logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/01/2017 lúc 10:19:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bản tính con người, nhất là con người Việt Nam là nhìn thiên hạ bằng con mắt khinh bạc. Tất cả đều gần mức xấu xa, không được tôn trọng mà con mang tính chất dè bĩu. Hết thằng Tàu, thằng Mọi, thằng Maroc đến thằng Mỹ. Thằng Tây Đen thì ví von như “như cột nhà cháy,” da mình vàng thì gọi người ta là “bạch quỷ,” mũi mình tẹt thì gọi người ta là “mũi lõ.”

Đến như loài vật, từ con chó vốn hiền lành, thông minh, trung hậu cũng bị mạt sát thành loài cẩu trệ, chó má, nhưng đối những thứ bạo, dữ dằn như con cọp thì kiêng nể gọi bằng “Ông Ba Mươi,” đến như con chuột phá phách ranh ma thì kính nể gọi là “Ông Thiêng.”

Trong 12 con giáp theo văn hóa Tàu, gần gũi với con người, ngoài con chó, con mèo, đến như con gà hiền lành, ở thôn quê, không cần nuôi, chỉ bươi móc mà ăn, đã giúp cho con người mâm cỗ ngày Tết hay miếng ăn ngon, chưa bao giờ được con người mang ơn, nhưng đã có những thành ngữ khinh bỉ, chê trách.

Con gà gần như được coi là gần gũi với thiên bẩm của loài người. Con gà mái được ghi nhận với tình mẹ, lòng dũng cảm trong cảnh che chở đàn con dưới nanh vuốt của con diều hâu. Tiếng kêu của con gà mất mẹ, sự xao xác tan đàn của một bầy gà khi bị xua đuổi hay tấn công có khác chi con người trong thảm họa chiến tranh, khủng bố. Nhưng người đời đã dùng bao nhiêu thành ngữ để nói chuyện con gà: “gà chết”(ngu dốt, xấu xa,) “gà nuốt dây thun,” “gà mắc tóc,” “gà mờ,” “gà mắc mưa”, “gà đạp gai,” “gà mái” (chỉ đàn ông có quá nhiều nữ tính.)

Tôi chưa tìm ra được câu giải đáp vì sao trong ngôn ngữ Việt Nam lại có chữ “gà bài” có nghĩa là mách nước hay hay làm giùm, thì chữ “gà” này từ đâu mà ra.

Câu “gà què ăn vẩn cối xay” chỉ những người chỉ xẩn vẩn kiếm lợi nơi địa phương của mình, hay “gà cậy gần chuồng” nói tới người vin vào thế lực gần gũi.

“Gà đẻ gà cục tác”: chê người vội khoe việc mình làm.

“Gà mượn lông công”: có nghĩa như “cáo đội lốt hùm.” Một bên là mượn vẻ đẹp bề ngoài mình không có, một bên là mượn sự oai phong của người khác.

“Con gà tức nhau tiếng gáy”: nói đến việc cạnh tranh danh tiếng ở đời.

“Ông nói gà, bà nói vịt”: một người nói một nẽo, không ai giống ai!

“Gà mái đá gà cồ”: vợ ăn hiếp chồng!

“ Mèo mả, gà đồng”: chuyện trai gái lang chạ bất chính!

“Gà nhà bôi mặt đá nhau”: anh em cùng một nhà tranh chấp, đấu đá với nhau.

“Gà sống nuôi con”: vợ chết, một mình nuôi con.
“Mẹ gà con vịt”: chỉ cảnh mẹ ghẻ, con chồng.

“Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng”: cậy chỗ gần gũi, địa phương để hiếp đáp người khác.

“Vắng chủ nhà, gà bươi bếp” hay “vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm” có cùng một nghĩa, khi vắng chủ, người làm có còn sợ ai!

“Cơm gà, cá gỏi”: bữa ăn ngon và sang trọng.

“Đầu gà còn hơn đuôi phượng”: làm lớn bọn nhỏ còn hơn làm nhỏ thằng lớn.

“Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”: khuyên anh em trong nhà đoàn kết.

“Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”: kinh nghiệm về thời tiết.

“Mỡ gà thì gió, mỡ chó thì mưa (mỡ gà vàng, mỡ chó trắng)”: dựa vào màu mây đoán mưa gió.

“Ráng mỡ gà, có nhà thì chống”: kinh nghiệm chỉ hiện tượng có bão.

“Ngủ gà, ngủ gật”: ngủ lơ mơ, không thành giấc.

“Nháo nhác như gà lạc mẹ”: vẻ xao xác, hỗn loạn, lo lắng.

“Trông gà hóa cuốc”: chê người hấp tấp, không nhận định đúng việc.

“Trói gà không chặt”: chê đàn ông yếu đuối.

“Viết chữ như gà bới”: chữ xấu.

Không phải chỉ có hai loại gà, gà sống (trống ) hay gà mái mà có rất nhiều loại gà khác nhau.

Ngay gà mái cũng có các lại gà mái tơ, gà mái dầu, gà mái mơ, gà mái ghẹ. Gà trống thì có gà trống thiến, gà đá, gà hoa, gà chọi, gà nòi. Lớn nhỏ các loại thì có gà ri, gà lôi, gà kiến, gà rừng, gà cồ hay tồ (to xác,) gà Tây, gà Xiêm, gà Mỹ.

Trong cộng đồng người Việt ở Mỹ, ở tiệm bán gà vịt hay tiệm phở, bây giờ lại có thêm “gà đi bộ,” hay “gà dai” (để phân biệt với gà nuôi chuồng công nghiệp,) còn nói đến “gà Quý Phi” thì thực chưa hiểu là gà gì?

Nói chung về món ăn, gà là món gần gũi nhất, vì lúc nào cũng có sẵn trong nhà: “khách tới nhà, không gà thời vịt! Chúng ta còn nhớ mấy câu thơ của Nguyễn Khuyến:

“Đã mấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu sóng cả khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà!”

Các món ăn về gà đều dễ làm, người ta không có món xôi heo, cháo heo, cơm heo, cà ri heo… nhưng với gà thì nào xôi gà, cháo gà, cà ri gà, gỏi gà, cơm gà…

Thịt gà ở Việt Nam là quý, lễ lược hay ngày Tết mới có thịt gà, nên khách “Việt Kiều” ở ngoại quốc về, người trong nước thường đãi thịt gà cho sang. Người Việt nam qua Mỹ, người ở Mỹ cho ăn rau muống, thường đắt hơn thịt gà, một lbs hồi 1990 đến $3.50.

Về món ăn gà thì người Nam có món “gỏi gà,” người Trung lại thích “gà bóp rau răm,” nhưng người Bắc lại thích ăn gà chặt miếng với lá chanh non, bởi vậy mới có câu ca dao:

“Con gà tục tác lá chanh,

Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi.

Con chó khóc đứng khóc ngồi.

Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng!”

Ngày xưa, ban đêm không có đồng hồ, nên người ta thường căn cứ vào tiếng gà gáy để định thời gian như gà gáy canh một, canh hai, và thường gọi là “canh gà”:

“Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.”

Than ôi, người đời sau, một cô giáo Hà Nội, dạy lớp 7, nghĩ rằng “canh gà Thọ Xương là món ăn nổi tiếng của Hà Nội!”

Trong văn chương tiếng gà gáy thường ám ảnh một nỗi buồn xa xôi, gợi lại trong lòng chúng ta nhiều kỷ niệm, như qua thơ Lưu Trọng Lư:

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.

Tiếng gà xuất hiện trong thơ ca và hình ảnh con gà được thể hiện trong tranh vẽ của nhân gian. Trong bộ tranh Đông Hồ, nhiều nhất là hình ảnh con gà, con lợn. Gà và lợn là những con vật gần gũi với đời sống nhà nông, tượng trưng cho sự sung mãn, và dồi dào sức khoẻ (gà đàn, heo bầy.) Tế Xương có hai câu thơ nói về tranh gà:

“Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột

Om sòm trên vách bức tranh gà”.

Hai chữ “om sòm” chỉ về âm thanh, đáng lẽ phải thay bằng “loè loẹt” hay “đỏ xanh,” nhưng tiếc rằng hậu thế chưa ai dám sửa thơ cổ nhân!

Vào các dịp Lễ Tết, bên cạnh món cờ bạc, dân chúng ngày trước còn mê môn đá gà, nhiều gia đình đã tán gia bại sản vì lui tới trường gà. Trong “Bài Hịch Tướng Sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã kêu gọi tướng sĩ chớ ham chơi, mà quên việc nước:

“Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc!”

Thời Tam Quốc, có chuyện cái “gân gà.”

Tào Tháo đưa quân đánh Thục ở Tà Cốc, chiến sự diễn ra hàng tháng mà không phân thắng bại. Quân Ngụy (Tào Tháo) khiêu chiến nhưng quân Thục (Lưu Bị) cố thủ không ra đánh. Quân lính mệt mỏi, lương thực cạn dần, rút quân cũng dở mà ở lại đánh nhau cũng không xong. Một tối, có tướng Hạ Hầu Đôn vào xin mật khẩu, nhân lúc Tào Tháo đang ăn món “canh gà,” buột miệng Tháo nói: “kê cân” (gân gà.) Hạ Hầu Đôn liền về trại cho ba quân khẩu hiệu “Gân gà.”

Dương Tu nghe được chuyện ấy, liền truyền cho quân lính dưới quyền sửa soạn rút quân. Hạ Hầu Đôn nghe được, thất kinh đến hỏi Dương Tu:

– Sao ông có ý đó?

Dương Tu đáp:

– Mật khẩu “Gân gà” báo hiệu Đại vương muốn lui binh. Gân gà ăn vô vị nhưng bỏ thì tiếc. Nay tấn công thì không thắng nổi, mà lui binh thì sợ người ta chê cười, tiến thoái lưỡng nan, trước sau gì Đại vương cũng rút quân mà thôi.

Hạ Hầu Đôn nghe nói liền về trại hạ lệnh chuẩn bị lui binh. Đêm ấy Tào Tháo mất ngủ, bèn đích thân đi tuần; đến trại Hạ Hầu Đôn thấy quân sĩ đang chuẩn bị hành trang, lấy làm lạ liền gọi Hà Hầu Đôn đến hỏi. Hạ Hầu Đôn liền kể lại lời Dương Tu.

Tào Tháo nghe nói, lòng thầm phục Dương Tu, nhưng vì lâu nay đã có lòng ghét Dương Tu, lấy lý do Dương Tu làm rối loạn quân ngũ, đem giết Dương Tu đi. Sau đó, Tào Tháo ra lệnh nhổ trại, lui binh.

Ở đời có nhiều người như con gà trống, thường cất tiếng gáy lúc trời sáng, nhưng chúng cứ nghĩ rằng, nhờ tiếng gáy của nó mà mặt trời mới mọc được!

Cuối cùng, chúng ta có một kết luận về “gà”:

Hồi còn nhỏ chúng ta sợ nhất cái “chổi lông gà”

Lớn lên lấy vợ, sợ cảnh “gà mái đá gà cồ.”

Và lúc về già thì đều lên bàn thờ, “ngắm gà khỏa thân!”

Huy Phương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.138 giây.