logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 17/01/2017 lúc 07:47:10(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chúng ta thường nghe nói đến ngày tàn của cái này, ngày tàn của cái kia ngụ ý nói về một hiện tượng, một thói quen, một trào lưu từng nổi tiếng một thời nhưng cuối cùng đang dần dần đi vào quên lãng. Tiếng Anh khái niệm ngày tàn được sử dụng qua cụm từ the end of… Và, không lâu trong tương lai, the end of cashier jobs (ngày tàn của nhân viên tính tiền ở các chợ) sẽ là một thực tế. Chẳng ai có thể làm gì để ngăn cản được điều đó khỏi xảy ra. Điều này thật đáng buồn? Hay đáng sợ? Một xã hội không còn những người đứng ở quầy tính tiền nữa. Chuyện này có thật chứ không phải chuyện khoa học viễn tưởng đâu.

Trong quá khứ chúng ta nghe nói rất nhiều về những phát minh sáng kiến của tự động hóa, của robots, máy móc, trí thông minh nhân tạo… Hệ lụy của nó là thay thế bắp thịt và trí tuệ của con người. Cuối cùng những công việc một dạo rất phổ biến như đứng quày tính tiền tại các cửa hàng, tuy không khiến người ta giàu có, nhưng có thể giúp họ tạm thời vượt qua những cột mốc khó khăn trong cuộc sống để có thể trụ lại, sau đó sẽ tiếp tục hòa nhập vào các đường hướng sinh hoạt trong tương lai; sẽ biến mất.

Nói đến tính tiền ở các cửa tiệm, từ các em nhỏ đang học high school cho đến các em sinh viên, những người vừa bị mất việc, người vừa dọn đến một nơi ở mới, người có con nhỏ chỉ muốn đi làm part-time, người không có nhu cầu tài chánh nhiều nhưng vẫn muốn đi làm chút đỉnh cho vui, người chỉ có khả năng bán hàng, hoặc người thích đi tính tiền… Nhưng trong tương lai gần họ sẽ không còn cơ hội để làm những công việc này nữa.

Khi đi chợ, bạn sẽ đến quầy tính tiền. Bạn sẽ nhận được một nụ cười thân thiện của những cashiers. Có thể đó là một tiếng chào ân cần; nếu đi chợ thường xuyên bạn có thể được người nhân viên tính tiền nhớ mặt, hỏi chuyện. Thảng hoặc là những tiếng cười vui vẻ, sảng khoái. Lâu lâu (gặp ngày xui) bạn sẽ khó chịu vì sự vụng về của một nhân viên tính tiền. Nhưng đó là kinh nghiệm liên hệ xã hội giữa người với người. Bất luận xảy ra như thế nào, khi đi chợ, trong khung cảnh cũ tính tiền tại quầy với cashiers, bạn sẽ thấy nhiều điều rất thú vị, rất dễ thương.

Những cảm xúc quen thuộc đó nay mai sẽ biến mất. Bạn sẽ không thấy những nụ cười tươi tắn dễ thương nữa. Thay vào đó chỉ có những máy móc. Những con mắt điện tử, những bộ phận cảm ứng, các loại máy móc được sử dụng để bạn trả tiền mà không cần trò chuyện với ai cả. Vâng. No more check-out counter with a cashier. Bạn sẽ thực hiện những thao tác đi chợ trong bối cảnh mới. Hoàn toàn mới: Chỉ có bạn và máy móc.

Bạn vào tiệm. Lấy thứ cần mua. Xong. Tiến đến quầy tính tiền (không có ai ở đó – có thể tại quầy có gắn camera ghi hình sử dụng với nhiều mục đích khác nhau). Bạn scan những món đồ mình chọn. Sau đó một màn hình hiển thị (thậm chí có cả âm thanh nữa) nói cho bạn biết sẽ phải làm gì. Bạn sẽ làm theo từng bước hướng dẫn. Bạn lấy tiền hoặc thẻ ra để trả, rất gọn và tiện lợi. Có khi suốt buổi đi chợ ấy bạn sẽ không cần trò chuyện với bất cứ ai. Welcome to cashier-free world.

Đâu là động cơ của những bộ óc siêu việt nghĩ ra cách đơn-giản-hóa mọi công đoạn để có thể tiết kiệm nhân lực và đem lại lợi nhuận cao nhất cho người đầu tư? Tiền. Vâng. Vẫn là tiền. Show me the money! (Mà) có thể đó là những tự ái muốn chinh phục những thử thách tại thị trường lao động phổ thông (luôn thách đố giới chủ chợ trong việc thuê mướn nhân viên tính tiền) đầy dẫy những khó khăn. Nên các nhà thiết kế đã nghĩ ra hướng xử lý: Clerk-less. Hướng xử lý này sau đó nhanh chóng trở thành lời giải đáp thỏa đáng nhất cho nan đề thuê mướn nhân viên tính tiền. Sau đó họ tìm đến các ông trùm trong lĩnh vực bán lẻ và nói: Đấy, nếu quý vị sử dụng hệ thống tính tiền tự động của chúng tôi, các vị sẽ kiếm lãi to mà không phải nhức đầu nữa.

Chẳng ai biết những ông chủ các hệ thống siêu thị bán lẻ đã nghĩ gì (song chắc chắn họ sẽ rất có hứng thú với lời đề nghị hấp dẫn kia)? Với làn sóng yêu sách đòi được trả lương tối thiểu $15/giờ nổi lên như cồn khắp nơi, cộng với việc nhân viên được thuê sau quá trình huấn luyện khá nhiêu khê nhưng không vui là họ sẵn sàng bỏ việc. Tỷ lệ bỏ việc (turn-over rate) rất cao tại lĩnh vực bán lẻ (retails) vì lương bèo, chẳng có phúc lợi gì, đa số là người tranh thủ đi làm thêm hoặc những hoàn cảnh cơ nhỡ bí lắm mới phải làm cashiers. Vì thế một hệ thống bán lẻ không cần đến những nhân viên tính tiền tại các cửa hàng là một đề nghị khá hấp dẫn đối với giới chủ các hệ thống bán lẻ.

Không yêu sách, không khó chịu, không mặt nặng mặt nhẹ, ngoan ngoãn và luôn luôn chăm chỉ; đó là thế mạnh của máy móc và các hệ thống tự động. Chỉ cần một vài chuyên viên kỹ thuật được huấn luyện tốt (là có thể) quản lý hàng chục cửa hàng trong một khu vực. Thế là từ đây những nhân viên tính tiền không ai cần đến nữa. Gì chứ, những điều lợi lộc béo bở luôn được giới chủ chợ khai thác triệt để. Mặc xã hội rối loạn ra sao thì ra. Từ góc nhìn của kẻ chỉ biết kiếm tiền, tài khoản béo mẫm và lợi tức cao là hai điều họ nghĩ đến trước nhất.

Hệ quả: Xã hội với những lo âu khi giới lao động phổ thông ngày càng nơm nớp sợ hãi viễn cảnh không tìm được việc làm càng lúc càng thực tế hơn. Nhiều công việc tay chân, thủ công, không cần đến bắp thịt và trí IQ bình thường sẽ nhanh chóng biến mất. Đời sống xã hội ở tầng thấp nhất sẽ càng khó khăn chật vật hơn. Nạn nhân mãn sẽ càng khốc liệt hơn khi bao tử vẫn cần thức ăn và đôi chân vẫn phải mang giày. Họ buộc bị dồn vào những thế kẹt. Chẳng ai quan tâm đến họ. Hệ thống phúc lợi công (welfare system) thì đang khánh kiệt. Họ không còn chỗ nào để trông cậy. Dĩ nhiên điều này những ông chủ và các nhà thiết kế máy móc tự động đâu cần quan tâm đến.

Với nhiều khách hàng, đi chợ không cần tính tiền với cashiers thì quá tiện lợi rồi. Sau này ai cũng có một tài khoản Amazon.com. Thương hiệu này sẽ nổi như cồn. Khách hàng đến tiệm của họ mua đồ, tính tiền và không phải chờ đợi (vì mỗi chợ có nhiều điểm tính tiền). Các khâu thao tác được đơn-giản-hóa ở mức tiện nghi cao nhất. Khi rời tiệm, hóa đơn sẽ được tính thẳng vào tài khoản đăng ký trước đó với Amazon.com, chẳng cần rì-xíp, rì-xiếc gì cả.

Hiện nay Amazon Go – Mô hình đầu tiên của một hệ thống siêu thị bán lẻ không có người tính tiền tại quầy đã được đưa vào thí nghiệm. Nhân viên của Amazon.com đang thử nghiệm những bước mua sắm cơ bản tại đây (y như cách chúng ta đi chợ mỗi ngày). Xem kỹ những video clip của Amazon.com mô tả cách mua sắm mới này, bạn thấy mọi cái diễn ra hết sức đơn giản. Nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên bạn sẽ không tìm thấy nụ cười và khuôn mặt của những nhân viên tính tiền.

Đứng trước sự kiện này, hai tổ chức phân tích tài chánh lớn là Quartz và The Wall Street Journal cho biết chương trình thí nghiệm của Amazon Go gởi đi một tín hiệu hết sức đáng quan ngại cho kinh tế tiêu thụ: Hàng triệu công việc của nhân viên tính tiền sẽ biến mất – millions of cashier jobs will disappear. Trong khi đó tờ New York Post đăng trên trang đầu của mình với kết luận những cửa hàng như thế sẽ tạo ra cảnh ngày tàn của công ăn việc làm – The end of jobs!

Với người Việt di dân thế hệ đầu tại Mỹ, kinh nghiệm đi bán hàng hoặc tính tiền tại các cửa hàng bán lẻ tại Mỹ thường hiếm. Bởi ít nhất nếu muốn làm những công việc đó chúng ta phải có một lượng từ vựng tiếng Anh tối thiểu để trao đổi với khách hàng. Những thế hệ con em của chúng ta sau này có thể đi làm tại các chợ để tranh thủ kiếm thêm (đỡ đần cha mẹ) hoặc để có kinh nghiệm va chạm cuộc sống.

(Thay vào đó) nhiều thế hệ người Việt đầu tiên sẽ đi làm tại các xí nghiệp. Họ cần mẫn và chăm chỉ, chắt chiu và không ngại những khó khăn trong công việc nên được các supervisors thương mến. Một số đi học nghề, học chữ. Nhiều người thành danh trong các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau. Ai có nghề truyền thống đem theo từ quê nhà hoặc có đầu óc thương mại, cộng với tinh thần muốn được phục vụ đồng hương sẽ mở những dịch vụ Việt, chợ Việt, phục vụ người Việt. Từ đây những thế hệ nhân viên tính tiền cho các cơ sở của người Việt, của chợ Việt trên đất Mỹ ra đời.

Giữa bối cảnh nhiều công ty hãng xưởng tại Mỹ buộc phải dọn ra nước ngoài hoặc đóng cửa vì không cạnh tranh nổi với các công ty ngoại quốc vì giá nhân công của họ quá rẻ, giới lao động phổ thông tại Mỹ đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Trong đó giới nhân công làm việc tại các hệ thống siêu thị bán lẻ đứng tính tiền cho khách (không thể không bị) ảnh hưởng vạ lây. Dễ hiểu thôi. Thị trường lao động này bây giờ lại phải bị chia-tam-chia-tứ; trong khi đó các ông chủ đang đưa ra quyết định không sử dụng họ nữa.

Mọi thành phần trong xã hội đều có những liên hệ nhất định. Nói khác đi: Mọi thành viên trong một xã hội luôn có những mối quan hệ hữu cơ với những cá nhân khác trong xã hội đó. Nên không thể nói xã hội sẽ ổn định, bằng-chân-như-vại khi giới lao động phổ thông và giới nhân viên tính tiền tại các cửa hàng bán lẻ gặp phải những khó khăn. Không hẳn là chuyện: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, đơn giản là một khi xã hội có nhiều người kiếm sống khó khăn và tỷ lệ người nghèo quá đông sẽ kéo theo nhiều hệ lụy dẫn đến những nan đề xã hội hết sức bất lợi cho bức tranh kinh tế chung.

Mà nghề đứng quầy tính tiền nào có thơm tho ngon lành gì cho cam. Nghề này vừa hại sức, vừa hại óc, ăn tiền của chủ không phải dễ. Phải tươi cười với mọi người bất luận tâm trạng cảm xúc bên trong của mình ra sao. Đứng nhiều, tê cả chân. Gặp khách khó tính thì bị manager kêu vào văn phòng nói chuyện. Với đồng lương trung bình (tính theo năm) là $20.420 (từ số liệu của 2013), họ quả đang sống trong một điều kiện kinh tế chẳng mấy ai muốn dính dáng đến, nếu họ có những lựa chọn tốt đẹp hơn.

Nghe tin sốt dẻo này, không lâu máy móc sẽ thay thế nhân viên tính tiền, nhiều người nhìn nhau: Vậy là xã hội sẽ loạn cho coi. Nhất định phải có ai đó (cần làm một cái gì đó) trước khi quá muộn: Gần như là cứu người như cứu lửa.

Hay là thôi. Không lo gì đến họ nữa. Nhắm một con mắt lại. Bịt một lỗ tai lại. Xã hội luôn luôn phát triển mà, thậm chí nó còn biết tự thân điều chỉnh để đạt được trạng thái cân bằng (không lý tưởng lắm nhưng vẫn đủ để chắp vá, đắp đỗi qua ngày). Vả lại đây là chuyện của những kẻ không chịu tiến thân, chỉ thích đứng quầy tính tiền. Tại sao không tìm cách thoát khỏi những vũng đọng, ao tù. Trường học và trường dạy nghề ở Mỹ đâu có thiếu. Giờ đứng đó kêu Trời, Trời nào cứu!

Nói thì dễ, làm mới là khó. Một số rất đông dân Mỹ nghèo đang thấy bắt đầu la oai oái. Còn người Việt chúng ta thì nhún vai. Hồn ai nấy giữ. Nói tới nói lúi vẫn là những bước tiến mang tính xu thế lịch sử. Quán tính lăn bánh xe của nó chẳng ai có thể kìm hãm được. Vì thế ta chẳng nên bận tâm làm gì cho nặng óc. Hơn nữa đâu phải tiệm nào cũng sẽ thay thế nhân viên bằng máy. Bán rau thì sao? Bán thịt thì sao? Hay rồi thì tất cả sẽ là đông lạnh, đóng gói, bao bì có gắn barcode – khách sẽ cầm lên, scan qua máy tính tiền rồi vô tư đem về.

Một ngày nào đó không xa… Grocery without check-out line sẽ là chuyện sinh hoạt bình thường mỗi ngày. Ban đầu bạn sẽ lọng cọng vì chưa quen. Nhưng sau đó bạn sẽ quen rất nhanh vì đây là một phần của đời sống hiện đại. Điều đó sẽ xảy ra (nhanh thôi). Vậy bạn sẽ nghĩ gì về kỹ nghệ tự động hóa này? Hay bạn sẽ hồi tưởng về những ngày đã qua (khi mà bạn) không còn bận tâm chuyện xếp hàng chờ đợi, nhất là vào những giờ cao điểm hay những ngày cuối tuần có chút thời gian hiếm hoi để tranh thủ đi chợ cho mình và gia đình; chắc bạn sẽ nói: Hồi xưa xếp hàng đợi lâu thấy mồ luôn, giờ khỏi đợi lâu, đẩy xe ra, tính tiền rẹc rẹc mấy phút là xong.

Nguyễn Thơ Sinh

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.086 giây.