logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 21/01/2017 lúc 11:00:03(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Những ngày cuối năm, những anh già trên bảy tám bó như tôi thường nằm vắt tay lên trán nhớ những ngày tháng xa xưa về bạn bè nhiều. Lúc đó mới “thấm” thế nào là cuộc sống với bạn bè và cuộc đời thăng trầm “lên voi xuống chó” lúc nào cũng có bạn. Nhưng nhớ nhất những ngày Tết sôi nổi khi còn là anh trai trẻ lao vào những cuộc chơi,những bước chân lãng du trong công việc. Nằm moi lại ký ức tưởng đã mờ nhưng vẫn thấy tất cả hiện lên như cuốn phim quay chậm HD rõ ràng từng chi tiết. Ông già được sống lại cùng bạn bè ngày nào trở thành chàng trai trẻ để biết rằng mình còn sống và cuộc đời còn đẹp dù chỉ như một ánh hào quang vụt sáng rồi vụt tắt. Nhớ từng khuôn mặt đã khuất hoặc còn sống ở một nơi nào đó trên đời này. Nhớ mặt nhưng nhiều khi lại không nhớ tên, nhớ địa phương đến nhưng quên khuấy tên đơn vị mình đã đến… đó là sự đãng trí của tuổi già.
Tôi vội ngồi dậy ghi lại những gì đã nhớ kẻo mai lại quên. Hơn 80 năm qua, Tết đáng nhớ khá nhiều. Nào là Tết khi còn nhỏ hý hửng với đồng xu Đông Dương kêu leng keng trong túi, Tết làm báo Quân Đội với Tô Kiều Ngân, Huy Sơn, Huy Vân rồi làm báo ngoài với nhật báo Chính Luận của BS Phạm Văn Sung và anh Từ Chung, làm báo Điện Ảnh với anh Nguyễn Ngọc Linh cùng những buổi tiệc cuối năm tưng bừng hoa lá. Tết trong tù cải tạo với bạn bè với những cái tên không thể quên như Nguyễn Viết Khánh, Trần Dạ Từ, Thái Thủy, Mặc Thu, Nguyễn Sỹ Tế, Thảo Trường, Đặng Trần Huân… tôi không nhớ hết. Điểm lại đến năm nay, các ông bạn tù của tôi đã “quy tiên” gần hết, chỉ còn Trần Dạ Từ ở bên kia bờ đại dương và tôi ở Sài Gòn. Tôi không thể viết hết ở đây trong vài trang giấy.
Hôm nay tôi ghi lại ở đây là chuyện đáng nhớ khi đi làm phóng sư Tết ở các đơn vị trong Quân Đội. Chuyện cũng có liên quan và nỗi nhớ đến nhiều nhà văn nhà báo, ca nhạc sĩ vang bóng một thời ở miền Nam VN.
Khi tôicòn làm ở Phòng Báo Chí, phụ trách tờ báo Chiến Sĩ Cộng Hòa thời mới thành lập. Tòa soạn vỏn vẹn có chừng hơn 10 nhân viên, đảm nhận đủ thứ việc của một tờ báo lớn của Quân Đội. Người làm việc chuyên môn như sửa morasse, người nhận thư từ bạn đọc, người viết bài cho các mục hàng tuần, chỉ có vài phóng viên chuyên nghiệp đi đủ nơi khắp lãnh thổ VN. Hồi đó đất nước chia đôi, miền Nam chỉ có từ Cà Mau đến Bến Hải. Tết đến, dù làm trưởng ban biên tập tôi vẫn phải đi làm phóng sự Tết Đơn Vị. Tôi nhớ mãi một cái Tết trên đỉnh đèo Hải Vân, một cái Tết đặc biệt không phải anh phóng viên nào cũng được cái may mắn lạ lùng khi ăn Tết giữa lưng chừng mây cùng những anh lính rất chất phác chân thực và những món ăn rất “nhà quê” cùng những câu chuyện rất ngây thơ hồn nhiên của những người lính xa nhà, xa tình nhân.
Lần đó, tôi xin sự vụ lệnh đi miền Trung, chiều 28 Tết tôi leo lên xe lửa ra Đà Nẵng. Tay vẫn không rời chiếc radio transistor nhỏ theo dõi anh Huyền Vũ tường thuật trực tiếp trận đá bóng giữa VN và Autobus Hồng Kông. Trận đấu tôi chờ đợi từ lâu, vậy mà tôi vẫn phải lên đường cho kịp đến các đơn vị miền Trung vào dịp Tết. Đó là sự “hy sinh” niềm vui riêng cho công việc chung của tất cả những anh phóng viên trẻ yêu nghề.
Cùng Thanh Nam đi làm phóng sự
Ra đến Đà Nẵng, tôi đến thẳng tư dinh của tướng Đỗ Cao Trí thăm ông vì đã có thời gian tôi làm việc với ông ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 ở Pleiku. Nói là thăm nhưng mục đích là xin ông cho Thanh Nam đi cùng tôi làm phóng sự trong quân đoàn của ông từ đây cho đến Bến Hải. Thanh Nam là bạn thân của tôi suốt thời kỳ làm báo ở Sài Gòn.
Thanh Nam vào quân đội theo diện “đồng hóa”, nói cho rõ hơn là không phải lính động viên mà là lính theo nhu cầu chuyên môn, được nhập ngũ theo khả năng phục vụ. Những văn nghệ sĩ có tiếng thường được nhập ngũ vào những phòng “tác động tinh thần” hay là phòng 5, sau này là Chiến tranh tâm lý. Cũng như các anh Phạm Xuân Ninh (Hà Thượng Nhân), Phạm Văn Sơn, Nguyễn Mạnh Côn… Phục vụ một thời gian nhất định rồi giải ngũ.
Một vài kỷ niệm với Thanh Nam
Cái số của tôi và Thanh Nam hay đi liền với nhau ở các tờ báo dân sự. Từ Truyện Phim, Kịch Ảnh, Tiếng Vang, Thời Thế đến những tờ báo của những ông chủ báo miền Nam như Tiếng Chuông, Phụ nữ Diễn Đàn… đều có mặt. Thời kỳ này, Thanh Nam vẫn ở building Cửu Long, nơi có khá nhiều nghệ sĩ, những nhà quay phim, phóng viên, thuê phòng ở trọ với hai ông bạn tôi là Hoàng Thư và Thái Thủy bên cạnh phòng năm ba em cave ở Sài Gòn cũng thuê phòng ở đây.
Buổi tối chúng tôi thường ngồi ở phòng trà Hòa Bình của anh Ngọc Bích. Hầu hết các ca sĩ trẻ hạng A, đều “chạy sô” tại phòng trà này. Từ Bạch Quyên, Minh Hiếu, Bích Chiêu, Băng Tâm, Thùy Nhiên, Thanh Thúy, Ngân Hà, Trúc Mai…đến những ca sĩ hạng B mới ra lò nhiều triển vọng cũng được các ông bầu gửi đến cho tập tành “xuống núi”.
Chúng tôi viết ở vài tờ báo có nhiều độc giả chuyên về sân khấu kịch trường nên quen biết khá nhiều và cũng có khối những chuyện lơ mơ… cho vui cuộc đời. Thanh Nam là một chàng thanh niên rất dễ thương, nhưng có “tật” thích những cô đào hạng nhất của các sân khấu, nhất là sân khấu cải lương. Rất nhiều lần, sau khi ngà ngà say, Thanh Nam rủ tôi và Mai Thảo đến phía sau sân khấu đoàn Thanh Nga xem đào cải lương trang điểm và… ngồi sau cánh gà rung đùi xem Thanh Nga diễn. Thanh Nam vốn có tiếng là “anh rung đùi” và “chàng ba băm ba”, chỉ uống ba chai “bia 33” là đã khật khưỡng, nói năng líu ríu, chân tay quờ quạng rồi. Anh chàng nhà văn này lúc bình thường, không uống rượu thì rất đàng hoàng và với tôi đó là một anh rất “nhát gái”. Cứ ngồi nói chuyện như một cuộc phỏng vấn chứ không dám tỏ một thái độ “thân thiện” nào. Nhưng khi uống rượu rồi thì chân tay quờ quạng, như chiếc xe vọt hết tốc độ khiến nhiều người đẹp đâm hoảng.
Bây giờ lại bị tái ngũ làm lính ở xa chắc chắn rất buồn và nhớ Sài Gòn lắm nên tôi cố xin cho Thanh Nam có thời gian thảnh thơi hơn.
Tướng Đỗ Cao Trí rất “hắc búa” nhưng cũng rất “chịu chơi”. Ông điện thoại ngay choTrung Tâm Huấn Luyện chỉ thị cho Thượng sĩ Trần Đại Việt (tên thật của Thanh Nam) trình diện tư lệnh quân đoàn. Hôm đó là ngày Trung tâm được nghỉ, cả bộ chỉ huy chạy tán loạn, bủa đi tìm ông Trần Đại Viêt khắp Thành phố Đà Nẵng. Họ có biết đâu tôi và Thanh Nam đã gặp nhau ở nhà một người bạn. Tôi phải điện thoại cảm ơn tướng Trí đã tìm thấy rồi. Tết đó tôi và Thanh Nam trên chiếc xe jeep đi khá nhiều đơn vị. Mộtđơn vị đáng nhớ nhất là đồn Bảo An đóng trên đỉnh đèo Hải Vân, cao chót vót, đèo nàycòn được gọi là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” thiên hạ.
Chúng tôi ăn một cái Tết trên đỉnh đèo với sương mù giăng ngang túi quần.
Tết trên đèo Hải Vân
Đang lái xe jeep giữa lưng chừng đèo, chúng tôi thấy một đồn lính mờ mờ trên đỉnh đèo. Tôi nói với Thanh Nam:
– Lên thử xem đồn trên đính đèo kia ra sao, họ sống như thế nào.
Thế là tôi cho xe chạy từ từ trên con đường dốc độc đạo leo lên đỉnh đồi mất chừng hai mươi phút mới đến nơi. Anh lính gác cổng thấy tôi là sĩ quan nên cho biết đây là một đơn vịBảo An trấn giữ đỉnh đồi cao nhất, còn hai đơn vị nữa ở phía sau đồi làm nhiệm vụ bảo vệ. Anh lính gọi ngay cho “sếp” trưởng đồn. Gặp ông này tôi chìa tờ Sự Vụ Lệnh ra, xin phép anh Trưởng Đồn cho vào thăm đơn vị. Anh Trưởng đồn hơi đứng tuổi, rất niềm nở đưa chúng tôi vào doanh trại.
Phòng chỉ huy của anh là một cái chòi nhỏ như chòi gác,nằm chính giữa doanh trại được bao bọc bằng bờ tường đá rất dày. Một cái ống nhòm có chân cao được đặt bên chiếc cửa sổ khoét sâu vào lòng đá, cái ống nhòm có thể xoay quanh quan sát bốn phía. Tôi nhìn qua ống nhòm vẫn chỉ thấy lơ mơ quang cảnh rừng núi trùng điệp giữa sương mù về chiều đang xuống. Tôi hỏi anh trưởng đồn:
– Thế này làm sao các anh biết địch trong sương mù?
Anh đồn trưởng cười:
– Chúng tôi nhớ hết khung cảnh ở đây rồi nên chỉ một chút lay động nhỏ hay một hiện tượng khác thường là chúng tôi cho đi dò xét ngay. Anh yên tâm. Chúng tôi hầu hết là dân miền núi này mà. Có chuyện gì người nhà anh em ở dưới chân núi báo tin ngay.
Tôi thầm cảm phục sự đề phòng cẩn mật của đồn Bảo An này. Sau đó anh cho chúng tôi đi vòng doanh trại thăm chỗ ăn nằm của các tiểu đội khác.
Ba tiểu đội ở ba nơi khác nhau, chỗ cao chỗ thấp nhưng bên trong tổ chức rất giống nhau. 12 người nằm chen chúc trong một ô hình chữ nhật chiều ngang chừng 3m, chiều dài khoảng 6m trên những chiếc chiếu ghép lại và những tấm chăn đơn cùng một loại của đơn vị phát. Tất cả các phòng này đều khoét sâu vào lòng núi. Súng ống để trong chiếc giá gỗ đơn sơ phía cuối phòng. Khung cảnh cũng khá ấm cúng không lạnh như ở ngoài.
Khi chúng tôi cúi đầu chui vào cái “hang” ấy, mấy anh lính gác đêm qua còn say sưa ngủ. Nhìn những nét mặt trai trẻ vô tư tôi thấy ngậm ngùi thương anh em đồng đội và nghĩ tới gia đình họ giờ này đang mong chờ chồng, cha, con em chưa thể về ăn Tết cùng nhau.
Khi chúng tôi trở ra trời đã mờ mờ tối. Anh đồn trưởng đã chuẩn bị cho chúng tôi ăn buổi chiếu cuối năm. Mâm cơm là tấm gỗ mỏng, chỉ có ba người ăn. Thức ăn cuối năm là một đĩa giò lụa, một đĩa dưa chua muối vội và một đĩa thịt đông. Có lẽ đây là món quà của gia đình anh gửi lên cho anh ăn Tết. Chẳng biết anh xoay ở đâu được một cút rượu đế trắng. Anh trịnh trọng rót ra mời “cùng nhậu”. Tôi không biết uống rượu nên chỉ ngồi nhấm nháp lấy lệ, may có Thanh Nam thay tôi đối ẩm với anh trưởng đồn.
Sau “chầu nhậu” đơn sơ đó anh Trưởng đồn mời chúng tôi dự buổi “Văn Nghệ cuối năm” của đơn vị.
Văn nghệ cuối năm của lính trên đỉnh đồi
UserPostedImage
Tiền đồn Bảo An trên Đỉnh đèo Hải Vân còn lại dấu vết đến bây giờ.
Buổi “Văn Nghệ cuối năm” không thể tổ chức ngoài trời vì quá lạnh và sương mù dầy đặc nên được tổ chức trong một nhà ngủ của một tiểu đội được dọn dẹp sạch sẽ và có một dây đèn trang trí xanh đỏ nhấp nháy trông cũng khá bắt mắt. Ngoài những anh lính gác, tất cả đơn vị chừng gần ba chục người ngồi xếp thành vòng tròn quanh ngọn lửa hồng gây nên một không khí ấm áp. Họ bắt đầu đồng ca một bài ca quen thuộc của lính. Sau đó là một cuộc thi tài giữa các tiểu đội với nhau. Tiểu đội nào cũng có quyền lựa chọn một chương trình riêng hoặc là một màn kịch hay làm xiếc, diễn tuồng cải lương, ca vọng cổ… Ban Giám khảo là các anh Tiểu đội trưởng và trưởng đồn cho điểm riêng. Cuối cùng họ nhờ Thanh Nam tổng kết lại để định đoạt ngôi thứ nhất nhì ba. Phần thưởng chỉ là mấy gói thuốc lá rẻ tiền và vài chục chiếc kẹo. Vậy mà họ cũng reo hò liên tục rất hào hứng, những anh lính trẻ này dễ vui và cũng dễ buồn thật. Cuộc sống thật đơn giản chẳng có gì đáng phải suy tư nhiều như những anh lính ở thành phố.
Tôi nhớ nhất là cuộc thi kể chuyện cho tất cả mọi người. Luật lệ đặt ra là mỗi tiểu đội phải cử ra hai anh kể chuyện, kể bất cứ chuyện gì nếu thấy hay, chuyện cổ tích như Tấm Cám hay Quan Công – Táo Tháo, chuyện tiếu lâm hay chuyện riêng tư tùy ý, miễn là được anh em tán thưởng. Ngoài ra anh nào tình nguyện lên kể chuyện cũng được phép đứng tại chỗ tha hồ kể. Nhiều chuyện được anh em cười lăn cười lộn.
Cuối cùng một anh lính đề nghị bây giờ kể chuyện tình. Đó là thứ chuyện không thể thiếu của tuổi thanh niên.
Thanh Nam bèn đứng dậy vỗ tay hoan hô ý kiến đó và lấy ramột chiếc khăn len đang quàng trên cổ, có vẻ như người tình mới mua ở chợ Bến Thành. Anh đứng giữa ba quân dõng dạc tuyên bố rằng đây là quà của người yêu tôi gửi từ Sài Gòn ra, tôi sẽ làm giải thưởng cho bạn nào kể chuyện tình hay nhất.Tôi biết chiếc khăn quàng đó là của người yêu Thanh Nam thật. Khi tôi sắp đi làm phóng sự ngoài miền Trung, người yêu của Thanh Nam là BQ, một ca sĩ khá nổi tiếng thời đó và cũng “chạy sô” ở phòng trà Hòa Bình. Cô thường gọi tôi và Thanh Nam bằng chú vì chúng tôi thường đến chơi phé với bố mẹ cô cùng đám nhạc công của phòng trà. Mối tình “chú cháu” đó rất khăng khít. BQ gửi cho tôi mang theo tấm khăn quàng đó cho người yêu làm quà Tết. Tôi không ngờ hôm đó Thanh Nam lại hào hứng đến như vậy.
Anh em lại vỗ tay hoan hô vang dội nhưng vẫn chưa thấy anh nào “xung phong” lên kể chuyện tình. Tôi ngồi bên cạnh một anh lính có vẻ lớn tuổi thúc khuỷu tay vào anh lình trẻ nhắc: “Mày lên kể chuyện của mày đi, chuyện hay lắm. Kể đi, mang cái khăn quàng về cho người yêu chắc chắn cô ta sẽ mê tít thò lò”. Anh lính trẻ ngập ngừng chưa dám đứng dậy. Anh lính ngồi bên bèn xốc cánh tay anh ta và giơ tay nói lớn: “Thằng này xin kể chuyện tình của nó cho các bạn nghe”.
Anh em đều quay sang nhìn và những tiếng thúc giục lại vang dội “lên đi, lên đi”. Anh lính trẻ hơi bẽn lẽn đứng thẳng người chưa nói câu gì. Một tiếng hỏi vang lên “có phải chuyện của mày và con Bẩy Út không?”. Anh lính trẻ có vẻ bạo dạn hơn “Vâng, đó là chuyện của em và vợ sắp cưới của em”.
Anh ta kể câu chuyện khá vui. Hai đứa nhóc yêu nhau nhưng nhà gái giàu, nhà anh lính nghèo nên nhà gái phản đối. Anh lính trẻ bắt đầu kể:
“Nhà gái từ chối mai mối nên một người bà con mách em bàn với cô Útrằng chúng em ăn cơm trước kẻng rồi, không gả thì thôi, có bầu ráng chịu. Em bàn với Út nhưng nó bợp tai em một phát, mắng là em muốn lợi dụng nó hay sao mà bày ra cái trò chết tiệt đó. Em phải thề độc rằng sẽ không đụng đến một ngón tay của nó từ giờ cho đến ngày cưới. Nó tin ngay. Rồi nhờ một bà cô đánh tiếng cho nhà gái biết chuyện nó có bầu rồi. Thế là em sắp cưới được vợ con nhà giàu. Em nói thật đấy”. Một câu bông đùa khác lại vang lên: “Thế mày đã có gì chưa?” Anh em cười rộ.
Thanh Nam bèn đưa ngay cho anh lính trẻ cái khăn quàng cổ của người yêu mới tặng.
Cuộc thi kể chuyện tình đó vào đêm 29 Tết trên đỉnh đèo Hải Vân, anh lính láu cá chiếm được giải thưởng hí hửng lắm. Đêm đã khuya, chúng tôi nằm ngủ trong căn bốt gác trên đỉnh đèo Hải Vân.
Đúng ngày 1 Tết, chúng tôi ra đến Bến Hải vào những đơn bị pháo binh, bộ binh, rồi sau đó đến nhiều đơn vị không thể nào kể hết.
Đó là hình ảnh độc đáo trong cuộc đời làm phóng viên Quân Đội ngày xưa. Thế mà đã hơn nửa thế kỷ trôi qua rồi. Không biết năm nay anh lính trẻ và cô vợ ở chân đèo Hải Vân bao nhiêu con rồi. Cuộc đời cứ thế trôi đi thật nhanh.
Tết lại đến rồi, tôi vẫn ở cái chung cư cũ nát này để nhớ về những người bạn, những người lính tôi đã quen còn ở trên đời hay đã khuất. Đó là cuộc sống đích thực của tôi vào những ngày này.
Ngày cuối năm Bính Thân
Văn Quang

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.155 giây.