logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/01/2017 lúc 10:27:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Con gà cục tác lá chanh,

Con lợi ủn ỉn mua hành cho tôi.

Con chó khóc đứng, khóc ngồi:

Mẹ ơi đi chợ, mua tôi đồng riềng.

(Ca dao Việt Nam)



Ẩm thực Việt phong phú và độc đáo. Món nào cũng chi tiết bài bản, nguyên vật liệu phải ban bệ đường hoàng hẳn hoi, đâu ra đó. Thịt gà cũng thế, không thể tuềnh toàng cẩu thả được; nếu đếm chi ly từng món chế biến từ con gà trong văn hóa bếp núc ba miền, bàn tiệc và mâm cơm Việt sẽ có nhiều món ăn, từ cao sang quý phái cho đến dân dã chân thuần. Nhân năm con gà (Đinh Dậu) trên mặt nhiều tờ báo tiếng Việt sẽ nói đến những món ăn liên hệ đến con gà; như món quà đầu xuân. Cũng là dịp để dân Việt xa xứ ôn cố tri tân, tìm về với cội nguồn dân tộc thân thương một thời…

Không nói đến chuyện chính trị ở Mỹ nữa. Mr. President Trump không ai gọi là Tổng thống đắc cử – president-elected nữa. Chữ elected đã được chính thức bỏ đi khi ông đọc bài diễn văn nhậm chức ngày 20 tháng 01 năm 2017. Còn vợ ông, nữ người mẫu vang dang một thuở Melania Trump (sinh ngày: 26 tháng 04, 1970) tên cúng cơm trước đó là Melanija Knavs, nhờ được kết hôn cùng doanh gia tỷ phú Donald Trump năm 2005, nghiễm nhiên trở thành First Lady phu nhân của Tổng thống thứ 45 của Mỹ, đồng thời là First Lady thứ II của Mỹ sinh ra tại nước ngoài (người trước đó là Phu nhân Louisa Adams sinh ra tại Anh Quốc – the British-born American wife of John Quincy Adams who served from 1825 to 1829).

Rồi chuyện Tổng thống Obama vào phút chót đã trục xuất nhiều nhà ngoại giao của Nga và đồng thời đưa ra một loạt những biện pháp trừng phạt cấm vận (theo nhiều người lẽ ra việc này phải làm sớm hơn rất nhiều) với lý do Nga đã có những hoạt động tình báo tấn công vào nền tự do dân chủ của Mỹ. Hay chuyện Ngoại trưởng Kerry đã đại diện Chú Sam “vả vào mặt” Israel một cái thật đau vì không hậu thuẫn Israel trong việc lấn ép Palestine, sau đó Kerry đã đi Việt Nam trước khi vĩnh viễn rời Bạch Ốc (tạm thời hãy cứ biết vậy). Rồi chuyện cuối năm ở Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ bị khủng bố tấn công, kẻ sát nhân mặc quần áo của Santa Claus bắn chết cảnh sát và bảo vệ của hộp đêm rồi xông vào nã đạn; 35 người thiệt mạng, hơn 70 người bị thương, đa số là ngoại kiều đến đây tổ chức đón mừng Tết Tây truyền thống; rất bình thường và hoàn toàn lương thiện, thế mà họ đã bị bắn chết…

Tình hình thế giới là vậy. Ngổn ngang và bừa bộn…

Trong cộng đồng Việt chúng ta nhiều khuôn mặt quen thuộc một dạo, những nhân vật lịch sử, những thế hệ cây-đa-cây-đề, những bậc tiền bối… liên tục lần lượt ra đi. Với lớp trẻ thì vẫn thấy mình bất khả chiến bại (invincible) mãi mãi, trường tồn và mạnh mẽ. Còn người già (hoặc sắp già, đang già) chợt nhận ra mọi cái ở đời sao-mà-nó-phù-vân-đến-thế (rõ nét hơn)! Có người may mắn đếm những thập niên còn lại. Có người tính theo năm, có người tính theo tháng, có người đã an phận đếm từng ngày: Lá vàng rồi, ai biết sẽ rụng lúc nào, thôi còn sống được ngày nào quý ngày ấy.

Nhưng… Có lẽ ký ức (thì vẫn) luôn trẻ mãi.

Và thịt gà…

Vâng, những ký ức ngày xưa của chúng ta về thịt gà.

Luộc. Nướng. Kho. Nấu. Rán. Quay. Hấp… kiểu nào cũng ngon cả. Đồng hành với lá chanh, rau răm, gừng, tiêu… Thịt gà nhanh chóng khoác chiếc áo dài, đội khăn đống, trở thành biểu tượng trong nhiều lễ nghi phong tục dân dã, gánh vác trên vai trọng trách chuyển tải những thông điệp triết lý nhân sinh của người Việt.

Cụ Nguyễn Khuyến đã có bài thơ Bạn Đến Chơi Nhà để đời (trong đó có nhắc đến con gà). Tiện đây xin nhắc lại để quý độc giả cùng “dìu nhau” về “vườn thơ cổ”, để được cùng cụ đàm đạo, truyện vãn thi phú. Vâng. Một vị Tam Nguyên Yên Đổ chứ đâu phải xoàng, sống rất chỉn chu, đúng mực, người đã sống đúng với tinh thần mến khách của người Việt: Khách đến nhà không gà thì vịt:



Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá;
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà…



Rồi kể cho nhau nghe nhiều hơn những chuyện cũ, con gà càng xuất hiện rõ nét hơn. Cơ man nào là những điển tích, những giai thoại trong lễ nghi phong tục tập quán. Nào là lục súc tranh công có chuyện chú gà không bỏ lỡ cơ hội kể lể công lao với người đời. Người viết chữ xấu thì bị coi là chữ-gà-bới. Còn trên mâm cơm, món chân gà người lớn bảo không cho trẻ ăn sợ run tay không viết chữ được. Rồi khi anh A và chị B tranh chấp không ai chịu thua ai, anh A ỷ vào thân thế nên bị người ta mắng cho là thứ hèn, chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng. Rồi khi cha mẹ muốn dạy bảo con cái những điều hiếu thuận ăn ở trong nhà, họ khuyên răn: Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. Lan man tiếp, ta lại nhớ đến câu ca dao của người xưa:



Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương.



Hai chữ canh gà, khái niệm một khoảng thời gian trong đêm có liên hệ đến tiếng gà gáy – ung dung trở thành món “chicken soup” vô cùng ấn tượng. Nhưng gẫm kỹ lại, giá như không có cái sự “nhầm lẫn trong chuyển ngữ” rất dễ thương ấy, làm sao chư vị (và tôi) có được những dịp trò chuyện rôm rả để thấy mình càng gần gũi nhau hơn. Nghiệm lại, chợt thấy mình may mắn trở thành ngư ông đắc lợi từ cái lối chuyển ngữ rất đỗi dễ thương, hiền hòa ấy.

Đến Mỹ, xứ sở của tự do dân chủ – Những khúc-ruột-ngàn-dặm (xét về mặt ngữ nghĩa quả có phần đúng cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen) không ngờ ngoài những món ăn thuần Việt như: Thịt-gà-nấu-đông của bà cụ ở nhà, món gà-kho-gừng, món gà-luộc-thái-lá-chanh, món cà-ri-gà, món gỏi-gà-lá-răm, gà-nướng, gà-hấp, gà-xé-phay, gà-đút-lò… bao năm từng biết nay có thêm một anh-bạn-láng-giềng-mới: Đó là Fried Chicken!

Gà chiên (gà rán) với phe An-na-mít (Anamese) ta đã từng cách đây nhiều năm có chứ không phải không có. Dân Giao Chỉ dẫu sao vẫn đâu phải là nhóm người quá đỗi vụng về, nhược tiểu. Nhưng vì không có bột bắp khô, không có cái lò chiên ngập dầu to đùng của Mỹ với nhiệt độ lên cao đến 375 độ F (tức gần 190 độ C) như đã thấy tại KFC, Church’s Chicken, Popeye’s, Hardees, Sam Club, Costco, hay tại Wal-Mart…; nên món gà rán của phe ta mới không được vàng, được giòn, thơm như fried chicken của họ!

Nói đến gà rán – tiếng Anh: Fried Chicken, dân Việt ta, dù ú-ớ-tiếng-Anh cỡ nào, nói tiếng Anh “mỏi tay” vì sử dụng quá nhiều động từ “to quơ” vẫn phát âm rất chuẩn. Điều này khẳng định được một “chân lý” rất gần gũi, fried chicken quả nhiên đã chiếm được tình cảm của những di dân gốc Việt ngay từ những buổi đầu chân ướt, chân ráo, hoàn toàn xứng đáng với tình cảm của dân Việt chúng ta.

Là món ăn có tiền thân xuất xứ từ ẩm thực da đen, chính xác hơn fried chicken là món ăn của nô lệ Mỹ thời kỳ đầu Mỹ lập quốc. Không có lò để “đút gà” như mấy ông chủ, nhất là gà nuôi tại các nông trại có sẵn hơn gà tây, nên để mừng lễ, họ rán gà. Rồi thấy gà rán ngon quá (đâu thua gì ngỗng đút lò) họ phát huy thế mạnh. Các công thức chế biến (recipe) gà rán sau đó được thêm thắt, điều chỉnh. Cuối cùng fried chicken, một món ăn thuộc nhóm soul food (thức ăn của tâm hồn) của miền Nam nước Mỹ – Nơi tập trung rất nhiều nô lệ da đen quần quật làm việc trên những cánh đồng phì nhiêu nơi đã nghiễm nhiên “xúng xính” đi vào thư viện ẩm thực Hoa Kỳ như một món ăn 100% đủ tư cách (nhãn hiệu cầu chứng) món ăn độc đáo thuần túy của Hợp Chủng Quốc USA.

Quả nhiên thế, với dân Việt, bất luận đến Mỹ vào thời điểm nào đều nhanh chóng yêu mến fried chicken như một mối lương duyên không gặp bất cứ gò ép, khiên cưỡng nào. Nếu như không ít người phải mất mấy năm sống ở Mỹ mới làm quen được với pizza, có người tới giờ vẫn còn dị ứng với lasagna (một món mì Ý). Thậm chí do chưa ăn quen thì hamburger với nhiều người là món cực-chẳng-đã. Còn hot dog là món của bọn trẻ. Nhưng nói đến fried chicken thì họ okay-number-one ngay. Nhiều người còn cho biết họ yêu fried chicken ngay từ cái thuở-ban-đầu-lưu-luyến-ấy (ngàn năm hồ dễ mấy ai quên)!

Hiếu kỳ muốn biết xem vị trí của thịt gà ở Mỹ – nguyên liệu quan trọng để chế biến món fried chicken đồ sộ hoành tráng như thế nào trong văn hóa ẩm thực của người Mỹ, chỉ cần chạy qua bên bác Google hỏi thăm là biết liền. Bác ấy giỏi lắm. Cái “đùi-ếch” gì cũng biết. (Tiện đây nói chuyện vui thôi, khi bạn hỏi dân Mỹ thịt ếch ngon không, họ nói là: Ăn nó cũng giống như… chicken vậy!)

Thông tin bác Google cung cấp cho như sau. Theo tổ chức National Chicken Council (nationalchickencouncil.org) thịt gà là món ăn chính của dân Mỹ, tăng đều hàng năm từ năm 1960, hiện nay thịt gà được dân Mỹ ưu ái hơn red-meat tức thịt bò và thịt lợn (vì rẻ hơn!) Gà được nuôi công nghiệp tại hơn 20 tiểu bang của Mỹ – Y như hệ thống lọc dầu thô và phân phối xăng tại Mỹ gần những nơi đông dân cư. Các tập đoàn chăn nuôi gà công nghiệp của Mỹ (nói kín thôi) luôn nhắm đến xuất cảng (chứ không chỉ bằng lòng dừng lại ở chỗ cung cấp thịt gà cho thị trường Mỹ mà thôi). Mai kia nhu cầu nhập cảng gà Mỹ sẽ tăng (nhất là globalization càng lúc càng bành trướng) chứ dân Mỹ làm sao tiêu thụ hết số gà họ nuôi được! Hiện nay kỹ thuật nuôi gà thịt của Mỹ được coi là siêu việt hơn tất cả những quốc gia khác trên thế giới. Nhất là ngô và đậu nành trồng tại Mỹ, hai thứ thực phẩm chủ yếu nuôi gà được coi là có chi phí sản xuất thấp nhất thế giới!

Trung bình mỗi ngày ở Mỹ có đến 22 triệu con gà được theo chân cá-chép-hóa-rồng. Nếu có kiếp luân hồi, có lẽ nhiều vị gà khi có dịp ngồi lại với những bạn bè khác như bò, heo, cá, chó… trên thiên đình, nhất định sẽ hăng hái bảo: Mấy vị cứ nghĩ là mình oai phong lắm. Còn bọn tôi hả. Ngó vậy mà không phải vậy đâu. Không có bọn tôi là kinh tế Mỹ sẽ loạn cào cào liền. Mà đúng như thế thật. Hãy tưởng tượng, Mỹ sẽ ra sao nếu như ngủ qua một đêm sáng ra bỗng thấy tất cả thịt gà trên đất nước này tự nhiên… biến mất. Và thịt gà là thức ăn của dân nghèo tại Mỹ. Nó bảo đảm nguồn chất đạm. Bảo đảm lượng calories đến từ protein của dân Mỹ có thu nhập thấp. Không có thịt gà là dân Mỹ nổi loạn ngay. Còn nói đến trứng gà, ở Mỹ, hàng năm tiêu thụ khoảng 50 tỷ trứng đó. Nhớ là 50 tỷ trứng chứ không ít đâu nha!

Năm con gà. Thịt gà rán, fried chicken – bạn đã từng suy nghĩ gì về món ăn đầy ấn tượng này hay chưa?

So với hai đối thủ đáng gờm của mình là lợn và bò, hiện nay thịt gà ung dung tận hưởng vị trí quán quân. Lần đầu tiên (năm 2014) Thịt gà đánh bật thịt bò ra khỏi danh sách loại thịt khoái khẩu của người Mỹ. Thịt lợn khôn ngoan hơn (hay bản tánh lợn vốn hiền lành, ai sao tôi cũng được) thì an phận với vị trí không lên, không xuống. Nay gà, do nhiều lý do khác nhau, tự nhiên được đẩy lên hàng “thực phẩm thiết yếu” của người Mỹ. Còn hải sản thì quên đi. Đó là thức ăn của giới có tiền ở Mỹ mới ăn được!

Những tờ lịch của năm Bính Thân rớt xuống rất nhanh. Năm Đinh Dậu đang lăm lăm kéo đến. Với chúng ta, mỗi người mỗi hoàn cảnh. Tuổi tác và điều kiện sức khỏe luôn tỷ lệ nghịch với thời gian. Nhưng quan trọng vẫn là cái tâm. Lòng mình có xuân hay không chẳng nhất thiết cứ phải còn trẻ tuổi mới có hồn xuân được. (Tạm) mượn lời bà Chúa thơ Nôm họ Hồ: Chơi xuân có biết xuân chăng tá, (Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!) để thấy được niềm vui cuộc sống (thực ra) cũng đơn giản lắm. Cứ thấy nó vui thì nó sẽ vui, thấy nó buồn thì nó sẽ buồn.

Ít nhất chúng ta có thể lấy món fried chicken ra làm thước đo tiêu chuẩn sức khỏe của mình, còn thấy gà rán Mỹ ngon, tức là mình còn khỏe mạnh, sức khỏe của mình vẫn còn đang rất okay.



Nguyễn Thơ Sinh

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.088 giây.