logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 14/12/2016 lúc 06:38:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ý của người viết không nhằm phân biệt tín ngưỡng; “con chiên” Thiên Chúa Giáo thì đương nhiên vui “hết ý” với kỷ niệm ngày Chúa giáng trần, còn những kẻ “lạy Chúa, con là người ngoại đạo” thì nếu không vui, âu cũng chỉ là “chuyện nhỏ” hoặc ngược lại, nếu vui thật thì cũng gọi là lẽ thường. Hơn thế nữa, nay đại lễ Giáng Sinh không còn là của riêng một ai nữa, nhưng từ lâu đã trở thành thứ “ở đời muôn sự của chung,” thành thử mùa Giáng Sinh trở về, dường như khắp nơi trên thế giới, mọi giới đều “vui ra phết...”
Thế nhưng, ở đây người viết muốn chia sẻ với quí độc giả về những sự kiện liên quan đến Giáng Sinh hiện diễn ra ở một số nơi vốn ngược lại với những nhận xét ở phần nhập đề trên khả dĩ công dân nào vì ham vui mà cả gan mừng Giáng Sinh thì... tiêu luôn cuộc đời.

Brunei: Từ tù 5 năm tới tử hình nếu mừng Giáng Sinh!

Thật tình người Việt nói chung trước kia chẳng mấy ai nghe đến tên quốc gia Brunei. Chúng ta chỉ mới biết xứ này kể từ thời gian Tàu Cộng bày đặt vẽ lưỡi bò, lưỡi trâu ở Biển Đông, chiếm đoạt hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam chính cống. Thế nhưng một vài nước khác cũng nhảy vào xí phần, trong đó có Đài Loan và Brunei. Tuy nhiên Tàu Đài Loan thì khỏi nói, cũng y chang tâm địa tham lam chẳng khác gì Tàu Bắc Kinh, nhưng với Brunei, thì kể ra cũng... lạ.

Phải, Brunei - viết đầy đủ là Brunei Darussalam - nằm ở phía Bắc hải đảo Borneo, thuộc Đông Nam Á, rộng chỉ có 5,770 cây số vuông, với dân số loe que 408,786 người (năm 2012), thoát khỏi chế độ thuộc địa Anh kể từ 1 tháng Giêng 1984. Đồng ý rằng Brunei là một nước nhỏ nhưng nói theo các cụ mình, “bé nhưng ré nó to.” Cái “to” của Brunei ở mặt thịnh vượng mà theo IMF (Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế), nước này không có nợ công, đứng hạng thứ 5 trong số 182 quốc gia trên thế giới; ấy cũng nhờ phong phú mỏ dầu và khí đốt thiên nhiên vốn chiếm hơn phân nửa tổng số sản lượng sản xuất quốc gia (GDP) và trên 60 phần trăm số lượng xuất cảng của đất nước này

Làm một sự so sánh cho vui nhé mặc dù các con số này là thật, theo nguồn Wikipedia và do IMF cung cấp năm 2012. Theo đó,

- Hoa Kỳ: Tổng số GNP: 18,124 tỷ đô la, Bình quân đầu người: 56,421 đô la.
- Brunei: Tổng số GNP: 17.09 tỷ đô la, Bình quân đầu người: 39,355 đô la.
Chỉ đáng tiếc là Brunei theo Hồi Giáo từ thế kỷ 14, đến nay đang trên đường tiến tới cực đoan. Điển hình là việc quốc vương Hassanal Bolkiah, ngày 22 tháng 12, 2015, đã ban hành một đạo luật nghiêm cấm toàn cõi nước này - bất kể theo tôn giáo nào - Hồi Giáo thì đương nhiên rồi mà cả trong phạm vi các cộng đồng Thiên Chúa Giáo địa phương - chính thức kể từ năm 2016, tuyệt đối không một cá nhân, một gia đình hay một tập thể được mừng vui Giáng Sinh nữa.

Nhật báo Anh The Telegraph viết: Công dân nào bất tuân mà chỉ lộ vẻ “vui là vui gượng kẻo là...” - “vui gượng” cần được hiểu là vui lén lút, vui riêng tư trong dịp đại lễ này - thì cũng lãnh tối thiểu 5 năm “bóc lịch” trong ngục tù cộng với 21,000 Mỹ kim phạt vạ; tuy nhiên những ai cả gan dám giỡn mặt chính quyền bằng lối liên hoan lộ liễu thì mất ngay chỗ quấn khăn kính đấng Allah. Người ngoại quốc đến Brunei đến du lịch Brunei vào dịp này cũng không được ngoại lệ, nghĩa là đừng mong ư ử “Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời” hoặc há miệng “Jingle Bells” dù không phát ra âm thanh. Léng phéng vào tù còn dễ hơn đi... shopping, hoặc nhẹ thì cũng bị đưa ra nơi công cộng đánh đòn vào mông, lưng hay đầu. Nhật báo Aftenposten Na Uy viết: Nón mũ, vải quấn đầu hoặc quần áo giống Ông Già No-ên mà xuất hiện ở bất cứ nơi nào là cảnh sát xuất hiện ngay để “xử lý nghiêm túc.”

Đã nói mà, bất kể chế độ nào, “tôn giáo” (?!) nào mà cuồng tín... thì bảo đảm quỉ ma cũng phải “chào thua” về mặt độc ác, tàn bạo!

-Sultan Hassanal Bolkiah là ai mà khiếp vậy? Dĩ nhiên ông râu xồm này là vua xứ Brunei, nhưng giới thiệu vậy vẫn là một “thiếu sót lớn.” Phải nhấn mạnh kỹ hơn kẻo thất lễ: Hassanal Bolkiah là đại đế thứ 29 của một hoàng tộc vốn đã tóm được quyền lực ở Brunei đã trên 500 năm nay. Riêng Bolkiah, đương sự đã thống trị đất nước này 29 năm rồi đấy. Chẳng những thế, đương sự được kể là một trong những người giầu mạnh nhất thế giới.

Như trên đã nói, Brunei là một quốc gia phong phú dầu khí và vì tọa lạc trong gọng kềm của bang Sarawak của Mã Lai nên được mô tả là nằm trong vòng tay che chở của “đại quốc” này. Thế nhưng trong khi Hồi Giáo Mã Lai tương đối - tương đối thôi đấy nhé - cởi mở, dễ thở, thì Brunei, nơi người Hồi Giáo chiếm 65 phần trăm thì lại ngột ngạt, cực đoan.

Khi ban hành đạo luật nghiêm cấm tục mừng đại lễ Giáng Sinh, chính quyền Brunei viết trên bản tuyên cáo lý do: Các biện pháp được thi hành nhằm kiểm soát việc liên hoan Giáng Sinh một cách quá đáng và lộ liễu “vượt chỉ tiêu”; việc này có thể gây tổn hại niềm tin của cộng đồng Hồi Giáo.

Trước đó, nghĩa là trước tháng 12 năm ngoái, một nhóm giáo sĩ Hồi đã cảnh cáo là mọi hình thức mừng Giáng Sinh đều chẳng liên hệ gì đến Hồi Giáo cả và thảy đều có thể gây tai hại cho niềm tin vào Hồi Giáo. Nhóm này lo sợ các tín đồ sẽ dần dần bỏ rơi đấng Allah mà chạy theo Chúa Giêsu thì... phiền lắm.

- Dân chúng tẩy chay: Chế độ Brunei của vua Hassanal Bolkiah khi nhận được “quan điểm” của nhóm giáo sĩ Hồi thì còn hơn gấp bội lần vớ được hàng chục mỏ vàng, mỏ bạc châu báu nên “nhất trí” ngay lập tức. Đúng là vạn năm chưa chắc đã có một thuở. Tuy là hai chủ thể nhưng là một bộ chỉ huy nên sau đó lại sáng tạo thêm một thông cáo nữa để diễn giải những hệ lụy của hành động mừng Giáng Sinh: Các tục lệ lâu đời mà người Thiên Chúa Giáo mừng lễ Giáng Sinh, như thắp nến (đèn cầy), dựng cây thông trong nhà, hát những bài thánh ca và gửi cho nhau những thiệp chúc Giáng Sinh, tất cả việc làm này đều chống lại mạnh mẽ niềm tin Hồi Giáo. Một trong những giáo sĩ lừng danh của Hồi Giáo đã “thành khẩn khai báo” với Borneo Bulletin rằng “một số người sẽ nghĩ là quan điểm của chúng tôi là ấu trĩ, khờ dại, ngu ngốc, nhưng thật sự lại vô cùng quan trọng và cần thiết bởi chúng tôi không để các tôn giáo khác ảnh hưởng đến niềm tin Hồi Giáo của chúng tôi.”
Nhiều nơi ở Brunei dân chúng đã khởi sự tẩy chay đạo luật và việc nghiêm cấm mà họ cho là ngớ ngẩn và phi lý này; có người còn dám “vuốt râu cọp” mà “liều mạng sa trường” tung hình ảnh của chính họ đang liên hoan Giáng Sinh lên các trang mạng truyền thông xã hội, dưới “hashtag #mytreedom.”
Còn nhớ năm ngoái cũng vào dịp gần cuối năm - thứ Ba, ngày 22 tháng 12, 2015 - nhà vua Hassanal Bolkiah cũng đã gây “đất bằng dậy sóng” bằng quyết định của ông cho thi hành giáo luật Sharia ở đất nước này. Khôi hài hơn nữa là các điều khoản trong giáo luật này bao hàm luôn “cho tiện và lợi” những công dân không phải là tín đồ Hồi Giáo và cả những du khách ngoại quốc.
- “Để tạ ơn đấng Allah cao cả!”: Nhân dịp vừa kể trên đây, quốc vương Bolkiah trình bày, “Với niềm tin và lòng biết ơn đấng Allah, bệ hạ tuyên bố là chúng ta bắt đầu từ ngày mai sẽ chính thức thực thi giáo luật Sharia.”
Theo phản ứng của thế giới nói chung, bá quan văn võ trong thiên hạ cảm thấy “tiếc đứt ruột” vì dù sao trước kia người ta vẫn xem Brunei là một trong những quốc gia ổn định hơn cả ở Á Châu, bất chấp những giới hạn dân chủ kể trên và nghiêm trọng hơn nữa là biện pháp hủy bỏ việc bầu cử quốc hội và “xóa sổ hiện hữu” sự đối lập chính trị. Hiện tại tạm thời thì như vậy, tương lai gần, xa ra sao nữa thì hạ hồi phân giải.
Ngoài Brunei, quốc gia mới mẻ nhất trong danh sách các nước nghiêm cấm tục lệ đón mừng Giáng Sinh, bởi vậy người viết nhường phần tường thuật nhiều lời cho. Trong khi một số xứ sở khác thì kỳ cựu hơn nhưng không gây ngạc nhiên trong việc loại trừ việc liên hoan Giáng Sinh, bởi các nước này vốn chưa cần “hỏi tên đã biết địa chỉ” về độc tài. Chẳng hạn:

Somalia: Cấm mừng Giáng Sinh và liên hoan Năm Mới!

Đúng vậy, chính quyền Samalia đã nghiêm cấm từ khuya rồi việc đón mừng Giáng Sinh và cả Tết Dương Lịch. Các lực lượng an ninh sẽ tiêu diệt không tiếc tay tất cả những ai cả gan dám... giỡn mặt. Ngày 23 tháng 12, 2015, Mohammed Khayrow của cơ quan đặc trách tôn giáo đã tuyên bố, “Tất cả mọi lễ hội liên quan đến việc mừng Gián Sinh và Năm Mới đều mâu thuẫn với văn hóa Hồi Giáo và có thể xúc phạm đến niềm tin của cộng đồng Hồi Giáo.”

Tajikistan: Cấm Ông Già Nô En!

Quốc gia Tasjkistan thuộc Trung Á này lại cho phép bày bán cây thông Nô En ở các ngôi chợ trong thủ đô Dujansbe, nhưng theo chính phủ “thế là quá đáng rồi đấy.”
Cựu Cộng Hòa Sô Viết này cách nay chỉ mấy năm mới khởi sự tỏ ra kỳ thị Ông Già Nô En để rồi cấm cửa Ông vĩnh viễn, trước hết không được xuất hiện trên các màn hình TV, sau nữa không được khơi khơi xuất đầu lộ diện ở ngoài đường, nơi công cộng... Chẳng cần “ăn diện” đúng mốt Ông Già Nô En, chỉ cần đeo bộ râu hay đội cái mũ giống của Ông Già Nô En cũng “lãnh đủ” gậy gộc của cảnh sát. Nghe đồn nguyên nhân chỉ bởi một phiên bản của nước Nga về Fader Frost tức Ông Già Nô En. Chẳng hiểu điện Cẩm Linh nói gì mà đàn em Tasjkistan lại giận lây Ông Già Nô En như vậy.
Thế rồi năm nay - 2016 - chính quyền này đã “thừa thắng xông lên” mà cấm luôn Cây Nô En và hàng hóa, quà cáp dính dáng đến mùi vẻ Giáng Sinh. Không những thế, chẳng khác gì “giận cá chém thớt,” Tasjkistan đã ban hành lệnh cấm việc đốt pháo hay bất cứ hình thức liên hoan nào ra vẻ đón mừng năm mới.
Được biết, đa số dân chúng ở Tasjkistan theo Hồi Giáo. Nơi đây vốn cũng đã nổi tiếng về sự tàn bạo của cảnh sát trong việc “xóa sổ bụi đời” mọi hình thức vui chơi “halloween.”

Do Thái: Diệt trừ ma cà rồng trong dịp lễ Giáng Sinh

Những người Do Thái cực đoan ở đất nước họ hiện nỗ lực lèo lái sự “hăng say” mừng đón Giáng Sinh; tuy nhiên đó không hẳn là do thiện chí để được hưởng ân sủng “bình an dưới thế cho người thiện tâm” mà số đông trong họ muốn sử dụng các cơ hội này nhằm “dứt điểm” người Thiên Chúa Giáo từ khắp nơi trên thế giới vẫn nhân dịp mùa Giáng Sinh đến hành hương Jerusalem và Betlehem, nơi Chúa Giêsu chào đời.
Cách nay vài ngày, Benzi Gopstein, lãnh tụ tổ chức cực đoan Do Thái Lehava, đã hùng hổ tuyên bố, “Giáng Sinh không có chỗ ở Đất Thánh này. Chúng ta hãy diệt trừ tất cả ma cà rồng trước khi chúng lại một lần nữa hút máu chúng ta.”
Tuy nhiên “sáng kiến” ấy đã không được hưởng ứng lắm như họ mong đợi, trái lại nhiều tổ chức Do Thái khác đòi Gopstein phải lãnh hậu quả trừng phạt. Tòa Đại Sứ Do Thái ở Oslo, thủ đô Na Uy, đã lên tiếng tẩy chay trò ranh mãnh trên. Đệ Nhất Thư Ký Dan Poraz nhấn mạnh, “Chúng tôi chào mừng mọi khuynh hướng tín ngưỡng và kể cả những người-không-niềm-tin đến Do Thái khả dĩ họ có thể kinh qua đất nước này tận mắt của mình. Việc đón mừng Giáng Sinh ở Do Thái là một kinh nghiệm sống lớn lao và được giới thiệu nồng nhiệt.”

Center Global Development: Người Mỹ phí điện quá!

Trung Tâm Phát Triển Toàn Cầu (Center Global Development) ở Hoa Kỳ cũng nhảy vào trận chiếm nhằm “giết” niềm vui Giáng Sinh bằng bản kết toán số lượng điện xài vào việc trang hoàng Giáng Sinh và treo trên cây Nô En.
Theo đó, chỉ riêng người Mỹ thôi trong năm 2015 đã sử dụng 6.63 tỉ “kilowatt- hour” (kWh) điện vào việc “làm đẹp” Giáng Sinh bằng đủ thứ, đủ loại ánh đèn. Mức độ này đã “qua mặt” nhiều quốc gia rộng lớn như Ethiopia, Tanzania, El Savador... xài điện cả một năm.
Center Global Development xác định: tổng số lượng điện dùng trong cả năm (2015) ở Tanzania là 4.81 tỉ kWh, trong khi toàn thển dân chúng ở Ethiopia cũng chỉ dùng 5.30 tỉ kWh/năm - và El Savador: 5.35 kWh mà thôi

HOÀI MỸ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.134 giây.