logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 18/12/2016 lúc 01:23:41(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

THƯA QUÝ BẠN, danh từ “người rừng” trong nước hiện nay gồm những người do hoàn cảnh nào đó, bị đi lạc trong rừng hoang quá lâu, có người vài năm, có người tới vài chục năm, không tìm được đường về. Họ không có thức ăn, không có quần áo do đã rách nát theo thời gian, không có sự tiếp xúc với con người nên biến thành “người rừng”, có hình dáng giống người nhưng da dẻ đen nhẻm, mọc lông, tóc tai bù xù giống như con sư tử, móng tay móng chân dài ra và họ leo trèo, chuyền trên cành cây rất giỏi. Trước đây họ có thể là người đi tìm trầm (tức trầm hương, tiếng Anh là Agarwood. Loại trầm hương quý nhất là kỳ nam – Eaglewood – giá cao hơn vàng, chỉ sau bạch kim). May mắn kiếm được một khối trầm hương hay kỳ nam, họ có thể bán được từ vài tỷ đồng đến vài chục tỷ đồng, tức từ vài trăm ngàn đô la tới vài triệu đô la tùy theo nhiều hay ít, loại quý hay loại ít quý. Nhưng họ thường chết trong khi “đi điệu” (tiếng thông dụng ở vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi để chỉ những người đi tìm trầm) do đói khát, bệnh tật hay bị ngay chính những người “đi điệu” khác giết chết để cướp lương thực hoặc cướp số trầm họ đã tìm được. Còn nếu không chết nhưng bị lạc trong rừng nhiều năm, họ sẽ biến thành một loại “người rừng” thường gọi là “xà niêng”, gần như mất trí nhớ và rồi cuối cùng cũng sẽ chết như mọi con thú già yếu, bệnh tật khác. Hàng ngàn người “ngậm ngải tìm trầm” họa chăng mới có một người may mắn tìm được trầm. Nhưng vì ham trở thành đại phú gia nên người ta vẫn bỏ nhà bỏ cửa ra đi. Họ coi tiền bạc lớn hơn mạng sống của họ.
UserPostedImage
Kỳ nam (bên trái) và trầm hương
Mất trâu, thành người rừng
Trở lại những trường hợp khác. Trước đây Đoàn Dự tôi đã có dịp trình bầy hầu quý bạn chuyện cô bé Rơ Chăm Hơ Pơ Nhiêng (Rơ Chăm H’Pnhiêng), người dân tộc Cho Ro, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai (trước đây gọi là tỉnh Gia Lai-Kontum, nơi có thị xã Kontum và thành phố Pleiku, nay đã tách riêng thành tỉnh Gia Lai với thủ phủ là TP Pleiku). Xã Ia Dom huyện Đức Cơ nằm sát biên giới với xã Oyatung, huyện Oyadav, tỉnh Rattanakiri của Campuchia. Dân chúng hai bên qua lại, mua bán, trao đổi sản vật với nhau như người cùng trong một nước. Họ nói cả hai thứ tiếng, có khi gả con cho nhau không hề phân biệt.
Khoảng đầu năm 1989, cô bé Hơ Pơ Nhiêng, 13 tuổi, đi chăn trâu với đứa em trai họ ở gần bìa rừng. Chiều muộn, một con trâu bị lạc, hai chị em cuống quýt đi tìm. Đứa em họ mất tích còn cô bé Hơ Pơ Nhiêng thì lạc trong rừng sâu suốt 18 năm trời (1989 – 2007) và trở thành “người rừng” hết sức tội nghiệp. Gia đình rất đau đớn tưởng cô bé đã chết, nhưng 18 năm sau, thợ rừng bên Campuchia bất ngờ phát hiện ra cô, và việc tìm được cô (lúc này đã 31 tuổi) như sau…
Ông Sina, trung tá Campuchia, đồn phó công an cửa khẩu Oyadav cho biết, thông tin về “người rừng” ở Oyadav xuất hiện vào đầu tháng 1-2007, khi một nhóm thợ rừng khai thác gỗ trắc ở cánh rừng Tel, xã Oyatung, huyện Oyadav, liên tục bị ăn vụng nồi cơm một cách bí ẩn. Sau nhiều lần mất cơm, nhóm thợ rừng tức giận, quyết rình bắt bằng được và họ bất ngờ khám phá ra thủ phạm là một con người đầy lông lá, tóc dài, chuyền cành rất giỏi bằng cả tay chân.
Ngay sau khi công an xã Oyatung tiếp nhận “người rừng”, gia đình ông Rơ Châm K’Sor Lu ở Ia Dom, huyện Đức Cơ phía bên Việt Nam biết tin, sang xem và nhận ra đây chính là Rơ Chăm H’Pnhiêng, đứa con gái của họ đã bị lạc trong rừng năm 1989 khi 13 tuổi, lúc đi chăn trâu cùng đứa em họ. (Đứa em sinh năm 1982, lúc ấy mới 7 tuổi, đến nay vẫn còn mất tích).
Dấu vết để gia đình ông Rơ Chăm K’Sor Lu nhận ra H’Pnhiêng chính là vết sẹo dài trên cánh tay trái do đứa em trai tên Rơ Chăm Khăm Phi gây ra khi hai chị em chơi đùa lúc còn nhỏ.
Kết quả xét nghiệm DNA cũng cho thấy huyết thống giữa H’Pnhiêng và gia đình ông K’Sor Lu. Đồng thời, chuyên gia tâm lý người Tây Ban Nha là GS Hecto Rifa thuộc Đại học Oviedo, thành viên của tổ chức Các nhà tâm lý học không biên giới cũng sang, trực tiếp khám cho H’Pnhiêng, ông xác nhận cô gái “người rừng” này không hề bị bệnh tâm thần.
Những thay đổi của H’Pnhiêng sau khi đi lạc vào rừng 18 năm trước:
Năm 2013, tức 6 năm sau khi cô gái “người rừng” H’Pnhiêng được phía Campuchia khám phá và trả về cho gia đình ông K’Sor Lu ở bên Việt Nam, các phóng viên lên thăm và gặp Rơ Chăm H’Pnhiêng trong ngôi nhà gỗ nhỏ do chính quyền Oyadav hỗ trợ, cất riêng cho cô trong khu vườn của gia đình cô. H’Pnhiêng mặc chiếc quần dài màu nâu, áo thun màu xanh, tóc và móng tay đã được cắt ngắn, nằm kê gối trên góc sàn nhà, trông trẻ hơn so với tuổi 37 của cô. Thấy người lạ, H’Pnhiêng chỉ hơi nhổm người dậy, không còn hoảng sợ như những ngày mới từ rừng về.
Người em trai tên Rơ Chăm Khăm Phi bưng một tô cơm canh rau khá lớn đưa cho chị. Chỉ chừng hơn một phút, H’Pnhiêng đã thuần thục dùng muỗng xúc ăn hết tô cơm. Ăn xong cô còn biết dùng giẻ lau sạch những vệt canh đổ trên sàn. Lát sau, người em dâu đưa vào một bầu nước to, H’Pnhiêng lại ngửa cổ tu một hơi cạn bầu. Cậu Khăm Phi kể: “Đưa một tô cơm chị H’Pnhiêng ăn hết một tô, đưa một xoong ăn hết một xoong, bao nhiêu cũng ăn hết”.
UserPostedImage
H’Pnhieng và cậu em trai Khăm Phi
Những hình ảnh ấy đối với gia đình là một sự kỳ diệu, bởi vì H’Pnhiêng đã từng quên hết bản năng của một con người. Cậu Khăm Phi thật thà: “Hồi đó chị như con khỉ, đi bằng cả hai tay hai chân, hai bàn tay không có thịt và chai sần vì chống xuống đất. Hai cái chân thì nhón nhón, đi bằng mũi chân. Tóc dài, lông tay lông chân, móng tay cũng dài. Quần áo vừa mặc vào thì đã xé nát và không sao cầm được bát đũa, tay lóng ngóng như tay vượn. Có những đêm khi mọi người trong nhà đã ngủ say, chị rón rén đi xuống bếp bốc gạo sống nhai ngấu nghiến có vẻ thích lắm”.
Gia đình H’Pnhiêng đã từng tuyệt vọng vì những nỗ lực của họ đều không thể đưa “người rừng” trở về với đời sống con người. Cứ chiều chạng vạng, khi con mang tác nơi bìa rừng, con vượn hú bầy phía vách núi xa… thì bản năng hoang dã trong H’Pnhiêng lại trỗi dậy, toan vùng chạy để thỏa nỗi nhớ rừng.
Trong nỗi vô vọng ấy, bằng linh cảm của một người mẹ, bà Rơ Chăm H’Soi – mẹ H’Pnhiêng – chợt nhớ khi H’Pnhiêng còn nhỏ, bà đã từng ru con những điệu dân ca J’rai vùng quê cũ Cheo Reo (huyện Ayunpa tỉnh Gia Lai bây giờ) và thử hát lại cho H’Pnhiêng nghe. Lời dân ca J’rai vùng Cheo Reo ấy không ngờ đã chạm vào tiềm thức của một kiếp người bị đời sống hoang dã vùi lấp. “Chị mình ú ớ hát theo dù không thành lời, tự nhiên khóe mắt chảy nước rồi chạy đến ôm mẹ mình. Mẹ mình khóc, rồi cả nhà cũng khóc theo…” – cậu Khăm Phi xúc động kể về giây phút đoàn tụ đúng nghĩa của H’Pnhiêng và gia đình.
Những bài dân ca J’rai cuối cùng đã lấn át được tiếng gọi từ nơi hoang dã, bản năng con người dần trở lại, H’Pnhiêng không còn sợ hãi mọi người, nhận ra người thân, biết cầm đũa, cầm muỗng xúc cơm, biết rửa cả chén bát khi ăn xong. Không còn xé quần áo, biết đi vệ sinh đúng chỗ. Và từ ba năm nay khi những cánh rừng thưa dần do sự chặt phá, H’Pnhiêng đã sống hẳn trong ngôi nhà nhỏ dành cho mình. Nỗi lưu luyến về cuộc đời 18 năm trong rừng già dường như đã vơi bớt.
Bí ẩn chưa được giải thích
Sống trong rừng già không lương thực, không nước uống, quần áo chỉ có một bộ trên người, đối với một người trưởng thành đã là điều khó, đằng này cô bé H’Pnhiêng khi đi lạc trong rừng chỉ mới 13 tuổi, nào là đói rét, nào là thú dữ, nào là sự sợ hãi…, nhưng cô vẫn tồn tại suốt 18 năm. Bác sĩ Pan Sok Thou, phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Oyadav, cho biết trong 6 năm qua, các cơ quan y tế tại Campuchia cùng nhiều tổ chức y tế nước ngoài đã gặp H’Pnhiêng để tìm cách giải thích về bản năng sinh tồn kỳ lạ ấy nhưng đều không tìm được câu trả lời.
Ngồi cạnh H’Pnhiêng mới thấy dấu vết của những kỹ năng sinh tồn trong cuộc sống hoang dã vẫn còn. Hai lòng bàn tay H’Pnhiêng vì chống xuống đất để di chuyển suốt 18 năm nên lõm vào, các ngón tay dài ra như bàn tay của loài khỉ, vượn. Ăn cơm, H’Pnhiêng gần như không nhai mà đưa vào miệng là nuốt ngay, người em gái chăm sóc H’Pnhiêng cho biết không chỉ cơm rau mà bất cứ đồ ăn nào H’Pnhiêng cũng ăn rất nhanh, không hề mắc nghẹn hay đau bụng.
Cậu Khăm Phi kể, thời gian đầu về nhà, H’Pnhiêng không bao giờ ngủ ban đêm mà thường trốn về rừng sâu, khi năm ngày, khi nửa tháng, có khi hai tháng. Những lần trốn đi ấy, không ít lần dân sơn tràng (thợ rừng) ở Oyadav phát hiện H’Pnhiêng trong rừng sâu, nhưng không cách nào bắt lại được vì H’Pnhiêng leo trèo, chuyền cành nhanh đến mức không ai theo kịp, rồi sau đó lại tự trở về lành lặn. Thậm chí có lần H’Pnhiêng lọt xuống hố phân của nhà vệ sinh suốt một tuần nhưng khi được đưa lên vẫn khỏe mạnh, không hề bị bệnh tật sau đó.
Trên tay trái của H’Pnhiêng vẫn còn vết sẹo sâu, kéo thành một vòng tròn quanh cổ tay, các thợ săn ở Oyadav đều cho rằng đó là dấu tích của một chiếc bẫy kẹp hoặc bẫy thòng lọng dùng để bẫy thú do chính họ cài. Nhưng không thợ săn nào hiểu được vì sao H’Pnhiêng có thể tự tháo bẫy mà tay vẫn lành lặn, trong khi những con thú mắc bẫy không thể thoát được.
UserPostedImage
Vết sẹo vòng tròn trên cổ tay do bị bẫy thú kẹp của H’Pnhieng
Bí ẩn về bản năng sống sót 18 năm trong rừng già có lẽ không ai giải thích được ngoài chính Rơ Chăm H’Pnhiêng. Trong những lần ký ức lóe sáng, cô thường cầm bút bằng chân và tay, vẽ hàng chục bức tranh về cuộc sống trong rừng. Trong tranh có hình ảnh của H’Pnhiêng, có muông thú, cây cổ thụ, có những con người nhiều đầu (?)… Những bức tranh này hiện được Viện Bảo tàng Rattanakiri cất giữ với hy vọng một ngày nào đó H’Pnhiêng hồi phục khả năng ngôn ngữ, cô sẽ kể cho mọi người nghe quãng đời 18 năm trời sống trong rừng xanh và giải thích về những bức tranh đó.
Sau đây xin mời quý bạn xem xét chuyện hai cha con “người rừng” sống suốt 40 năm trong rừng sâu vì người cha quá sợ hãi bom đạn và tưởng… chiến tranh chưa kết thúc. Câu chuyện “người rừng” này khiến nhiều tờ báo Mỹ sửng sốt, họ sang tận nơi gặp gỡ hai người rừng và  viết bài tường thuật…
Thành người rừng vì quá sợ hãi bom đạn…
Suốt 40 năm, hai cha con ông Hồ Văn Thanh, Hồ Văn Lang ở sâu trong rừng già, dưới chân ngọn núi Apon – một nhánh phía đông của dãy Trường Sơn. Họ đã sống hoàn toàn biệt lập với cộng đồng, với thế giới văn minh, tự săn bắt, hái lượm, đóng khố bằng vỏ cây, tự tạo lửa từ đá, sống trong hang và làm chòi trên cây như người tiền sử…
Chiều 7/8/2013, chính quyền xã Trà Phong, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi mới đưa được họ về lại làng cũ. Và với Hồ Văn Lang, đây là lần đầu tiên khi đã hơn 40 tuổi anh mới được biết tới xã hội con người.
Đạn bom oan nghiệt
Chiều 8/8/2013, khi các phóng viên đến nhà anh Hồ Văn Trí, con út của “người rừng” Hồ Văn Thanh ở làng Nga, gặp đúng lúc gia đình đang làm lễ cáo gia tiên về việc đã đưa được cha con ông Thanh về làng. Ông Hồ Văn Biên – 68 tuổi, người dân tộc Cor, là em họ của người rừng Hồ Văn Thanh – nhắm nghiền hai mắt, miệng lâm râm khấn khứa rồi đổ một phần chén rượu lên trên đám  than hồng. Lửa rực lên, thơm lừng mùi quế. Trong làn khói trắng vấn vương, ông Biên phiêu linh như “nối” được với tổ tiên.
Xong phần nghi lễ, ông Biên đưa chén rượu còn lại cho ông cụ Hồ Văn Thanh nay đã 86 tuổi nhấp một chút rồi cho Hồ Văn Lang. Mặt Lang nhăn nhó, người co dúm lại khi phải uống rượu sau đó đưa tay giữ trên miệng giống như người ăn phải ớt cay. Nghi lễ đã xong, ông Biên quay lại nói với các phóng viên bằng tiếng Kinh: “Bây chừ thì cô dượng tôi (tức cha mẹ ông cụ người rừng Hồ Văn Thanh) đã được yên lòng nơi chín suối”. Uống chén rượu cúng, ông Biên từ từ kể lại câu chuyện ly tán.
Nỗi đau buồn của người rừng
Ông Hồ Văn Thanh sinh năm 1930, nguyên gốc là người Trà Lãnh, thuộc huyện Trà Bồng (bây giờ là huyện Tây Trà). Từ năm 1959, ông lên xã miền núi Trà Khê, rồi chuyển về làng Trà Kem, xã Trà Xinh, làm nghề thợ rèn. Ông lấy vợ, sinh được 2 đứa con trai thì phải gia nhập bộ đội CS địa phương vì Trà Bồng lúc bấy giờ là một trong những chiếc nôi hoạt động “cách mạng”.
Sau 5-6 năm, ông bỏ về quê, không làm thợ rèn nữa mà làm rẫy với vợ ở dưới chân núi đồng thời sinh thêm được 2 đứa con nữa, tất cả đều là con trai.
Những năm 1970, chiến sự xảy ra ác liệt, Trà Bồng hứng chịu rất nhiều bom đạn. Người chết, nhà cháy, đổ nát khắp nơi. Rồi một hôm, khi ông Thanh đang đang làm trên rẫy thì chứng kiến cảnh làng mình rực lửa, tiếng nổ khủng khiếp như động đất.
Sau khi máy bay đã đi khỏi, ông chạy về tìm người thân thì thấy nhà ông đang cháy, cả 26 người trong đó có mẹ ruột và 2 đứa con trai đầu của ông núp trong căn hầm gần đấy chết vì bị bom dội trúng, không ai sống sót. Riêng vợ ông tên Hồ Thị Phương và 2 đứa con nhỏ, đứa lớn tên Hồ Văn Lang mới gần 2 tuổi, đứa bé tên Hồ Văn Trí mới 5 tháng tuổi, do không chạy kịp ra hầm trú ẩn nên thoát chết.
Đớn đau tột cùng, ông Thanh hóa đãng trí từ đó và có biểu hiện tâm thần. Cứ hễ nghe tiếng bom đạn là ông co dúm người lại, tay chân run lẩy bẩy và chạy trốn.
Sống trong nỗi buồn đau, kinh hoảng thêm được một thời gian ngắn nữa rồi ông đem đứa con thứ 3 tên Hồ Văn Lang lúc ấy mới gần 2 tuổi, đi vào trong rừng sống như người tiền sử, bỏ lại người vợ cùng đứa con út.
Mòn mỏi chờ chồng con không được, người đàn bà tội nghiệp này phải bước thêm bước nữa. Từ đó dân làng Trà Kem cứ đinh ninh cha con ông Thanh đã chết có lẽ do bom đạn hoặc bị thú rừng ăn thịt.
UserPostedImage
“Người rừng” Hồ Văn Lang với chiếc khố bằng vỏ cây
Thiếu cơm, thiếu muối
Anh Hồ Minh Lâm, cháu gọi người rừng Hồ Văn Thanh bằng chú ruột, kể rằng cha của anh (tức anh ruột ông Thanh) đã đi coi thầy và tin chắc người em mình với đứa cháu chưa chết. Năm nào ông cũng bỏ công ra, vào rừng và  lên cả núi tìm kiếm nhưng đều vô vọng.
Từ sau 1975, rừng càng ngày càng bị chặt phá, kiệt quệ, lùi xa dần làng xóm. Dân làng Trà Kem phải đi sâu vào để phá rừng làm rẫy hoặc kiếm củi. Trong những lần đi làm rẫy, đốn gỗ, dân làng Trà Kem đã từng trông thấy “người rừng”. Nhưng do cha con ông Thanh rất sợ con người, luôn luôn chạy trốn mất biệt nên mọi người tưởng đó là khỉ, không còn để ý nữa.
Mãi đến năm 1999, người dân huyện Trà My ở phía bên tỉnh Quảng Nam báo với công an về việc họ luôn luôn bị mất trộm đậu, bắp trên rẫy và nghi là có “người rừng” phá hại. Tuy nhiên, khi công an tới điều tra thì cũng chỉ thấy dấu chân người. Vậy thôi, không thấy gì hơn.
Anh Lâm kể tiếp: “Câu chuyện đồn đại về “người rừng” rộ lên rồi cũng nhanh chóng bị quên lãng. Chỉ có cha tôi thì tin rằng đó là chú Thanh và em Hồ Văn Lang chú đã đem đi lúc gần 2 tuổi”.
Sau đó, cha con anh Lâm và Hồ Văn Trí (cậu bé sống sót lúc 5 tháng tuổi) tiếp tục đi tìm. Mãi đến 2004, 2005 gì đó họ mới trông thấy cha con “người rừng” đang sống trên núi Apon nhưng hai người này liên tiếp tránh mặt. “Cứ nghe tiếng động là cha con chú trốn biệt vào trong rừng sâu” – anh Lâm kể.
Thỉnh thoảng hai cha con anh Lâm vẫn lên Apon còn anh Hồ Văn Trí thì lên thường hơn nhưng rồi cũng chỉ để lại ít muối, gạo, cá khô, bắp, mè  và vài thứ hạt giống rồi về chứ không có cách chi gặp được người thân.
Người con có hiếu tên Hồ Văn Trí rất thương xót cha và anh. Cậu kiên nhẫn đi đi lại lại, phải mất rất nhiều thời gian từ từ làm quen bấy giờ cha con ông Thanh mới đỡ sợ và cho gặp mặt. Tuy nhiên, dù khuyên nhủ cách nào ông Thanh cũng lặng lẽ lắc đầu, không chịu trở về.
Theo anh Lâm cho biết, vì đã sống quá lâu trong rừng, tách biệt với cộng đồng nên ông Thanh gần như quên hết tiếng Kinh. Ngay tiếng của người Cor cũng ít nói. Riêng Hồ Văn Lang, do cha bế đi lúc gần 2 tuổi, anh hoàn toàn không hiểu gì về thế giới loài người và chỉ biết được một ít tiếng Cor do cha mình dạy.
Suốt 40 năm ở vùng rừng núi Apon, họ đã làm nhà trên cây, đập vỏ cây để đóng khố, cuộc sống hoàn toàn dựa vào săn bắt, hái lượm và thời gian sau này là trồng trọt. Có lẽ cha con ông Thanh đã xuống rẫy của dân để bẻ trộm bắp, hái trộm mè, đậu, thuốc lá… Điều kỳ lạ là họ đã sống gần 40 năm hoàn toàn không có muối, thiếu gạo, nhưng vẫn mạnh khỏe bình thường. Họ đã nhặt mảnh bom, vỏ đạn để gò thành soong nồi, tự rèn dao rựa, dùng đá đánh lửa để nấu chín thức ăn. Đối với người văn minh, khó tin rằng cha con ông Thanh có thể sống như người tiền sử trong suốt một thời gian dài như vậy. Nhưng với hai “người rừng” này, một người đãng trí, một người hồn nhiên như đứa trẻ, họ đã tồn tại giữa đại ngàn một cách khó hiểu.
Ngày về
Anh Hồ Văn Trí kể: “Tôi đã dùng hết cách mà không sao khuyên được cha tôi về, còn anh Lang thì cứ vô tư như đứa trẻ, chỉ tùy thuộc vào cha tôi mà thôi. Một điều kỳ lạ là mãi đến năm 2013, một đêm tôi nằm mơ thấy cha tôi ốm rất nặng, nằm thiêm thiếp trên chiếc chõng tre trong một ngôi nhà có phên đất, có quần áo đàng hoàng, anh Lang ngồi bên cạnh nét mặt rất buồn. Lạ lùng là khi tỉnh lại, hễ chợp mắt là giấc chiêm bao ấy cứ lặp lại 3-4 lần trong đêm. Linh tính báo cho tôi biết có điềm xấu gì đó. Sáng ra tôi dậy sớm, đi vào rừng núi Apon thì thấy quả nhiên thấy cha tôi ốm nặng đang nằm liệt một chỗ trong hang núi thật, chân tay không cử động được còn anh Lang thì co ro ngồi buồn thiu bên cạnh đúng như trong giấc mơ, miệng ú ớ muốn nói điều gì tôi không hiểu. Tôi vội về làng, ra UBND xã xin được hỗ trợ vài người để vào cáng cha tôi về. Và sáng hôm sau, tức ngày 7/8/2013, một số thanh niên trong làng và người đại diện UBND xã Trà Phong đã vào núi Apon, đến 11 giờ trưa thì tới nơi và cáng cha tôi về tối 7/8. Về đến làng, cha tôi được đưa ngay lên bệnh viện huyện. Cha tôi không nói một lời, chẳng ăn miếng cơm nào, đưa sữa cũng không uống, còn anh Lang thì phải có người canh giữ vì sợ anh trở về rừng”.
UserPostedImage
Cha con cụ “người rừng” hiện nay
Hiện nay, 2016, ông cụ Hồ Văn Thanh tương đối đã khỏe mạnh mặc dầu cụ đã 86 tuổi và luôn luôn im lặng. Cứ hễ nghe tiếng động như tiếng xe máy chẳng hạn thì cụ lại sợ, lắng tai nghe ngóng xem đó là tiếng gì. Còn anh Lang thì đã biết đi cuốc đất, làm đồng với hàng xóm láng giềng và anh đang học nói tiếng Kinh, kể cả học chữ a b c để… có thể lấy được vợ. Con gái, dù là người Cor, con trai phải biết nói tiếng Kinh ngoài tiếng Cor ra thì họ mới lấy.


Đoàn Dự

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.211 giây.