logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 14/12/2016 lúc 06:42:20(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Kỉ niệm đẹp và buồn của tuổi thơ tôi có lẽ là kỉ niệm về con chim cu gáy. Đó là con chim cu gáy nở trong chiếc ổ lót bằng mấy cọng cỏ sơ sài trên cây ô ma, còn gọi là lê ki ma. Sau một trận gió lốc, chiếc tổ bị rơi và hai con chim con rơi xuống đất, chết một con, bà mang con còn lại vào nuôi. Không ngườ nó lớn rất nhanh và nó là cu cườm (tức là chim cu gáy có một chuỗi hạt cườm vòng quanh cổ lốm đốm nhìn rất đẹp. Đây cũng là loài chim cu đá rất giỏi, người ta nuôi để đá thi, gáy thi). Và con chim cu gáy đó đã để lại ấn tượng rất mạnh với tôi bởi tiếng hát và cái chết của nó. Câu chuyện của nữ danh ca Khánh Ly trong mấy ngày gần đây khiến tôi nhớ đến con chim cu gáy tưởng như đã đi vào hộp ký ức tuổi thơ của tôi.

Xin kể về con chim cu gáy trước. Bà nhặt được nó khi nó đang ướt sũng, bộ lông mọc chưa đủ không giúp nó tự bay được. Bà cho nó ăn đậu xanh bằng cách nhai thật kĩ và mớm cho nó. Không bao lâu, nó lớn mạnh, mọc đủ lông đủ cánh và bắt đầu tập bay. Biết bay, nó được tự do, bay từ tấm phảng lên cây trính, rồi bay lên mái nhà, bay ra ngọn tre và cuối cùng là bay vào bầu trời rộng. Lúc đó tôi nghĩ là nó đã bay đi luôn, nhưng không, tối nó lại quay về nhà, bởi nó xem nhà tôi như tổ của nó.

Và nó cứ bay đi bay về như vậy từ lúc đó cho đến lúc nó chết, ướt chừng hơn mười năm thì phải. Vì nó thường quanh quẩn trong vườn nên tôi biết được nó gáy bộ Ngũ (tức là gáy liên tục 5 tiếng một chuỗi, ví dụ Cù Cú Cu Cu Cu hoặc Cúc Cù Cu Cu Cu, thay vì bộ tam thì Cù Cú Cu hoặc Cúc Cù Cu, có con gáy bộ nhị chỉ đúng hai tiếng Cu Cu, Cu Cu, Cù Cu…). Riêng giống chim cu gáy, tiếng hót thể hiện đẳng cấp và tầm cỡ của nó. Ví dụ như chim gáy bộ Tứ mà gặp chim gáy bộ Ngũ thì tự xếp cánh mà im lặng chứ không dám gáy nữa, vì gáy thêm sẽ bị chim bộ Ngũ tấn công. Mà một khi chim bộ Ngũ tấn công thì chim bộ Tứ chỉ có thua. Bởi tiếng gáy chứa cả sức khỏe, nội lực của con chim.

Thời vàng son của chim cu gáy kéo dài chừng ba năm, nghĩa là thời gian này, tiếng gáy thể hiện sức mạnh cũng như lãnh địa của nó. Và dường như đến năm thứ tư trở đi, chim lười gáy hơn, thỉnh thoảng có chim lạ đến thì nó lấy hết sức bình sinh gáy một tràn để báo hiệu là lãnh thổ đã có chủ, đừng quấy phá, hoặc thỉnh thoảng gáy gọi tình chứ không còn gáy máu lửa như thời vàng son.

Càng về già, chim cu gáy càng ít gáy, đến chừng 7 tuổi trở đi thì hiếm khi nghe nó gáy. Tôi để ý những coin chim ông nuôi (trừ con chim tự do mà tôi đang kể ra) và hỏi ông bởi ông là chuyên gia đánh cu nên ông biết. Ông giải thích với tôi là hầu hết, chim cu gáy khi già nó chẳng dại gì cất tiếng gáy, bởi nó muốn giữ uy lực thời trẻ của nó, nếu nó gáy lên, chim trẻ sẽ biết nó già và nó mất lãnh thổ, thậm chí có thể mất mạng.

Và thường thì những con chim gáy khi về già chỉ quanh quẩn trong địa giới của nó, thỉnh thoảng bay đi kiếm ăn rồi lại về, ít thấy gáy và tuyệt nhiên không tham gia các trận chiến giữa các con chim gáy với nhau cho dù chim gáy bộ thấp hơn nó đến gây hấn, nó cũng im lặng, không thèm gáy lại. Đó là tập quán của chim gáy cũng không chừng!

Nhưng con chim gáy mà bà nuôi thì lại khác, bởi nó được sống trong nhà, khi nào trời mưa to gió lớn thì nó bay vào nhà, đậu trên cây trính để ngủ, sáng mai trời quang mây tạnh thì nó bay. Và hễ nghe có chim lạ tới gáy thì nó gáy ngay, nó luôn thi thố, dường như chưa bao giờ ngừng gáy thi mặc dù đã sáu, bảy tuổi, nghĩa là đã quá già. Gặp chim gáy bộ thấp hơn thì nó tấn công, gặp chim gáy ngang bộ thì nó gáy lại rồi trốn vào nhà. Cho đến một bữa cả nhà tôi đi chạp mả, đóng cửa, đến trưa tôi về thì thấy con chim gáy đang chiến đấu với một con chim gáy khác, nó bị thương khắp mình, bị vặt lông, bị mổ cháy máu, và nó cũng không còn sức chiến đấu. Tôi chạy đến xua con chim gáy kia đi thì nó tấn công thêm mấy phát nữa rồi bay đi. Sau đó, mặc dù có cố gắng cứu, con chim gáy thân thuộc của gia đình tôi cũng không sống thêm được ngày nào.

Ông nhìn nó rồi bảo: “Thôi để nó chết, vì nó chết như vậy cũng hay, nó chết trẻ, bởi nó chưa bao giờ nhìn thấy nó già, như vậy cũng hay!”. Câu nói bâng quơ của ông tưởng như nói rồi thôi, tự dưng mấy ngày nay tôi lại nhớ đến ông một cách lạ thường, nhất là sau khi danh ca Khánh Ly bị một vố đau không có khán giả trong một chương trình ca nhạc tại nhà thi đấu Quân Khu 7, Sài Gòn.

Thực ra chuyện này cũng dễ hiểu, cách đây 5 năm, tôi từng nghe một CD mới nhất của Khánh Ly và thừa nhận là bà đã quá già, giọng của bà không còn khỏe, tròn trịa và truyền cảm như xưa mà thay vào đó là giọng hát của kinh nghiệm, kĩ thuật cộng với một chút nhựa âm do tuổi già mang lại. Nó hoàn toàn không hay và thiếu truyền cảm. Nhưng điều đó không làm vơi đi sự hâm mộ của tôi đối với bà. Bởi vì bà là giọng ca vàng son một thuở và hơn hết là những phát biểu đậm chất “ưu thời mẫn thế” của bà trong các video khiến tôi khâm phục bà lắm lắm.

Trong một lần trả lời phỏng vấn, bà đã nói: “Tôi sẽ không về Việt Nam khi cộng đồng người Việt giống như tôi chưa được về, khi Việt Nam chưa có tự do. Tôi đã ra đi như thế nào và sẽ trở về như thế ấy!”. Lời phát biểu này được tôi hiểu với hàm ý rằng nếu Việt Nam vẫn còn chế độ Cộng sản độc tài, người dân vẫn còn mất tự do, còn đau khổ thì bà sẽ không về nước. Nếu bà về nước, nhất định phải trong một tâm thế hoàn toàn tự do, quê hương đã xóa được đêm trường độc tài…

Nhưng có vẻ như tôi đã hiểu không đúng ý bà. Bởi hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có gì thay đổi, người dân vẫn mất tự do, văn nghệ sĩ, báo giới không được nói tiếng nói của tự do, không được tự do phát biểu chính kiến và dân oan ngày càng nhiều, những cuộc biểu tình, tuần hành ôn hòa của người dân bị đàn áp không thương tiếc… Nhưng bà đã về. Mà không về một cách bình thường, bà về để hát, và hát phục vụ cho giới quan chức, giới lãnh đạo Cộng sản.

Sở dĩ tôi nói quả quyết rằng bà hát phục vụ cho giới quan chức, giới loãnh đạo Cộng sản là vì bà khá người khá thông minh, sắc sảo, bà thừa biết rằng dân Việt Nam, nhất là giới lao động, thu nhập mỗi tháng của họ chỉ dao động từ hai triệu đồng đến ba triệu đồng, giới trí thức chân chính cũng có thu nhập rất thấp, giới kinh doanh tại Việt Nam đang thời kỳ khó khăn tột độ, chuyện duy trì doanh nghiệp không thôi cũng đủ làm họ bạc tóc… Chính vì vậy, giá vé dao động từ 800 ngàn đồng đến 2,5 triệu đồng không phải là giá vé dành cho người dân Việt Nam mà là giá vé dành cho giới quan chức, giới cán bộ có nhiều tiền và họ không hề xót xa khi vung tiền qua cửa sổ.

Bà có thể nói rằng giá vé là do ban tổ chức định ra. Nhưng bà có thừa khả năng để yêu cầu ban tổ chức hạ giá vé, hạ luôn mức tiền cát-sê của bà để những người yêu quí bà được nghe bà hát, được mục kích sở thị bà. Bởi vì, giới cán bộ Cộng sản không thể là giới hâm mộ bà được rồi, trừ khi…?! Còn những người hâm mộ bà là những trí thức, những công chức và những quân nhân thời Việt Nam Cộng Hòa, họ đang là nạn nhân, đang lây lất trên quê hương và trong mỗi buổi tối đau khổ của họ, không chừng tiếng hát của bà đã bầu bạn với họ, tiếp thêm lửa hi vọng cho họ.

Nhưng lần này, bà về nước, bà hát và phục vụ cho một nhóm người có tiền, vô hình trung, bà làm tổn thương những người đã yêu quí, hâm mộ bà bấy lâu nay. Và sự tổn thương này là có thật, là hợp lý. Vì sao? Vì họ đã nâng niu tiếng hát của bà qua thời gian, qua chiến tranh và mất tự do, qua cả đau khổ và tuyệt vọng. Còn bà, ngược lại, bà đã ném tiếng hát của bà vào một canh bạc chính trị đầy rẻ rúng, ở đó, không có gì khác ngoài một sự thỏa hiệp.

Tự dưng, cái chết của tiếng hát Khánh Ly một thuở trong tôi lại làm cho tôi thấy vui. Bởi lẽ, cái chết này cũng giống như cái chết rất ư trẻ trung và bồng bột của con chim cu gáy mà gia đình tôi đã nuôi thuở tôi tấm bé. Nó luôn tin rằng nó còn trẻ, còn khỏe và nó đúng. Và nó đã chết trong niềm tin đó!

VietTuSaiGon's blog (RFA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.061 giây.