logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 06/01/2017 lúc 01:02:01(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Ngay từ thời thượng cổ con người đã biết xếp đặt thời khóa biểu, để cuộc sống hằng ngày sao cho phù hợp với chuyển động của mặt trời, mặt trăng và mùa màng. Hiện phần lớn các cổ thư trên thế giới đã bị thất lạc và tiêu hũy nhưng nhờ sự khai quật qua khảo cổ, ta vẫn có thể biết được cách tính ‘ Ngày mùng một tháng Giêng ‘ theo lịch Trung Hoa cổ.

Đây là cách mô phỏng theo sự chuyển động của năm hành tinh trong nhóm sao Pegasus, được sắp xếp như một chuổi ngọc. Rồi khi bình minh của một ngày đầu xuân ló dạng, mặt trời và mặt trăng cũng xen vào xếp hàng trong chùm sao đó.



Quan niệm trên được mọi người xem như một điềm lành đầu năm, vì đây là trường hợp họa hoằn hiếm thấy chỉ xãy ra một lần trong 10.000 năm. Do đó nó được chọn làm ngày đầu năm cũng là mốc khởi đầu của âm lịch ngày nay. Năm 1985 một chuyên gia về Trung Hoa là David Pankernier tại đại học Lehigh, đã xác định được thời gian ngẫu hợp hiếm thấy của các hành tinh, diễn ra vào ngày 26/2/1953 trước tây lịch, nhằm vào thời vua Vũ nhà Hạ bên Tàu. Sau đó Kevin D Pay, một nhà thiên văn học, cũng tính được khoảnh khắc huyền thoại mà người Tàu cổ, đã chọn làm mốc tính âm lịch, đó là ngày 5/3/1953 (tr TL).



Ngày nay dù phương tiện và kỷ thuật tân tiến dồi dào nhưng sự nghiên cứu về thời gian càng lúc càng thêm phức tạp, vì các ý kiến gần như chống đối lẫn nhau. Theo đó thì ý kiến thứ nhất cho rằng thời gian là một đường thẳng, đối với các đơn vị tính ngày giờ năm tháng và các chuyển động không bao giờ ngừng. Còn nhóm thứ hai quan niệm thời gian là một vòng tròn, cũng có sự tuần hoàn và không bao giờ chấm dứt.



Để định nghĩa chính xác về thời gian, người cổ Hy Lạp có câu chuyện ngụ ngôn về con nhân sư, hàm ý diễn đạt về sự chuyển động của thời gian có liên quan tới hành trình của đời người. Chính thánh Augustine cũng có sự nhận định rất chính xác về thời gian, khi phân biệt giữa hiện tượng chủ quan và khái niệm trừu tượng. Theo ông thì thời hiện tại có ba giai đoạn là hiện tại của quá khứ, hiện tại của hiện thực và hiện tại của tương lai.



Với những người chấp nhận thời gian là đường thẳng, có cuộc sống luôn luôn tuân thủ trật tự, mọi thứ đều căn cứ vào xếp hàng gần như câu tục ngữ của ta “ trâu chậm uống nước đục “.Quan niệm này được hầu hết các nước Âu Mỹ chấp nhận, vì gần với thực tế và tự do bình đẳng, không có ai ưu tiên hơn ai khi đã xếp vào hàng.



Riêng những người chấp nhận thời gian là vòng tròn, thì luôn hành động theo tính cách vòng tròn, chỉ nhắm vào mục tiêu cuối cùng, bất chấp đạo lý và dư luận chung quanh. Hạng người này không bao giờ chấp nhận thất bại nên lời hứa, uy tín là những thứ xa xí phẩm, đặc biệt họ luôn tới bàn tiệc trễ, mặc kệ sự phiền nhiễu và khó chịu của mọi người.



Tóm lại quan niệm về thời gian chẳng những ảnh hưởng tới cá nhân, mà còn liên quan tới vận mệnh của quốc gia dân tộc, nhất là khi họ nắm quyền lảnh đạo đất nước. Hiện nay hầu hết các nước theo chủ nghĩa xã hội, các quốc gia chậm tiến Á Phi, các nước thứ ba.. đều thuộc nhóm chấp nhận thời gian là một vòng tròn, nên mọi hành động và cách ứng xử đều tùy tiện theo mục đích.



Chí lý thay lời nhận xét của Emile Durkheim, một nhà xã hội học người Pháp “ Thời gian chính là một cấu trúc của hạ tầng xã hội, giúp cho sự hưng phế của một nền văn minh và một dân tộc trong tất cả mọi vấn đề “.Cũng từ sự đối chọi quan niệm về thời gian, đã ảnh hưởng tới các nhà thiên văn học và chiêm tinh học. Đó là lý do nãy sinh việc chọn lựa 12 con giáp làm biểu tượng cho hai thứ lịch Âm và Dương đang thịnh hành.



Nay thì hầu như ai cũng biết, bao quanh bầu trời có một vòng đai gọi là “ vòng động vật Zodiac “ Tuy mặt trời là một định tinh và địa cầu luôn chuyển động vòng quanh nó nhưng trong cái ấn tượng và quan niệm của con người, thì mặt trời dường như cũng có chuyển động quanh một vòng cung biểu kiến, được các nhà thiên văn và chiêm tinh học, gọi là “ vòng Hoàng Đạo “ .Mười hai con giáp cũng xuất phát từ đấy và để phân biệt tính chất Âm-Dương, người ta lại phân biệt số ngón của con vật theo định luật ‘ chẳn dương, lẽ âm ‘.



- Năm mới không đến một lần trên trái đất :



Không phải mọi người đều đón mừng năm mới cùng một lúc, vào sáng ngày mùng một tháng Giêng dương lịch, dù rằng hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều dùng Tây lịch. Sỡ dĩ có sự khác biệt trên vì địa cầu trải dài nhiều kinh tuyến, vốn là đơn vị dùng để tính thời gian. Ngoài ra việc làm và sử dụng lịch luôn lệ thuộc vào quyền lực chính trị, nên mới có sự khác biệt trên.



Theo nhận xét của các nhà khoa học, thì nay dù Dương lịch (lịch Grégoire) đang được dùng khắp nơi nhưng vẫn chưa đủ tác dụng và hiệu quã để có thể thay thế cac loại lịch khác đang song hành. Lý do vì lịch này mang tính chất tùy tiện và dù đã được cải tổ và tu chỉnh nhiều lần suốt mấy chục thế kỷ qua. Thế nhưng ới nay vẫn chưa được hoàn chỉnh.



Theo tài liệu cho biết, thì Dương Lịch hay lịch Gregorian, xuất xứ từ lịch Roma được ban hành từ năm 750 trước Tây lịch (tr TL). Thuở đó lịch rất thô sơ, một năm chỉ có 10 tháng, 6 tháng đầu có 30 ngày, 4 tháng cuối có 31 ngày. Thời hoàng đế Numa trị vì, lịch được cải cách lần thứ nhất bằng cách thêm vào tháng 11 và 12. Theo đó, các tháng 2,4,6,7, 8,9,11 chỉ có 29 ngày. Riêng tháng 12 có 28 ngày, còn các tháng 1,3,5 và 10 có tới 31 ngày. Ngaòi ra cứ 2 năm lại có một tháng nhuần vào ngày 22. Tóm lại lịch này mỗi năm có chẳn 366 ngày.



Năm 46 trước Tây lịch (tr TL), hoàng đế La Mã Cesare Julius lại cải tổ lịch lần thứ 2, dựa theo cách tính của người cổ Ai Cập.Theo đó lịch này gần giống như lịch cũ nhưng mỗi năm chỉ có 365,25 ngày.



Tới khi đạo Thiên Chúa trở thành quốc giáo tại Âu Châu, thì việc phát hành lịch do tòa thánh La Mã quyết định, nên trong lịch đã xuất hiện nhiều ý niệm về tôn giáo. Năm 532 sau Tây lịch (STL), giáo hội chấp thuận đề nghị của giáo sĩ Denys le Petit, chọn năm 1 là năm sinh của chúa Jésus, mặc dù kinh Tân ước có nói Chúa ra đời vào năm 6 trướcTây lịch. Vấn đề nhầm lẫn trên sau bao chục thế kỷ, đã trở thành tập quan, nên nay không còn ai muốn thay đổi.



Thật ra chính người La Mã, là dân tộc đầu tiên chọn ngày 1 tháng 1 là ngày đầu năm hay còn gọi là Tết Dương Lịch. Riêng cái tên thang Giêng (Jannuary) cũng được mượn từ tên vị thần Janus có 2 mặt : một nhìn về năm cũ, một hướng tới năm mới. Ông ta còn là vị thần giữ cửa địa ngục và thiên đàng.



Năm 1582 lại phát hiện lịch tính chậm so với thời gian hiện hữu là 10 ngày, nên Giáo hoàng Grégorian đã cải cách lịch cũ, bỏ bớt 10 ngày trong năm và áp dụng luật năm nhuận 47/400 vào lịch mới. Theo tinh thần đó, thì bất cứ năm nào chia chẳn cho 4 đều là năm nhuận. Với các năm có số tận cùng là 00, nếu muốn nhuận phải chia chẳn cho 400. Từ đó lịch được phổ biến khắp thế giới, được xem như một phương tiện để giao dịch quốc tế. Nhưng với các nhà khoa họchiện nay vẫn chưa đồng ý, vì cho rằng sự xếp đặt các ngày trong tháng chỉ tùy tiện và vô lý như 28,29,30 và 31. Với chu kỳ tuần lễ cũng chạy lộm xộn trong lịch và cuối cùng là luật 97/400 tính năm nhuận cũng chưa được hoàn chỉnh, vì cứ 3000 năm lại bị sai lệch 1 ngày.



Ta gọi là lịch, người Pháp là Calendrier còn Anh là Calender hay bất cứ một danh từ nào khác cũng đều có xuất xứ từ tiếng gốc Latin là Calendarium, có nghĩa là “ số tiền lời đầu tiên phải trả khi vay nợ “ . Ngay từ xa xưa nhiều nước đã có lịch, đa số đều khác biệt vì đặc điểm lịch sử và các qui luật riêng của từng nước.



Lấy năm 1997 làm ví dụ, ta thấy ngày đầu năm của các quốc gia Hồi giáo như Algérie, Iraq, Kuweit, Somalie, Lybie, Nigérie. nhằm 15/4 dương lịch, nhằm ngày 19 của tháng Ragab năm 1417, là năm mà Giáo chủ Mahomed lánh nạn tại Medina. Vì người Hồi dùng âm lịch nên sai lệch so với dương lịch khoảng 11 ngày đêm. Do đó ngày đầu của năm mới có thể đến bất kỳ tháng nào của dương lịch.



Người Do Thái có lịch kể từ ngày sáng lập ra thế giới và căn cứ vào năm 1997 dương lịch, thì họ đã có 5758 năm và ngày đầu năm mới nhằm vào tháng 9 dương lịch. Người Copte theo đạo Thiên Chúa sống tại Ethiopie và Ai Cập, vì tính thời gian theo lịch cổ Ai Cập nên năm 1997 lại là năm 1713 của họ. Dân đảo Pali thuộc Nam Dương có thể đón năm mới bất kỳ tháng nào của dương lịch, vì một năm của họ chỉ có 210 ngày.



Người Nga lúc đầu ăn tết vào ngày 1 tháng 3 dương lịch nhưng từ thế kỷ XV mới ăn tết vào ngày 1/1 dương lịch. Anh cũng như Nga chỉ mới chấp nhận ngày đầu năm mới là 1 tháng 1 được vài thế kỷ nhưng đã bị phụ nử phản đối kịch liệt vì cho rằng nếu theo cách tính đó, đã làm cho họ già trước tuổi.Các tín đồ Chính thống giáo ở Cận đông sử dụng lịch Julieu nên ngày đầu năm là 16 tháng 1 so với lịch mới. Riêng Ấn Độ thì độc đáo hơn, mỗi tiểu bang ăn tết riêng biệt : miền bắc tháng 4, miền nam tháng 3, miền tây tháng 10, còn Népal tháng 7 hay 8.



Các nước theo Phật giáo Tiểu thừa như Lào, Kampuchia, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan.. đón tết theo Phật lịch và năm của họ là 2540 (1997 dương lịch), căn cứ theo ngày viên tịch của Phật tổ Như Lai vào năm 544 trước Tây lịch (tr TL). Các nước Nhật, Đài Loan, Triều Tiên dù ăn tết theo âm lịch nhưng đều có lịch riêng. Với Đài Loan, lịch của họ bắt đầu từ năm 1911 là năm cách mạng Tân Hợi thành công lật đổ Mản Thanh, nên tính đến năm 1997 là năm dân quốc 86. Người Nhật tính lịch theo triều đại đang trị vì là hoàng đế Akihitonăm thứ 8. Nam Hàn có lịch riêng yính theo kỷ nguyên Tanqua tạo ra nước Chosoul (Cao Ly) nên đã bước vào năm 4330.



Trung Hoa, Mãn Châu, Mông Cổ, Tây Tạng và Việt Nam theo âm lịch tính theo chuyển động của mặt trăng. Do đó ngày đầu năm của âm lịch, được tính theo chu kỳ nhất định trong 60 năm và căn cứ vào 10 Can, 12 Chi, thường rời vào tháng 1 hay 2 của dương lịch. Với lịch Islam dù cũng theo âm lịch nhưng năm mốc là 622. Theo lịch này mỗi năm cũng có 12 tháng, được tính đủ 30 ngày trong các tháng lẽ, 29 ngày tháng chẳn và có năm nhuận. Do trên lịch Hồi giáo mỗi năm chỉ có 354 hay 355 ngày.



Ba Tư áp dụng lịch Islam từ thế kỷ thứ VII tới triều đại Pahlévi thì dùng dương lịch của họ. Năm 1976 lại thay đổi lịch, lấy năm 558 trước TL là năm Ba Tư lập quốc làm kỷ nguyên. Năm 1978 Ba Tư trở lại dùng lịch Islam như cũ.



Do các trở ngại trên nên việc cải cách lịch Gregorian luôn là mối bận tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hiệp Quốc) đã thành lập tiểu ban cải cách lịch quốc tế và hàng trăm phương án được nêu ra. Rốt cục vẫn không có một ý kiến nào toàn hảo. Hiện có hai phương án đượcdư luận theo dõi và chú ý. Đó là lịch thế giới (World Calendar) do môt người Pháp tên G.Armetine đề nghị từ năm 1956. Phương pháp thứ hai là lịch quốc tế cố định (International Fixed Calendar) của Auguste Comte đề nghị từ năm 1849. Năm 1993 một người Mỹ tên Chris Carrier lại đưa ra dự án lịch Bonavian. Tại VN, giáo sư Phạm Viết Trình cũng đưa ra dự án cải cách lịch, dựa theo luật nhuận tuyệt đối 2422/10.000. Tóm lại dự án nào cũng độc đáo nhưng theo các nhà khoa học hiện đại, vẫn còn có nhiều khuyết điểm. Do đó cuộc cải cách chắc còn lâu mới thực hiện được.



- 2000 hay 2001, năm nào mới là năm đầu của thiên niên kỷ ?



Đây là một cuộc tranh luận sôi nổi từ lâu trên thế giới, đã được Phillipe Ciboil, giáo sư môn xã hội học người Pháp làm bảng tổng kết các cuộc tranh luận vào ngày 12-4-1997, về việc năm 2000 hay 2001, năm nào mới thật sự là năm đầu của thiên niên kỷ ?



Tại Pháp từ sau cuộc cách mạng 1789, người ta đã làm một loại lịch mới gọi là lịch Cộng Hòa nhưng chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn ngũi từ 1793-1805. Chính trong thời gian này, văn hào Victor Hugo khi noí về ngày sinh nhật của mình đã viết rằng “ Thế kỷ mới đã được 2 tuổi, nghĩa là ông công nhận thế kỷ XIX bắt đầu từ năm 1800” . Một biến cố khác cũng cực kỳ quan trọng đã xảy ra tại Pháp khi bắt đầu thế kỷ XVIII. Việc này đã làm cho nhà vua tới người dân, ai cũng xôn xao vì thế kỷ mới sẽ bắt đầu bằng năm 1700 hay 1701 ?.



Theo sự nghiên cứu của các nhà xã hội và khoa học, thì nguyên nhân của các vụ tranh cải trên, bắt nguồn từ hai quan điểm tập quán và thực nghiệm. Phe tập quán được đông đảo dân chúng ủng hộ vì đây là phong trào tự phát, chấp nhận con số tròn (0), là thời điểm mà niên kế (compteur d’années) trở lại theo chu kỳ. Chính các nhà khoa học giả tưởng là động lực tạo thành con số (0) trong tâm khảm quần chúng.



Trong khi đó phái thực nghiệm bao gồm các nhà toán học, khoa học, thì lấy số 1 là năm đầu của thế kỷ hay thiên niên kỷ, dù họ có sử dụng loại lịch nào chăng nữa (dương, âm, Hồi giáo, Phật giáo) kể cả lịch Cộng hòa Pháp. Theo lối lý luận này, thì mỗi thế kỷ phải kết thúc bằng con số 0 và khởi đầu bằng con số 1. Đây chính là cái vòng lẩn quẩn của con người, như câu nói thông thường của ta “ đường nào cũng về La Mã “ là vậy.



Theo lối tính của nhóm trên thì thế kỷ thứ I bắt đầu bằng năm 1 và kết thúc năm 99. Thế kỷ thứ II cũng bắt đầu bằng năm 100 và kết thúc vào năm 199 để sang thế kỷ mới. Sau đó lại tiếp tục giống trên cho tới thế kỷ XX bắt đầu bằng năm 1900 và kết thúc vào năm 1999. Rốt cục phe thực nghiệm đã vô tình chấp nhận quan điểm của phe tập quán một cách tự nhiên.



Đặc biệt Giáo hoàng Phao Lồ đệ 2, khi đọc thông điệp ‘ Tetio Millenio Advennience ‘ Ngài chỉ loan báo lấy năm 2000 làm thời gian mừng lễ Jubilé . Tuyêt nhiên trong bức thông điệp không hề nhắc tới năm nào là năm khởi đầu của thế kỷ XXI , dù có nói rằng năm 2000 là ngưỡng cửa để nhân loại bước vào thiên niên kỷ mới..



Tóm lại mọi sự trên đời này đều do đám đông quyết định và cái chân lý bất biến tự ngàn xưa, dù cho trời có xập, nó vẫn là “ Vox Papouli (tiếng nói của quần chúng ) “ cũng là “ Vox Dei (quyết định của Thượng Đế) “ .



Rồi thì năm 2000 tận thế cũng trôi qua từ lâu và sự trắc trở của máy điện toán (Y2K) cũng không hề có. Thế nhưng các nhà tiên tri vẫn tiếp tục đưa ra những dự báo xấu về Ngày Tận Thế của trái đất, Hiện nhân loại đã bước vào ngưởng cửa của năm 2010 vời đầy ắp lo sợ, từ khủng hoảng kinh tế tới thảm trạng của một cuộc thế chiến đang ló dạng khắp nơi. Thêm vào đó là tai họa do thiên nhiên mang tới như bảo tố, động đất, núi lửa.. chotới các vụ rớt máy bay, đắm tàu thuyền, chết đói, dịch bệnh..



Đây không phải là các lời đồn nhãm nhí hay các loại tiên tri dõm thường thấy xãy ra trước đây, mà tất cả đều là sự thật được báo chí thông tin từng giờ. Buổi trước mọi người đều tin khi thay đổi thế kỷ hay thiên niên kỷ, đều là những giây phút cuối cùng của cuộc sống. Nhưng vào thời điểm này, trước sự lộng hành của Trung Cộng, Nga Sô, Bắc Hàn, Ba Tư và bọn khủng bố.. lúc nào cũng mang chết chóc gieo rắc khắp nơi trên trái đất, trước sự bất lực của Hoa Kỳ. Điều này cho thấy ngày tận thế của nhân loại bởi bom nguyên tử, vẫn là nổi ám ảnh lớn nhất của con người hiện nay, tuy ai cũng mong sẽ chẳng bao giờ tới.

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di

Đầu năm 2017
Mường Giang


Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.213 giây.