Bé trai 2 ngày tuổi hiện đang trong tình trạng ổn định. Ảnh AFPNguyên nhân của các vụ bỏ rơi trẻ sơ sinh là do các bà mẹ trẻ không biết mình có thai, trẻ em Trung Quốc sinh ngoài giá thú thường bị bỏ rơi vì áp lực xã hội và tiền bạc, thói quen trọng nam và cả áp lực từ chính sách một con do nhà nước ban hành.
Người dân tại một tòa nhà chung cư ở thành phố Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang đã gọi điện cấp cứu vào trưa thứ Bảy ngày 26/5 (giờ địa phương) sau khi họ nghe thấy tiếng khóc của trẻ sơ sinh từ nhà vệ sinh ở lầu 4.
Lực lượng cấp cứu đã cố gắng kéo bé ra khỏi ống nước nhưng không thành công. Cuối cùng họ đành phải chọn cách cắt một đoạn ống ra và đưa đến bệnh viện địa phương.
Các lính cứu hỏa và bác sĩ mất gần 1 giờ để cắt ống nước ra thành từng phần nhằm cứu đứa bé bị mắt kẹt bên trong. Bé vẫn còn chưa cắt rốn khi được cứu thoát.
Kể từ khi được phát hiện đến khi đưa ra ngoài, bé sơ sinh bị mắc kẹt trong ống thoát nước ít nhất 2 tiếng.
Bé trai nặng 2,3 kg bị một số vết thương ở mặt và chân tay hiện đang trong tình trạng ổn định.
Hiện cảnh sát đang tìm kiếm cha mẹ em và xem đây là một vụ cố tình gây án mạng.
Vụ việc này đã gây nên làn sóng phẫn nộ trong dư luận trên trang mạng xã hội nổi tiếng Weibo của Trung Quốc.
Cư dân mạng chúc em bé mau khỏe, đồng thời bày tỏ thái độ giận dữ trước hành động của những người bỏ rơi bé.
"Tôi không bao giờ có thể chấp nhận và tha thứ cho hành vi vứt đứa trẻ sơ sinh còn dây rốn vào bồn cầu và giật nước," một thành viên trang mạng bức xúc.
"Những kẻ này có còn là con người nữa hay không?," một lời bình phẩm khác.
"Nhìn thấy em bé quằn quại và rên rỉ trong ống nước, trái tim tôi như vỡ ra từng mảnh. Con đã trải qua những giờ phút khó khăn nhất của cuộc đời, tương lai của con chắc chắn sẽ tốt đẹp,” một cư dân mạng bày tỏ cảm xúc khi theo dõi cuộc giải cứu.
Truyền thông Trung Quốc thường xuyên tường thuật các vụ bỏ rơi trẻ sơ sinh do các bà mẹ trẻ không biết mình có thai, trẻ em Trung Quốc sinh ngoài giá thú thường bị bỏ rơi vì áp lực xã hội và tiền bạc hoặc bỏ rơi các bé gái do thói quen trọng nam. Ngoài ra, nguyên nhân khác còn do chính sách một con của Trung Quốc khiến những cặp vợ chồng có hơn một con bị phạt nặng.
Source: AFP/Reuters