logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 07/12/2016 lúc 06:36:20(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mùa Giáng Sinh về mà chẳng nhắc gì đến Ông Già Nô-En không những là một sự “thiếu sót lớn,” bất khả tha thứ mà còn là hành động vô ơn đối với một nhân vật vốn hàng năm vẫn mang niềm vui lớn lao đến cho nhân gian, nhất là trẻ thơ. Mà phải nhắc sớm đấy, kẻo lại bị khiển trách về nhiều “tội,” trong số đó là không tuân thủ đứng đắn điều luân lý “kính lão đắc thọ,” bởi vì dù sao tính tới nay, Ông Già Nô-En cũng đã sơ sơ gần 2,000 tuổi. Nên nhớ rằng vào thập niên 1200, dân chúng Pháp đã chọn ngày 6 tháng 12 hàng năm làm ngày Lễ Hội Nhi Đồng (Fête des Enfants), bởi ngày này Hội Thánh Công Giáo dành để kính thánh Nicolas, người mà người Pháp từ khuya đã tin là tiền thân của Père Noel tức Ông Già Nô-En vậy. Lễ này tới thập niên 1500 đã trở thành một tập tục để rồi lan rộng khắp Âu Châu. Thiên hạ đến thăm nhau với gói quà trên tay, bắt chước thánh Nicolas thuở sinh thời vẫn thương giúp người nghèo.
UserPostedImage
Père Noel
Bất đồng về Ông Già Nô-En
Thế nhưng, năm nào cũng vậy, cứ đến mùa Giáng Sinh, thiên hạ lại “cãi nhau” ỏm củ tỏi về Ông Già Nô-en, theo đó về hai chủ đề:
1) Ông Già Nô-en là người nước nào?
2) Ông Già Nô-en có thật không hay chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng?
Về đề tài thứ nhất, tương đối ít mồm miệng chõ vào, bởi Ông Già Nô-En da trắng nên những người “trời sinh ra bắt làm dân... da màu” đương nhiên bị loại khỏi các cuộc trận đấu khẩu hay bút chiến. Vả lại, thời gian ra đời của ông rơi vào “đêm đông lạnh lẽo” cộng với đồ đạc dùng đều liên quan đến các xứ sở có tuyết bao phủ thành ra những địa phương mà thời tiết quanh năm suốt tháng nóng chảy mỡ như Phi và Á châu thì kể ra có thử nghiệm DNA chục lần đi nữa vẫn không có kết quả nào chứng minh sự liên hệ máu mủ với “đứa con rơi” ấy.

Rốt cuộc, tình thế của chủ đề 1 này vì thế lâu nay đã được mô tả là “Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh” - All Quiet On The Western Front - bằng cây bút tuyệt vời của Erich Maria Remarque; sau lại được đạo diễn trứ danh Delbert Mann dựng thành phim với các tài tử gạo cội Richard Thomas, Ernest Borgnine và Donald Pleasence...

Tuy nhiên cũng cần nhắc lại là trong số các dân tộc tranh dành “độc quyền sở hữu” Ông Già Nô-En như Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Ích Lan (Iceland), Hòa Lan và cả Nga lẫn Canada thì Phần Lan (Finland) thắng thế nhất.

Được biết vùng Rovaniemi, tỉnh Lappland, Bắc Phần Lan, nằm ngay vòng đai Bắc Cực, là nơi Ông Già Nô-En chào đời; tại đây ngôi nhà mà Ông Già Nô-En đã sống cả cuộc đời nay được biến thành một bảo tàng viện. Tại thành phố này, đặc biệt ở trung tâm với Santapark, hiện có những cửa hàng thường trực bán những đồ đạc “tái chế” hay “nhái” các kỷ vật của “nhân vật chính” đồng thời lại có cả một bưu điện thứ thiệt bán thiệp chúc và tem đồng thời chuyển thư từ đi khắp thế giới.

Năm ngoái (2015) Ông Già Nô-En đã nhận được trên 850,000 lá thư của trẻ con từ khắp thế giới gửi về. Dĩ nhiên từ Mùa Vọng cho tới ngoài Tết Tây, các phố thị này lại càng “ăn nên làm ra,” sinh hoạt tấp nập trong tiết trời lạnh thấu xương và thường dưới tuyết rơi trắng xóa. Du khách đổ về đây tương đối đông mà theo công ty Media JoulupukkiTV (Joulupukki trong tiếng Phần Lan có nghĩa là Ông Già Nô-En), nội trong tháng 12, trung bình hơn 90,000 du khách do phi cơ thuê bao (charterflight) chở tới khiến sinh hoạt ở đây chẳng khác gì quang cảnh tín đồ hành hương hay trai thanh gái lịch trảy hội.

Ngược lại, chủ đề 2 tuy tương đối mới mẻ nhưng lại gây những cuộc tranh luận và cãi cọ hết sức sôi nổi. Theo đó phe quả quyết Ông Già Nô-En có thật vì ông chính là hóa thân của Thánh Nicolas (280 - 343), Giám Mục ở thành Myra, Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi bên phủ nhận lý luận rằng đành vậy, nhưng việc thần thoại hóa nhân vật này là việc làm... tầm bậy khi cho ông ta biến hóa vào đêm vọng lễ Giáng Sinh rồi chui qua ống khói vào những nhà có trẻ con ngoan để cho quà. Theo phe này, tại sao không (dám) “thành khẩn khai báo” với lũ trẻ là chính bố mẹ thưởng quà khi con cái đã cố gắng có được hạnh kiểm tốt.

Và còn nhiều, rất nhiều lý lẽ khác nữa được các đối phương đưa ra cứ như thể súng đạn thứ thiệt để “choảng” lẫn nhau; kết cuộc, “trận chiến” tiếp diễn năm này sang năm khác, bất phân thắng bại.

Tuy nhiên ở đây người viết đã góp nhặt được một số lời cố vấn của các chuyên gia về trẻ em để cống hiến quí độc giả nào hiện có các con còn nhỏ và quí độc giả đang được hạnh phúc làm ông bà nội, ngoại... nhằm đề phòng con, cháu bỗng “cắc cớ” thắc mắc về Ông Già Nô-En.
Chẳng nên quả quyết là không có Ông Già Nô-En
Đó là lời khuyên của Tâm Lý Gia Nhi Đồng kiêm Giáo Sư Danh Dự Willy-Tore Morch tại University of Tromso. Số là đã tới gần thời điểm vừa hồi hộp lẫn hấp dẫn đối với hầu hết đứa trẻ cả lớn lẫn nhỏ trong khi chờ đợi giây phút “khám phá” ra những gói quà dưới gốc cây thông đặt giữa phòng khách. Ông bố hay bà mẹ thể nào cũng lợi dụng “dịp may thường niên” này để “cảnh báo,” “Quà của Ông Già Nô-en đấy. Đêm qua ông í đến... cho là bởi trong năm nay các con đã... ngoan!”

Nhân dịp này, một phụ huynh hỏi, “Thế tới khi nào, ý tôi muốn nói, tới tuổi nào của những đứa trẻ để cha mẹ có thể bật mí về sự thật liên quan đến Ông Già Nô-en?”

Giáo Sư Morch liền nhấn mạnh, “Ông Già Nô-En luôn luôn hiện hữu! Cha mẹ không cần phải tìm cách tiết lộ về Ông Già Nô-En hầu gợi ý rằng ông ta không có thật.”

Chuyên gia tâm lý này diễn giải thêm, “Trẻ nhỏ nên được sống với Ông Già Nô-En và tin vào ông ta. Hoàn toàn không cần thiết phải phá hủy niềm vui ấy. Đứa trẻ sẽ tự khám phá ra sự thật về Ông Già Nô-En theo cách thức riêng của chúng khi các cháu lớn lên. Như vậy chẳng tốt đẹp hơn sao? Chẳng hạn một cháu 8, 9 tuổi bỗng khám phá ra... bố mình trong bộ áo và bộ râu Ông Già Nô-En. Lúc đó lại là một màn vui nhộn, một kỷ niệm để đời.”

Một Tâm Lý Gia Nhi Đồng khác, bà Belinda Ekornas cũng đồng quan điểm khi cho rằng người ta nên che chở các em bé về sự thật Ông Già Nô-en, “Đối với các trẻ nhỏ quả thật vô cùng thú vị khi nghĩ có Ông Già Nô-en, lại như có thêm chút ảo thuật, sức lôi cuốn trong mùa Giáng Sinh.”

Tuy nhiên nhà tâm lý này còn cho rằng tùy theo điều kiện về tuổi tác mà phụ huynh bằng một cách khéo léo tìm cách dẫn dắt đứa trẻ về sự thật, “Làm sao để đứa trẻ không bị sốc hoặc thương tổn khi nghe kể Ông Già Nô-En không có thật. Không thể xác quyết vào lứa tuổi nào, tuy nhiên thường vào tuổi khởi sự đi học, nhưng nếu tất cả trẻ khác đồng tuổi vẫn tin là ông Già Nô-en có thật mà nếu con của bạn cùng trang lứa đã “được” khám phá ra sự thật thì đó không phải là điều hay, điều khôn nhưng thật đáng tiếc.”

Bà Ekornas đưa ra ý kiến khác nữa, “Hoặc cũng có thể khi trẻ lên lớp 3 - lớp 5, có lẽ tốt hơn để đứa trẻ được nghe kể về bối cảnh lịch sử của Ông Già Nô-en vốn nghiêng nhiều hơn về luân lý, chẳng hạn người ta phải đối xử tử tế với nhau, phải giúp đỡ người khác...”
UserPostedImage
Kết quả của việc điều nghiên
Năm 2008 một cuộc khảo cứu ở Canada đã được thực hiện để biết trẻ con trải qua thế nào khi bị mất niềm tin vào Ông Già Nô-en. Trang Forskning.no lần đó đã viết tổng quát: Không hại lắm khi khám phá về sự hiện hữu của Ông Già Nô-en.

Các nhà khảo cứu đã kết luận la trẻ em không bị “tổn thương gì về giá trị thần kinh bởi sự mất hay bị cướp đi niềm tin về Ôn Già Nô-en.”

Theo các dữ liệu thống kê lần lượt qua các năm 1896, 1979, 1980 và 2000, có cả thảy 2,500 đứa trẻ ở vào lứa tuổi từ 7 tới 13 đã tham gia vào mỗi cuộc nghiên cứu ở vào mỗi giai đoạn thời gian khác nhau - Kết quả:
- Vào năm 1896, có 46 phần trăm trong tổng số đứa trẻ này đã tự khám phá ra là Ông Già Nô-en đã không có thật. Trong số đó, 22 phần trăm thú nhận rằng các em cảm thấy thất vọng về việc khám phá của mình, trong khi chỉ có 2 phần trăm cảm thấy mình bị lừa trực tiếp.

- Vào năm 1979, khi biết Ông Già Nô-en không có thật thì 44 phần trăm trẻ em đã mất niềm tin; trong số này 39 phần trăm bị thất vọng khá nặng nề, trong khi 6 phần trăm cảm thấy suy yếu bởi vì bố mẹ đã nói dối.
- Trong cuộc khảo cứu năm 1980, khoảng phân nửa trẻ em cho biết đã tin tưởng vào Ông Già Nô-en.

- Cuộc nghiên cứu ở Canada cho biết là cha mẹ ngày nay mong muốn trong việc xác quyết là Ông Già Nô-en chỉ có ở các thế hệ xa xưa. Theo các phụ huynh này, việc ấy làm cho trẻ nhỏ sung sướng hơn.

- Vào năm 1896 có tới 54 phần trăm trong số phụ huynh được hỏi ý kiến, cho biết muốn giữ bí mật về Ông Già Nô-en, trong khi 73 phần trăm cũng chủ trương như vậy vào năm 1979. Thế nhưng, vào năm 2000, con số đã leo thang tới 80 phần trăm.
Tạm kết luận
“Tạm” mà thôi, bởi vấn đề này bảo đảm sẽ chẳng bao giờ có kết thúc, trái lại vẫn tiếp tục gây tranh cãi giữa ba phe: Người thì quả quyết chẳng cần “bật mí” về sự thật bao quanh Ông Già Nô-En, kẻ cho rằng việc giấu giếm về Ông Già Nô-en là một hành động nói dối mà một khi trẻ con khám phá ra ắt hệ quả sẽ... nghiêm trọng! Nhóm thứ ba trung lập chủ truơng nếu muốn kể về Ông Già Nô-En, phụ huynh nên chờ đứa trẻ... “già” thêm một chút.

Vậy thì theo thiển ý, chúng ta hồi còn “thò lò mũi xanh,” mấy ai chẳng mê say khi được nghe kể hay đọc sách về các chuyện thần tiên. Có sao đâu, trái lại chúng ta đã được sống trong một thế giới hết sức tốt lành với những hình ảnh, nhân vật tuyệt vời. Lớn lên khi có đầy đủ trí khôn, khám phá ra “sự thật” về thế giới ấy, chẳng ai giận hoặc trách móc cổ nhân hay ông bà, cha mẹ hoặc thầy cô vốn... đã kể cho mình nghe. Thì Ông Già Nô-En cũng cần được hưởng số phận như vậy để... tồn tại chứ, với bao thế hệ sau này! (hm)
HOÀI MỸ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.111 giây.