘hôi của’ sẽ bị khởi tố hình sự theo quy định” của bộ luật này.

Nhưng vấn đề lớn hơn từ hiện tượng ‘hôi của’ này, theo tiến sĩ Dương, là một sự rạn nứt trong quan hệ xã hội:

"Tôi nghĩ ở đây, mối quan hệ xã hội bây giờ đang ở trong tình trạng không có sự gắn kết, không có sự chia sẻ thông cảm, không giúp đỡ gì cả và ai cũng thu về để có cái lợi nhất, cái an toàn nhất cho mình ngay cả khi cái đấy ảnh hưởng đến người xung quanh."

Trong khi đó có ý kiến cho rằng hiện tượng ‘hôi của’ là hiện tượng xã hội ở những đất nước đang phát triển. Một người quốc tịch Hàn Quôc có tên Thomas Kool đã sinh sống ở thành phố HCM hơn 9 năm được TuoiTreNews trích lời nhận xét về hiện tượng này cho rằng “nó là một vấn đề chung của thế giới đang phát triển.” Tuy nhiên, tiến sĩ Dương cho rằng người Việt Nam không còn đói khổ để phải đi “lấy đồ của người khác” mà bởi vì “những hành vi xấu như vậy đã ăn quá sâu trong xã hội từ cấp cá nhân cho đến cộng đồng.”
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.038 giây.