Tôi đã rửa đít cho bà vợ Alzheimer suốt 5 năm mới được gọi là “Người Chồ̀ng Lương Thiện” (xin xem thêm phụ bản ở cuối bài) nhưng chỉ rửa đít một lầ̀n cho một ông bạn mà được vinh thăng “”Người Cao Thượng”.
Chuyện này liên hệ tới ông bà thông gia của tôi (con gái út của họ lấy con trai trưởng của tôi), ông Nguyễn Khắc Chính và bà Nguyễn Xuân Lan, nên tôi cần nói qua tiểu sử của hai người này.
Ông Nguyễn Khắc Chính sinh năm 1922 (hơn tôi một con giáp) tại làng Thần Phù, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Lúc thiế́u thời, ông học trường nhà dòng của tỉnh Thanh Hóa do một cố́ đạo người Pháp làm hiệu trưởng. Từ năm 12 tuổi ông là con nuôi duy nhất của vị cố đạo này. Ông Trần Kim Tuyến (sau này đỗ bác sĩ nhưng không hành nghề̀ y mà làm giám đốc sở tình báo của Đệ Nhất Cộng Hòa VN, dưới quyền điề̀u khiển của ông Ngô Đình Nhu) là bạn thân lâu năm với ông và cùng tốt nghiệp trung học với ông ở trường nhà dòng này. Cuối thập niên 1950, do bác sĩ Tuyến đề̀ cư,̉ ông được ông Ngô Đình Nhu bổ nhiệm chức giám đốc báo chí phủ Tổng Thống. Ông giữ chức này không lâu thì bị ông Nhu cách chức vì ông khuyên ông Nhu nên để đích thân TT Diệm (chứ không nên thay mặt TT Diệm) sang Campuchia đáp lễ quốc vương Sihanouk đã thăm viếng Saigon trước đó mấy tháng. Ông giải thích rằ̀ng tuy vai trò của ông Nhu rất quan trọng trong chính phủ của ông Diệm nhưng chức vụ chỉ là cố́ vấ́n, không có tư thế́ ngoại giao của Tổ̉ng Thố́ng để đáp lễ một Quốc Vương. Ông cũng trình với ông Nhu rằ̀ng địa thế́ của Campuchia tố́i quan trọng cho an ninh của Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi bị cách chức, ông hành nghề luật sư cho đế́n khi Saigon thất thủ. Năm 1968 ông đoạt giải nhất trong cuộc thi văn chương mà nước Nhật đặt ra cho Thế Vận hội Đông Kinh kỳ ấy (ông viết bài ấy bằ̀ng tiếng Pháp cho nên ông có tên trong hội văn bút Pháp quốc). Cuối năm 1975, ông tham gia trong ban lãnh đạo của vụ nổi loạn ở Nhà thờ Vinh Sơn và bị Việt Cộng kết án 17 năm khổ sai. Hội Văn Bút Pháp đã nhiều lần can thiệp xin giảm án cho ông nhưng ông vẫn ở tù đủ 17 năm không thiếu ngày nào. Năm 1993 ông được bà Xuân Laṇ bảo lãnh sang cư ngụ tại Maryland và tích cực hoạt động lâu dài cho Chính Phủ Lâm Thời Viết Nam của Nguyễn Hữu Chánh. Năm 2015 bịnh multiple myeloma cùa ông trở nặng và ông qua đời ngày 24 tháng 9 năm 2016 ở tuổi 94.
Bà Nguyễn Xuân Lan sinh năm 1932 tại miền Nam và tốt nghiệp cử nhân văn khoa tại trường đại học Sorbone bên Pháp năm 1955. Bà trúng cử dân biểu Quốc Hội Lập Hiến rồi chuyển sang Quốc Hội Lập Pháp của Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam và là thư ký đặc biệt cùa bà Ngô Đình Nhu cho đến ngày hai ông Diệm Và Nhu bị ám sát. Bà là người duy nhất chứng klến giờ phút chót của bang giao Cabot Lodge – Ngô Đình Diệm: ngảy 31-10-1963 ông Lodge vào dinh Độc Lập gặp ông Diệm lầ̀n chót và bà là thông dịch viên. Ngay sau giờ phút gặp gỡ đó bà đã đoán rằ̀ng ông Diệm khó thoát chế́t (lúc tĩễn chân ông Lodge ra xe bà hỏi: “Thưa ông đại sứ, ông có thể làm gì để giúp Tổng Thống của tôi? Ông Lodge lạnh lùng trả lời: ” Tôi sẽ làm hế́t sức của tôi để giúp cho nước Việt Nam”). Đầ̀u năm 1964, để giúp bà thoát khỏi nanh vuốt của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, ông Lodge cấ́p cho bà một học bổ̉ng đi UCLA học về̀ education. Bà trở về̀ nước dạy bán thời gian ở các đại học Đà Lạt và Húê cho đế́n khi Saigòn thất thủ. Năm 1978, sau 2 lần vượt biên thất bại (trong khi chồ̀ng ở tù), cuối cùng bà đưa được 3 đứa con gái sang Mỹ và đào tạo thành một nha sĩ, hai bác sĩ. Đứa con gái út, Nguyễn Thuấ́n Phương, là con dâu cả của tôi và hiện thời là associate professor ngành radiology của University of West Virginia. Bà bắt đầ̀u bị Alzheimer từ năm 2013 và tới bây giờ thì đã quên khá nhiều và đã đi lạc nhiều lầ̀n.
Vào Đề̀
Ngày 17 tháng 9 năm 2016 tôi lái xe tới Silver Spring, Maryland thăm ông Chính vì nghe tin ông đang nguy kịch. Quãng đường từ nhà tôi tới nhà ông dài 25 miles và cầ̀n từ 45 phút tới 1.5 giờ lái xe tùy theo traffic. Tôi khởi hành lúc 11.30 AM và tới nơi lúc 12.30 PM. Bà Xuân Lan ra mở cửa cho tôi. Bà nhìn tôi trừng trừng rồ̀i nói lớn với giọng muố́n đuổi khách lạ mặṭ: “Tôi không quen biết ông!”. Tôi không ngạc nhiên chút nào vì biết rõ mức độ Alzheimer của bà. Tôi nói chậm rãi: ” Tôi là bs Bảo, bố́ của Lộc, bố́ chồ̀ng của Thuấ́n Phương đây! tôi tới thăm chị và anh Chính”. Bà cầ̀n chừng 5 giây để̉ hồ̀i tưởng rồ̀i với cùng một giọng lớn như trước bà nói: “Đế́n đúng lúc qúa! Anh Chính đang chờ anh ở trên lầ̀u”. Trong lúc bước lên thang lầ̀u, tôi nghĩ rằ̀ng bà đã quên lố́i ngoại giao tế́ nhị cố́ hữu của bà. Trước kia mỗi khi lỡ lời là bà xin lỗi thật khéo chứ không thô thiển như vậy. Nhưng Kim Thanh, con gái thứ 5 của tôi thì nghĩ rằ̀ng bà chưa quên mà chỉ sử dụng tài ngoại giao theo kiểu mới, nghĩa là bà nói câu sau với cùng một giọng như đã nói câu đầ̀u để tôi lầm tưởng câu đầ̀u như một câu rỡn chơi đê mở màn cho câu sau. Có lẽ Kim Thanh nói đúng. Người Alzheimer tuầ̀n tự quên ngày tháng, nơi chố́n, người thân trước khi quên tới tài năng của mình. Bà chưa quên chồ̀ng con thì ắt chưa quên cách ăn nói mề̀m mỏng, tế́ nhị của bà.
Tôi bước vào phòng lúc ông Chính đang ăn cháo. Ông múc từng thìa, tuy chậm chạp nhưng chưa làm sớt ra ngoài. Tôi đề nghị đút cháo cho ông thì ông chỉ nhờ tôi nâng tô cháo cho ông tự đút vào miệng. Ông mới ăn được 3 thìa thì bà bưng vào phòng một cái đĩa trên có một trái quýt đã bóc vỏ và nói với tôi rằ̀ng: “Trái quýt này là tôi mời anh. Anh có nhiệm vụ giúp anh Chính ăn hết tô cháo đó. Tôi mệt lắ́m rồ̀i. Tôi cầ̀n đi ngủ”. Nói xong bà bước ra khỏi phòng của chúng tôi, đi vào phòng của bà ở bên cạnh, rồ̀i đóng cửa phòng của bà lại. Chừng 2 phút sau tôi thấ́y bà mở cửa phòng của bà, đi vào phòng của chúng tôi, nói nguyên văn câu trên rồ̀i lại trở về phòng của mình. Trong vòng 15 phút bà lặp lại 4 lần như vậy! Ông Chính lắc đầu thở dài, giọng chán nản: “Tuổ̉i già thê thảm thật! Mỗi người một căn bệnh!”.
Phải mấ́t nửa giờ ông Chính mới ăn hế́t tô cháo. Ông nhăn mặt nhiề̀u lầ̀n trong lúc ăn cháo. Tôi hỏi ông có cầ̀n uố́ng thuố́c chố́ng đau không thì ông lắc đầ̀u nói rằ̀ng ông chỉ mót đi cầ̀u thôi. Tôi nâng ông dậy định đỡ ông vào phòng tắ́m nhưng ông từ chố́i, nói rằ̀ng người giúp việc sẽ tới chừng 2 giờ nữa. Thế là có một cuộc tranh cãi kịch liệt giữa ông Chính và tôi. Dưới đây là đố́i thoại của hai chúng tôi:
—Anh cũng gầ̀y yế́u như tôi thì làm sao đỡ nổ̉i tôi vào phòng tắ́m? —Anh cứ yên chí, tôi trẻ hơn anh 12 tuổi và không mang bệnh tật gì. —Xin lỗi. Tôi có thói quen mỗi khi đi cầ̀u xong thì phải rửa đít. —Thì tôi sẽ rửa đít cho anh. — Thông gia đến để̉ uố́ng với nhau chén rượu chứ không phải đến để̉ rửa đít cho nhau. —Cái duyên uống rượu với nhau của chúng mình đã hết. Bây giờ là thời kỳ của cái duyên rửa đít cho nhau! Anh hiể̉u điề̀u đó không?
Tới đây thì tôi dùng hết sức bình sinh để̉ nâng ông dậy và dìu ông vào phòng tắ́m. Tôi cởi quầ̀n ông ra bấ́t kể ông kháng cự và đặt ông ngồ̀i xuố́ng bàn cầ̀u. Chỉ sau vài giây là phân lỏng tuôn ra ào ào như bấ́t tận. Sự sảng khoái hiện rõ trên nét mặt của ông. Ông trở thành ngoan ngoãn cho tôi rửa ráy trước, sau, mọi kẽ, mọi ngách. Ông cười đùa: “Anh rửa sạch gấ́p mười người giúp việc”.
Tôi dìu ông về phòng. Đặt ông nằm trên giường. Mặt ông tươi như hoa, hồ̀n nhiên như chưa hề̀ mắc bệnh multiple myelema. Ông kể chuyện huyên thuyên, ròn như pháo rang. Toàn những kỷ niệm cu,̃ cho đế́n khi ông ngủ thiếp đi. Tôi đắ́p mề̀n cho ông rồ̀i đóng cửa phòng, đi xuống thang lầ̀u. Kim Thanh đã hẹn tôi từ trước và đang nói chuyện với bà Xuân Lan ở phòng khách. Tôi yên tâm ra về̀. Lòng thanh thản.
Một tuầ̀n sau thì ông qua đời. Theo lời ông dặn, các con ông làm đám táng cho ông thật đơn sơ, giố́ng như tôi đã làm cho bà Cò 2 năm trước: không viế́ng xác, không vòng hoa, không phúng điế́u, không cáo phó, không làm lễ trong nhà thờ. Gia đình chỉ gọi linh mục Phạm Văn Chinh đã về hưu, em họ của ông Chính, từ Florida về, làm một lễ thật ngắ́n trong một phòng nhỏ của nhà quàn trước khi hỏa táng. Hiện diện chỉ có bà Xuân Lan, 3 đứa con gái, 2 đứa con rể̉ và 4 đứa cháu ngoại. Tôi muố́n tham dự nhưng gia đình xin miễn để̉ cho công bằ̀ng với nhiề̀u người thân khác (có hàng trăm người muố́n tiễn đưa ông, gồ̀m bạn bè, thân thích, đồng nghiệp và đồ̀ng chí).
Hai ngày sau lễ hỏa táng, tôi nhận được một cú điện thoại của linh mục Chinh lâu chừng nửa giờ. Tôi đã quen ông từ trước. Ông là người cách đây 25 năm đã làm lễ cưới cho Thuấ́n Phương và Lộc. Ông muốn chào tôi trước khi bay về̀ Florida và ngỏ lời tiế́c không gặp được tôi lầ̀n này. Ông dành gần hế́t thời gian của cuộc điện đàm để ca tụng việc tôi phục dịch ông Chính một tuần trước đó, coi nó như một cử chỉ cao thượng. Ông nói ông đã được các con cũa ông Chính kể̉ cho ông nghe . Tôi cãi rằ̀ng việc đó qúa nhỏ mọn để̉ được gọi là cao thượng. Nhưng linh mục Chinh nhấ́t quyế́t cho rằ̀ng cái việc mà cả ngàn người khác không làm nổ̉i thì ắ́t phải cao thượng.
Cám ơn cha Chinh. Tôi không đồng ý với ông về từ “cao thượng” nhưng không thể cãi tay đôi với ông trong điện thoại. Tôi chỉ muốn biện bạch rằ̀ng hôm đó tôi đã không rửa đít cho một ông cựu luật sư danh tiế́ng. Tôi đã không rửa đít cho một ông cựu giám đốc báo chí Phủ Tổ̉ng Thố́ng. Tôi đã không rửa đít cho một người lãnh giải thưởng văn chương của Thế Vận Hội Đông Kinh. Tôi đã không rửa đít cho một ông cố vấ́n pháp luật của Chánh Phủ lưu vong. Tôi đã không rửa đít cho một danh nhân để̉ cầ̀u hư danh. Tôi chỉ rửa đít cho một người cần được rửa đít. Người ây có thói quen phải rửa đít sau mỗi lầ̀n đi cầ̀u cho nên đã dố́c tàn lực chịu khố́n khổ̉ để nhịn đi cầ̀u. Ngườì ấy đã bị tôi cưỡng bức rửa đít và đã sung sướng cực độ sau khi được tôi rửa đít.
Tôi không dám nhận lời khen “cao thượng” của cha Phạm Văn Chinh nhưng tôi nhủ thầ̀m rằ̀ng: Trên đời này, làm một việc cao thượng cũng chẳng khó gì! Chỉ cầ̀n rửa đít cho một người cầ̀n được rửa đít là được!
Ngày 21 tháng 12 năm 2016
Con Cò.