Trong những ngày cuối năm 2016, giới điện ảnh và nghệ thuật Mỹ cũng như Anh Quốc đã tiễn đưa nhiều danh tài ra đi, như ca nhạc sĩ George Michael, rồi đến tài tử Carrie Fisher, người đóng vai công chúa Leia trong phim Star Wars, và mẹ của cô, nữ minh tinh gạo cội Debbie Reynolds.
Theo giấy khai tử chính thức, George Michael chết vì “suy tim” (heart failure), Carrie Fisher vì “đứng tim” (cardiac arrest), còn Debbie Reynolds chết vì tai biến não (intracerebral hemorrhage, stroke), tuy rằng trên mạng cho là bà qua đời vì quá buồn nên đã “vỡ tim” (broken heart), một ngày sau khi con gái bà ra đi.
Người ta thường hiểu lẫn lộn các từ “suy tim”, “đứng tim”, “đột quỵ tim” hay “nhồi máu cơ tim” (heart attack) và gồm chung vào một nhóm gọi là… “đau tim”, không khác gì ngày xưa, thấy ai quỵ ngã thì cho là… trúng gió! Thật ra các chứng bệnh nầy không hoàn toàn giống nhau và đòi hỏi cách chữa trị cũng như đề phòng khác nhau.
Thí dụ, trong trường hợp danh tài George Michael, qua đời buổi sáng ngày Giáng Sinh ở tuổi 53, mà theo đài CNN thì ông ra đi rất yên bình với người thân yêu bên cạnh khi con tim đã… mệt mỏi vì suy yếu. Với tình trạng suy tim, “heart failure”, con tim không làm việc đúng hiệu năng của nó, và tình trạng nầy có thể chữa trị được, cho dù kéo dài kinh niên.
Hiểu một cách đơn giản, trái tim là một máy bơm nhỏ, và là một máy bơm tốt nhất trên thế gian nầy. Con tim làm việc được nhờ vào ba yếu tố: bắp thịt cơ tim, mạch máu nuôi tim, và hệ thống điện làm cho tim co bóp theo nhịp tuần hoàn. Bất cứ một “sự cố” bất bình thường nào ảnh hưởng đến một, hai, hay cả ba yếu tố trên đều làm cho tim không hoạt động và dẫn đến tử vong.
Về cấu trúc, con tim chỉ bằng một nắm tay, có bốn ngăn, công dụng không phải để chứa bốn cuộc tình hay nhiều hơn nữa, mà để, dĩ nhiên, là bơm máu. Hai buồng trên nhận máu từ phổi và cơ thể trở về, sau đó, máu được chuyển qua van tim, xuống hai buồng dưới, và từ đó máu lại được bơm đến phổi và toàn cơ thể. Để có được sự điều hòa trong sự co bóp của các bắp thịt tim, một trung tâm phát điện gọi là “pacemaker”, nằm ở một góc của buồng trên sẽ phát ra những luồng điện nho nhỏ, kích hoạt hai buồng trên co bóp trước, rồi mới đến hai buồng dưới.
Tình trạng “suy tim” xảy ra khi trái tim không thể bơm máu một cách hiệu quả gọi là “heart failure”. Suy tim có thể xảy ra khi bị hư “pacemaker”, hay hư hệ thống dẫn điện, sẽ cần phải gắn “pacemaker” nhân tạo. Suy tim cũng có thể xảy ra khi bắp thịt cơ tim quá yếu, đa phần vì phải làm việc quá tải, hay vài trường hợp hiếm có, vì nhiễm trùng vi khuẩn hay siêu vi, hoặc vì khuyết tật bẩm sinh, ung thư.
Thí dụ, những người bị bệnh cao huyết áp, hay béo phì, con tim phải làm việc cực nhọc hơn vì sức cản quá cao. Khi lượng máu luân lưu từ trái tim ra động mạch bị chậm lại thì máu trở về tim cũng bị ứ đọng, như thuyền bè bị kẹt trên sông rạch, lâu ngày sẽ gây ra “suy tim”. Máu ứ đọng thường làm cho chân và bàn chân bị phù thủng. Khi tim bị suy thì máu dẫn đến trái thận cũng kém đi, khiến cho thận không lọc được nước và lại làm cho tình trạnh phù thũng tệ mạt hơn. Trong trường hợp nặng, máu và nước cũng bị ứ đọng trong phổi gây ra khó thở.
Suy tim có thể chữa trị bằng thuốc men, và có khi cần giải phẫu thay ghép tim.
Tình trạng suy tim kéo dài sẽ đưa đến “đột quỵ tim”, “heart attack”. Đột quỵ tim hay nhồi máu cơ tim xảy ra khi những mạch máu nuôi tim bị nghẽn có thể vì những vảy (plaque) trong mạch máu bị vỡ, mà cũng có thể vì những cục máu đông (blood clots) bị ứ đọng, từ tứ chi chạy ngược về tim, về phổi. Bác sĩ thường gọi “đột quỵ tim” là “Myocardial Infarction”, có nghĩa là tế bào tim bị chết.
Như thế, cao huyết áp, tiểu đường, béo phì là những nguy cơ hàng đầu gây ra đột quỵ tim. Khi mạch máu bị lở loét, cholesterol sẽ kết hợp với mỡ đặc (fat), chất vôi calcium và một số chất cặn khác để tạo thành vảy plaques dùng để trám chỗ lở. Nhồi máu cơ tim xảy ra khi những chỗ bị đóng vảy làm nghẽn mạch máu vành tim. Có những người bị đột quỵ tim nhỏ nhỏ, kinh niên mà không hề hay biết. Cho dù những đột quỵ tim nhỏ nhỏ không gây ra tử vong nhưng cũng có thể làm cho bắp thịt tim bị hư đi, và làm cho hệ thống dẫn điện bị đứt đoạn, hoặc làm hư “pacemaker”.
Một nghiên cứu mới đây từ bệnh viện John Hopkins cho biết, uống nhiều thuốc bổ calcium sẽ làm tăng nguy cơ mạch máu vành tim bị đóng vảy. Hiện nay nhiều phụ nữ mãn kinh thường uống thuốc calcium để bổ xương, nhưng trên thực tế chỉ làm cho nguy cơ bị đột quỵ tim tăng cao. Hơn nữa, tỉ lệ tử vong vì đột quy tim của đàn bà còn cao hơn cả đàn ông vì những triệu chứng đột quỵ tim thường bị bỏ qua vì chỉ giống như triệu chứng cảm cúm, ăn khó tiêu.
Trong những ngày cuối năm 2016, giới điện ảnh và nghệ thuật Mỹ cũng như Anh Quốc đã tiễn đưa nhiều danh tài ra đi, như ca nhạc sĩ George Michael, rồi đến tài tử Carrie Fisher, người đóng vai công chúa Leia trong phim Star Wars, và mẹ của cô, nữ minh tinh gạo cội Debbie Reynolds.
Theo giấy khai tử chính thức, George Michael chết vì “suy tim” (heart failure), Carrie Fisher vì “đứng tim” (cardiac arrest), còn Debbie Reynolds chết vì tai biến não (intracerebral hemorrhage, stroke), tuy rằng trên mạng cho là bà qua đời vì quá buồn nên đã “vỡ tim” (broken heart), một ngày sau khi con gái bà ra đi.
Người ta thường hiểu lẫn lộn các từ “suy tim”, “đứng tim”, “đột quỵ tim” hay “nhồi máu cơ tim” (heart attack) và gồm chung vào một nhóm gọi là… “đau tim”, không khác gì ngày xưa, thấy ai quỵ ngã thì cho là… trúng gió! Thật ra các chứng bệnh nầy không hoàn toàn giống nhau và đòi hỏi cách chữa trị cũng như đề phòng khác nhau.
Thí dụ, trong trường hợp danh tài George Michael, qua đời buổi sáng ngày Giáng Sinh ở tuổi 53, mà theo đài CNN thì ông ra đi rất yên bình với người thân yêu bên cạnh khi con tim đã… mệt mỏi vì suy yếu. Với tình trạng suy tim, “heart failure”, con tim không làm việc đúng hiệu năng của nó, và tình trạng nầy có thể chữa trị được, cho dù kéo dài kinh niên.
Hiểu một cách đơn giản, trái tim là một máy bơm nhỏ, và là một máy bơm tốt nhất trên thế gian nầy. Con tim làm việc được nhờ vào ba yếu tố: bắp thịt cơ tim, mạch máu nuôi tim, và hệ thống điện làm cho tim co bóp theo nhịp tuần hoàn. Bất cứ một “sự cố” bất bình thường nào ảnh hưởng đến một, hai, hay cả ba yếu tố trên đều làm cho tim không hoạt động và dẫn đến tử vong.
Về cấu trúc, con tim chỉ bằng một nắm tay, có bốn ngăn, công dụng không phải để chứa bốn cuộc tình hay nhiều hơn nữa, mà để, dĩ nhiên, là bơm máu. Hai buồng trên nhận máu từ phổi và cơ thể trở về, sau đó, máu được chuyển qua van tim, xuống hai buồng dưới, và từ đó máu lại được bơm đến phổi và toàn cơ thể. Để có được sự điều hòa trong sự co bóp của các bắp thịt tim, một trung tâm phát điện gọi là “pacemaker”, nằm ở một góc của buồng trên sẽ phát ra những luồng điện nho nhỏ, kích hoạt hai buồng trên co bóp trước, rồi mới đến hai buồng dưới.
Tình trạng “suy tim” xảy ra khi trái tim không thể bơm máu một cách hiệu quả gọi là “heart failure”. Suy tim có thể xảy ra khi bị hư “pacemaker”, hay hư hệ thống dẫn điện, sẽ cần phải gắn “pacemaker” nhân tạo. Suy tim cũng có thể xảy ra khi bắp thịt cơ tim quá yếu, đa phần vì phải làm việc quá tải, hay vài trường hợp hiếm có, vì nhiễm trùng vi khuẩn hay siêu vi, hoặc vì khuyết tật bẩm sinh, ung thư.
Thí dụ, những người bị bệnh cao huyết áp, hay béo phì, con tim phải làm việc cực nhọc hơn vì sức cản quá cao. Khi lượng máu luân lưu từ trái tim ra động mạch bị chậm lại thì máu trở về tim cũng bị ứ đọng, như thuyền bè bị kẹt trên sông rạch, lâu ngày sẽ gây ra “suy tim”. Máu ứ đọng thường làm cho chân và bàn chân bị phù thủng. Khi tim bị suy thì máu dẫn đến trái thận cũng kém đi, khiến cho thận không lọc được nước và lại làm cho tình trạnh phù thũng tệ mạt hơn. Trong trường hợp nặng, máu và nước cũng bị ứ đọng trong phổi gây ra khó thở.
Suy tim có thể chữa trị bằng thuốc men, và có khi cần giải phẫu thay ghép tim.
Tình trạng suy tim kéo dài sẽ đưa đến “đột quỵ tim”, “heart attack”. Đột quỵ tim hay nhồi máu cơ tim xảy ra khi những mạch máu nuôi tim bị nghẽn có thể vì những vảy (plaque) trong mạch máu bị vỡ, mà cũng có thể vì những cục máu đông (blood clots) bị ứ đọng, từ tứ chi chạy ngược về tim, về phổi. Bác sĩ thường gọi “đột quỵ tim” là “Myocardial Infarction”, có nghĩa là tế bào tim bị chết.
Như thế, cao huyết áp, tiểu đường, béo phì là những nguy cơ hàng đầu gây ra đột quỵ tim. Khi mạch máu bị lở loét, cholesterol sẽ kết hợp với mỡ đặc (fat), chất vôi calcium và một số chất cặn khác để tạo thành vảy plaques dùng để trám chỗ lở. Nhồi máu cơ tim xảy ra khi những chỗ bị đóng vảy làm nghẽn mạch máu vành tim. Có những người bị đột quỵ tim nhỏ nhỏ, kinh niên mà không hề hay biết. Cho dù những đột quỵ tim nhỏ nhỏ không gây ra tử vong nhưng cũng có thể làm cho bắp thịt tim bị hư đi, và làm cho hệ thống dẫn điện bị đứt đoạn, hoặc làm hư “pacemaker”.
Một nghiên cứu mới đây từ bệnh viện John Hopkins cho biết, uống nhiều thuốc bổ calcium sẽ làm tăng nguy cơ mạch máu vành tim bị đóng vảy. Hiện nay nhiều phụ nữ mãn kinh thường uống thuốc calcium để bổ xương, nhưng trên thực tế chỉ làm cho nguy cơ bị đột quỵ tim tăng cao. Hơn nữa, tỉ lệ tử vong vì đột quy tim của đàn bà còn cao hơn cả đàn ông vì những triệu chứng đột quỵ tim thường bị bỏ qua vì chỉ giốpng như triệu chứng cảm cúm, ăn khó tiêu.
BS. Hồ Ngọc Minh
bacsihongocminh.com