logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 25/12/2016 lúc 02:20:57(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

THƯA QUÝ BẠN, cách đây khoảng hơn chục năm, ở ngoài Bắc tự nhiên xuất hiện một bài thơ hài mang tính châm biếm nhan đề là “Tiền ơi…”. Có lẽ đa số quý bạn đã biết nhưng Đoàn Dự tôi xin ghi lại để quý bạn coi chơi cho vui. Bài thơ đó như thế này, không thấy đề tên tác giả:
 Tiền ơi!…
Tiền là tiên là Phật
Là sức bật của tuổi trẻ
Là sức khoẻ của tuổi già
Là cái đà của danh vọng 
Là cái lọng để che thân
Là cán cân của công lý
Là thế bí của người nghèo
Là cái eo của người bệnh
Là mệnh lệnh của kẻ giàu
Tiền là niềm đau,
Tiền là chân lý,
Tiền… hết ý!…
Cứ tưởng ở ngoài Bắc mới có chuyện “tiền” như vậy. Không ngờ sự việc lại diễn ra cả ở trong Nam, chính xác là ở huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang (trước đây gọi là tỉnh Rạch Giá, nay Rạch Giá là tên thành phố, Kiên giang là tên tỉnh; huyện Châu Thanh nằm gần TP Rạch Giá, có thủ phủ là thị trấn Minh Lương). Chuyện vô lương tâm, coi đồng tiền lớn hơn tình nghĩa ruột thịt như sau:
Sáu anh chị lớn đưa đứa em út tật nguyền ra tòa
Trước khi chết, người mẹ di chúc để phần nhà đất do mình đứng tên làm chủ cho đứa con trai út bị tật nguyền do chất độc màu da cam, sau khi đã chia cho những người con khác. Do đứa con tật nguyền này không thể lao động được nên bà di nguyện cho người con thứ 7 áp út trông nom săn sóc em.

Di chúc và ước nguyện của người mẹ như thế nhưng không ngờ lòng thương xót của bà đã đẩy cậu con trai út đáng thương vào vòng phiền lụy. Nguyên nhân là sau khi bà mất, sáu anh chị ruột của cậu đưa cậu ra tòa để đòi chia lại tài sản trong khi ngôi nhà cậu được thừa hưởng vẫn nằm trong tay người anh lớn nhất (năm nay 47 tuổi) và ông này đã nhiều lần tìm cách ám hại cậu nhưng không thành…
 Với sự kiện tụng “nồi da xáo thịt vì tiền” đó, chiều ngày 6/5/2016, TAND huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang đã họp phiên sơ thẩm để xét xử.

Phòng xử của vắng ngắt, chỉ có giọng đều đều lần lượt đọc bản cáo trạng dài hàng chục trang giấy của các thành viên trong hội đồng về vụ tranh chấp đó.
Từ trên HĐXX nhìn xuống, phía nguyên đơn có 5 người, gồm 2 đàn ông và 3 phụ nữ, họ đều là anh chị em ruột (còn một phụ nữ nữa do lấy chồng xa nên xin vắng mặt, ủy quyền cho một trong hai người anh làm đại diện).
Về phía bị đơn gồm một người đàn ông ngồi trên ghế (tức người anh thứ 7 tên Sơn của cậu em út tật nguyền) và một cậu trai tàn tật ngồi bệt dưới đất, chân tay luôn luôn co giật không yên. Sau lưng mọi người là những hàng ghế trống, gần như không có người dự thính.
Một vị trong các vị hội thẩm tương đối đã lớn tuổi nói: “Nhìn cảnh các anh chị em đem đứa em tật nguyền ra tòa, tôi xót xa lắm. Không hiểu ba mẹ của các anh chị ở dưới suối vàng có vui được không?”.
Diễn tiến phiên tòa sơ thẩm
Cậu trai tật nguyền tên là Phạm Thanh Tùng, sinh năm 1982 (tức năm nay 34 tuổi nhưng vì tàn tật nên người hơi nhỏ, chân tay khẳng khiu và dài thườn thượt). Cậu bị nhiễm chất độc màu da cam từ trong bụng mẹ, mất 85% sức khỏe. Bù lại, từ nhỏ cậu rất thông minh, không thể đi học nhưng được mẹ dạy chữ, tự tập viết bằng chân và sử dụng máy vi tính cũng bằng chân. Kỳ lễ Vu Lan 2016 vừa rồi, cậu có 4 bài thơ về “Mẹ” được báo chí đăng và được ban tổ chức lễ hội tại Sài Gòn mời lên tham dự cuộc bình thơ trong đó có thơ của cậu.
Trong khi chờ tòa tuyên án, hai chân của Tùng mở các trang một cuốn sách Luật để trên nền nhà trước mặt. Vị đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân nói đùa: “Tùng ơi, cuốn sách Luật đó cổ rồi, mua cuốn khác đi thì mới nghiên cứu đúng được”. Tùng đáp lại bằng một nụ cười ngô nghê và cái miệng méo xệch.
Di chúc của mẹ
Ba của Tùng là ông Phạm Văn Tranh, bị bệnh mất cách đây gần 30 năm (1987), mẹ là bà Hoàng Thị Huệ cũng đã mất cách đây 5 năm sau một cơn bạo bệnh (2011).
Chồng mất sớm, toàn bộ tài sản đều do bà Huệ đứng tên. Trước khi qua đời, biết mình bị bệnh không thể qua khỏi, bà đã cẩn thận cắt đất chia cho 7 người con lành lặn, cứ mỗi người con trai thì được 5m theo chiều ngang, mỗi người con gái được 4m theo chiều ngang, chạy dài hết thửa đất đó. (Cách mua bán đất ở nhà quê miền Nam rất kỳ lạ, nếu bạn mua “1 mét đất” mà thửa dất đó dài 30 mét chẳng hạn thì đó là bạn đã mua 30 m2 chứ không phải chỉ 1 m2).
Hai người con trai lớn nhất là ông Phạm Văn Truyền va ông Phạm Văn Luận còn được mẹ cho thêm chung nhau một trại cưa và mỗi người một chiếc xe máy để làm phương tiện điều hành xưởng cưa.
Một thửa đất ở ven sông Cái Bé, bà sang tên cho Tùng để sau này Tùng có thể cho thuê lấy tiền sinh sống. Như vậy Tùng không được cho đất theo chiều ngang như các anh chị mà thay bằng thửa đất ven sông Cái Bé.
Riêng thửa vườn có ngôi nhà gia đình vẫn ở và có mồ mả gia tiên phía cuối vườn thì bà lập di chúc để lại cho Tùng và người anh kế của Tùng là Phạm Văn Sơn, với di nguyện Sơn sẽ trông nom, đùm bọc cho đứa em tàn tật, vì bà biết vợ chồng Sơn rất thương em. Nói tóm lại, sự phân chia tài sản của bà Huệ rất kỹ, không thể nào cẩn thận hơn được nữa.
UserPostedImage
Người anh tên Sơn chăm sóc cho em
Tuy nhiên, sau khi bà mất thì hai người anh lớn là ông Phạm Văn Truyền (năm nay 47 tuổi) và ông Phạm Văn Luận (năm nay 43 tuổi) bắt đầu tranh chấp. Họ yêu cầu UBND huyện Châu Thành hủy bỏ di chúc của bà Huệ và chia tài sản thành 8 phần đều nhau. Điều này trái với luật pháp tại Việt Nam vì khi cha hay mẹ đứng tên là chủ tài sản, họ có quyền lập di chúc để lại tài sản đó cho bất cứ người con nào hay một người nào, thậm chí họ có thể tặng toàn bố số tài sản đó cho cơ quan từ thiện, các con cũng đành phải chịu chứ không thể nhờ cơ quan luật pháp can thiệp. Ngoài ra, tuy bà mẹ đã phân chia nhưng ông Luận (người anh thứ hai) vẫn tìm cách hãm hại đứa em tật nguyền, thật vô lương tâm và coi di chúc của mẹ chẳng ra gì.
Tùng kể: “Bữa 29 Tết 2014, tôi phát hiện ra trong nhà có sợi dây điện lạ cắm vô ổ cắm rồi kéo ngang, một đầu để hở. Tôi nghi có chuyện chẳng lành vì trước đó anh Luận vẫn đe dọa: “Rồi mày sẽ chết!”, nên tôi nói anh Sơn mời công an xã tới lập biên bản. Đến Mồng 4 Tết, anh Sơn đi vắng, anh Luận tới cắt khóa cổng sắt để vào hành hung tôi. Tôi sợ quá, gọi điện thoại cho anh Sơn mời công an tới can thiệp. Công an tới, có lập biên bản nhưng rồi cũng chẳng giải quyết được gì cả. Hôm sau, Mồng 5 Tết, tôi không dám ở nhà, bèn lên ở nhờ nhà bố mẹ vợ anh Sơn, sau đó tôi thuê nhà ở riêng gần hai năm nay”. Hiện tại, ngôi nhà bà Huệ di chúc cho Tùng và Sơn đã bị ông Luận chiếm giữ.
Tưởng chỉ là chuyện tranh chấp trong gia đình, nhưng đến cuối tháng 5-2014, Tùng nhận được thông báo của TAND huyện Châu Thành về việc ông Truyền và ông Luận đã đứng đơn kiện, tranh chấp tài sản thừa kế.
Bốn người chị gái là người có liên quan và có yêu cầu độc lập. Riêng anh Phạm Văn Sơn (40 tuổi) cùng bị kiện do được mẹ giao cho giữ một bản di chúc ngoài bản do cơ quan công chứng giữ.
Vì tiền, hết tình anh em
Trong đơn khởi kiện cũng như tại tòa, ông Truyền và ông Luận yêu cầu HĐXX tuyên hủy di chúc và giấy tờ phân chia tài sản của bà Huệ cho Tùng, vì họ cho rằng bà Huệ chia như vậy là không công bằng. Họ đòi ngôi nhà và khu vườn do Tùng đứng tên phải bán đi, chia làm 8 phần cho cả 8 anh chị em. Đồng thời, họ yêu cầu số tiền mà Tùng cho thuê thửa đất ven sông Cái Bé mấy năm nay, theo tính toán của ông Truyền và ông Luận là 320 triệu đồng, cũng phải chia đều cho 8 người và ngay chính thửa đất cho thuê này cũng phải phân ra, chia làm 8 phần.
UserPostedImage
Phiên tòa sơ thẩm
Bốn người chị gái không đòi chia tiền Tùng đã cho thuê đất mà chỉ đòi chia miếng đất ven sông Cái Bé, khu vườn và nhà mà Tùng đã được mẹ cho.
Tại phiên tòa sơ thẩm này, đại diện UBND huyện Châu Thành xác nhận các giấy tờ nhà đất bà Huệ đã sang tên hoặc di chúc cho Tùng đều hợp pháp vì có công chứng đàng hoàng, căn cứ vào đó UBND huyện đã cấp giấy cho Tùng đứng tên sử dụng, không thể vì sự đòi hỏi vô lý của mấy anh chị mà thu hồi lại một cách trái nguyên tắc được.
Trả lời vị đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân, ông Luận cùng các chị gái đều xác nhận đã được mẹ chia đất và đã đứng tên làm chủ, chỉ riêng ông Truyền chưa sang tên nhưng đã cất nhà ở từ nhiều năm nay. Cả sáu người đều cho rằng việc được mẹ cho đất là hợp pháp, có người đã sang bán hoặc thế chấp để vay tiền ngân hàng làm ăn..
Vị Kiểm sát viên tên Lý Thanh Bình hỏi: “Các anh chị một mặt thừa nhận đất mẹ cho mình là hợp pháp, mặt khác lại nói mẹ cho đất em trai mình là không hợp pháp. Các anh chị có thấy vô lý quá không?”. Tất cả đều im lặng!
Hai vị hội thẩm không hỏi về phương diện pháp lý mà chỉ hỏi về vấn đề tình cảm trong vụ kiện “nồi da xáo thịt” này. “Các anh chị đều cùng chung máu mủ do một mẹ sanh ra. Bây giờ chỉ vì ngôi nhà, vì thửa đất, vì tiền bạc mà tranh chấp, phải ra trước tòa. Thử hỏi sau khi bước khỏi phòng xử này thì tình nghĩa ruột thịt có còn hay không?” – một vị hỏi.
Vị hội thẩm kia thêm vào: “Là anh, là chị, được cha mẹ sinh ra lành lặn, đã không giúp đỡ đứa em tật nguyền lại còn kiện tụng ra tòa để tranh giành. Giả thử nếu em mình không được mẹ chia tài sản thì các anh chị còn phải có trách nhiệm nuôi dưỡng nó. Đằng này nhìn cảnh các anh chị lôi đứa em tàn tật ngồi không vững này ra tòa, thử hỏi ba má các anh chị ở nơi chín suối có vui được không?”.
Sau một tuần xem xét lại các giấy tờ và nghị án, HĐXX đã bác yêu cầu của ông Truyền, ông Luận cùng bốn người chị gái, đồng thời công nhận phần nhà đất mà bà Huệ đã cho và di chúc để lại thuộc quyền sở hữu của hai anh em Sơn và Tùng. Do đó, tiền cho thuê đất 320 triệu đồng là của Tùng, không có căn cứ để chia làm 8 phần như đòi hỏi của các nguyên đơn. Ngoài ra, có 4 thửa đất ruộng tổng diện tích là 8.000 m2, đứng tên bà Huệ nhưng có lẽ bà “quên” không ghi trong di chúc thì tòa công nhận là tài sản chung của 8 anh chị em. Tuy nhiên, diện tích đất ruộng này nhỏ, không thể tách thửa cho từng người được nên tòa quyết định giao cho ông Truyền và ông Luận, mỗi người sử dụng 4.000 m2 và phải tính theo giá trị của nó để trả bằng tiền cho những người còn lại kể cả Sơn và Tùng. Về ngôi nhà ông Luận đang chiếm giữ, tòa cũng tuyên ông phải trả lại cho Sơn và Tùng.
Phiên tòa kết thúc khi ngoài trời đang mưa. Ông Truyền, ông Luận và 3 người chị gái đội mưa ra về. Anh Sơn bế Tùng ra cửa, chờ mưa tạnh rồi đỡ em lên xe Honda, anh ngồi đằng sau giữ em, vợ cầm lái và rời khỏi tòa.
Không bằng lòng, kháng cáo đòi tòa phúc thẩm xét xử
Ngày 23/5/2016, ông Đoàn Văn Thậm, Phó chánh án TAND huyện Châu Thành, xác nhận đã nhận được đơn kháng cáo của 6 anh chị em ông Phạm Văn Truyền – nguyên đơn trong vụ kiện “vì tiền và nhà đất, đưa đứa em tật nguyền ra tòa” mà báo chí đã đăng về phiên sơ thẩm ngày 6/5/2016 của tòa.
Theo đơn kháng án, anh em ông Truyền đề nghị toà phúc thẩm xem xét chia lại thửa đất ven sông Cái Bé và khu vườn cộng với ngôi nhà mà bà Hoàng Thị Huệ đã di chúc cho Tùng, phải chia đều cho cả 8 anh chị em.
Trước đó, bản án sơ thẩm đã công nhận hai thửa đất cùng với ngôi nhà này thuộc quyền sở hữu của Phạm Thanh Tùng và Phạm Văn Sơn như đã được UBND huyện Châu Thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Riêng ngôi nhà thỉ hiện đang bị ông Phạm Văn Luận chiếm giữ, 6 anh chị em ông Truyền đề nghị tòa phúc thẩm xem xét cho họ sử dụng chung.
Bà Phạm Thị Nguyên (chị ruột của Tùng) trước đây không đòi chia số tiền 320 triệu đồng Từng đã cho thuê đất, nay bà đổi ý, đề nghị được chia 1/8 số tiền đó, tương đương với 40 triệu đồng.
Đơn kháng cáo không đưa ra thêm được sự kiện nào mới so với những điều họ đã thưa kiện trước toà sơ thẩm mà chỉ đề nghị tòa phúc thẩm xác minh thêm nhân chứng là một cán bộ địa chánh trước đây.
Như vậy bản án sơ thẩm của TAND huyện Châu Thành đã bác bỏ gần như toàn bộ yêu cầu của phía nguyên đơn, nay họ yêu cầu tòa phúc thẩm tình Kiên Giang xét xử lại theo đề nghị của họ.

Phiên tòa phúc thẩm
Ngày 11/8/2016, TAND tỉnh Kiên Giang đã mở phiên tòa phúc thẩm để xét xử nhưng sau đó phải tạm dừng vì còn nhiều chi tiết liên quan đến nguồn gốc đất đứng tên bà Huệ chưa được làm rõ.
Phạm Văn Truyền và Phạm Văn Luận cho rằng các thửa đất do nhà nước cấp là cấp cho cả gia đình theo đầu người, như vậy mỗi người đều có phần như nhau còn việc bà Huệ tự ý chia cho Tùng và Sơn phần nhiều hơn là “lạm quyền làm mẹ”.

UserPostedImage
Phiên tòa phúc thẩm
Đại diện UBND huyện Châu Thành có mặt tại tòa cho rằng năm 1978, nhà nước cấp cho vợ chồng ông Tranh – bà Huệ đất ruộng và đất ở. Phần đất ở sau đó ông Tranh – bà Huệ đã bán cho người khác. Còn đất thổ cư đã chia hiện nay là do bà Huệ đã mua của hàng xóm, như vậy bà muốn chia cho các con mỗi người bao nhiều là quyền của bà, không bắt buộc bà phải chia đều.
Đến năm 1991, khi có chủ trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bà Huệ đứng tên kê khai nhà đất (chồng bà Huệ đã mất) và được UBND huyện Châu Thành cấp sổ đỏ hoàn toàn với tên của cá nhân bà.
Theo UBND huyện Châu Thành, kể từ năm 1991, quyền sử dụng đất đã được nhà nước công nhận thuộc cá nhân của bà Huệ. Bà Huệ có quyền định đoạt và đã thực hiện quyền này qua việc chia đất cho 6 người phía nguyên đơn, trong đó 5 người đã nhận đất, sang tên tách sổ (trừ ông Truyền nhận đất sử dụng nhưng chưa sang tên).
Do đây mới chỉ là lời nói của vị đại diện UBND huyện Châu Thành chứ chưa có giấy tờ chứng minh nên tòa tạm hoãn, hẹn sẽ xét xử tiếp vào ngày 19/9/2016.
Phiên tòa ngày 19/9/2016
Tại phiên tòa phúc thẩm 19/9/2016, HĐXX nhận định việc bà Huệ chia đất cho 6 người con mà 5 người đã được cấp giấy chứng nhận sử dụng hợp pháp, riêng ông Truyền tuy chưa sang tên nhưng trên thực tế đã sử dụng.
Còn phần nhà đất bà Huệ di chúc và sang tên cho Tùng và Sơn với di nguyện để Sơn chăm sóc Tùng là người khuyết tật không có khả năng lao động thể hiện ý chí của bà. Điều này là đúng pháp luật và phù hợp với đạo lý.
Tuy nhiên, HĐXX cho rằng bản án sơ thẩm có vi phạm về tố tụng khi một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không được triệu tập tới tòa. (Nghĩa là chỉ có hai người anh lớn và 3 người chị gái có mặt, còn 1 người chị gái khác vắng mặt).
Mặt khác, ở cấp sơ thẩm, phía nguyên đơn (tức 6 anh chị em lớn) không yêu cầu nhưng tòa vẫn chia đều phần đất ruộng 8.000 m2 ngoài di chúc. Ngoài ra, phía bị đơn (tức người anh tên Sơn và cậu em út tật nguyền) chưa có đơn yêu cầu ông Luận phải trả lại nhà nhưng tòa sơ thẩm buộc ông Luận phải trả lại là vượt quá yêu cầu của hai đương sự.
Do đó, tòa phúc thẩm đồng ý với đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân, tuyên hủy án sơ thẩm, chuyển hồ sơ để tòa sơ thẩm huyện Châu Thành xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm.
Nỗi đau của người em khuyết tật
Cuối buổi chiều ngày 20/9/2016, các phóng viên tìm đến căn nhà nằm cặp quốc lộ 61 (thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, Kiên Giang), nơi vợ chồng Phạm Văn Sơn và Phạm Thanh Tùng thuê làm nơi tá túc, bán quán ăn độ nhật từ cách đây 10 tháng.
Anh Sơn cùng vợ chuẩn bị dọn hàng bán đồ ăn buổi tối. Tùng ngồi trên chiếc gối lót dưới nền nhà, thân hình lắc lư, chân gõ từng tiếng trên chiếc bàn phím laptop để trò chuyện với bạn bè trên Facebook.
Do thân hình luôn co giật nên hễ đặt lên ghế, Tùng gồng mình một hồi là kiệt sức lại ngã ra đất. Tùng khoe có nhiều bạn trên mạng nghe tin Tùng ra tòa nên gửi lời hỏi thăm.
Nói về việc bị kiện tụng, Tùng cho biết: “Hồi mới xảy ra tranh chấp, trước khi quyết định ra khỏi nhà để tới nương tựa nhà cha mẹ vợ anh Sơn, em có nói với anh Luận rằng tuy là nhà đất má cho em nhưng không bao giờ em muốn giành riêng hết. Nếu anh chị nào cần tiền, em có thể bán để chia cho. Anh Luận nói tao sẽ kiện ra tòa để tòa xử chớ đâu đợi mày cho. Rồi anh Luận với anh Truyền và bốn người chị gái kiện thiệt, em được anh Sơn bế ra hầu tòa. Gần hai năm trời đi lại từ lúc bị khởi kiện đến nay em mệt mỏi lắm và cũng buồn lắm. Có lần trước mặt vị thẩm phán, em nói với các anh chị rằng em đứng tên nhà đất là theo di nguyện của má. Má muốn em có thể sống mà không phải phụ thuộc vào chu cấp của mấy anh chị. Em đâu có sống được bao lâu nữa, nếu chết thì em cũng để di chúc lại chia cho tất cả các anh chị chớ em đâu có mang đi được. Vậy mà mấy anh chị vẫn cứ đòi tòa phải xử. Em chỉ muốn tòa xử thiệt lẹ cho xong nhưng tòa nói phải xác minh nhiều thứ nên mất thời gian. Anh chị em đưa nhau ra tòa, em đau đớn lắm, muốn chết cho rồi”.
Đấy là lời bộc bạch của Tùng. Thì ra, mấy anh chị lớn lại không bằng đứa em tàn tật.

Đoàn Dự
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.149 giây.