logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 25/01/2017 lúc 10:13:17(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Tết Nguyên Đán là một trong những lễ hội thiêng liêng nhất của dân tộc Việt. Ngay từ buổi bình minh dựng nước, thời họ Hồng Bàng trị vì cách đây hơn mấy ngàn năm, tổ tiên ta đã biết tổ chức các cuộc vui mừng xuân, tuy đơn sơ mộc mạc nhưng thắm đượm tình tự dân tộc.

          Thế rồi đất nước không may đắm chìm trong địa ngục Bắc thuộc suốt ngàn năm đô hộ của giặc Tàu. Tuy sử không nhắc tới thảm tuyệt đau hận nhục hờn, mà người nô lệ Việt gánh chịu, chúng ta cũng có thể hình dung được số phận của dân tộc lúc đó ra sao, qua bức tranh vân cẩu hiện thực của chế độ toàn trị CSVN ngày nay. Năm 938 sau Tây lịch (STL), Ngô Vương Quyền đánh tan quân Nam Hán trên Bạch Đằng Giang, cởi ách nô lệ cho dân tộc, mở đầu kỷ nguyên độc lập tự cường cho VN.

          Nhưng phải tới năm 1010 Lý Thái Tổ dựng lên nhà Hậu Lý, chỉnh đốn triều cương ban hành luật pháp, thì xã hội nhân tâm mới được ổn định, an hưởng thái bình. Cũng từ đó Phật giáo được chọn làm quốc giáo đồng hành với Nho và Lão, ảnh hưởng trực tiếp tới các phong tục tập quán của dân tộc Việt. Tết Nguyên Đán vì thế cũng mang những sắc thái mới, chẳng những trong chốn cung đình mà còn phổ quát khắp dân gian. Do tính chất thiêng liêng cao quý trên, nên người Việt dù sống trong hoàn cảnh nào cũng không bao giờ quên những ngày tết, thậm chí ngay lúc phải sống lưu vong hay tha phương cầu thực nơi xứ người.

          Trên đất Bắc từ sau năm 1955 và cả nước sau ngày 30-4-1975 dưới ách thống trị của cộng sản Hà Nội, những ngày tết đến trong sự buồn bã tủi nhục, vì đã mất hết ý nghĩa thiêng liêng cao quý, truyền thống ngàn đời của dân tộc. Sau năm 1990, đệ tam cộng sản quốc tế từ Liên Xô, Đông Âu tới Đông Đức và nhiều nước khác trên thế giới lần lươt sụp đổ. Để cứu đảng cứu mạng, Hà Nội hoan hĩ cuốn rèm sắt, mở cửa quan, trải thảm đỏ quỳ gối cúi đầu rước tư bản luôn cả người Việt tị nạn về nước thăm nhà.

          Trong nước, để xoa dịu sự căm hận tột cùng của hơn 80 triệu đồng bào đang bị kềm kẹp bóc lột, ngụy quyền Hà Nội giả bộ nới lỏng vòng xiết, nhắm mắt làm lơ để các cơ sở tôn giáo như chùa chiền, nhà thờ mở cửa hoạt động trở lại bên cạnh những sinh hoạt xã hội.

1- Tết Nguyên Đán : Ngày Thiêng Liêng Trong Đại .
 
          Theo các nguồn sử liệu, thì dân tộc Việt hiện nay là một trong những bộ tộc thuộc Bách Việt ở phía nam sông Dương Tử (Trường Giang). Truyền thuyết trên nay vẫn còn được nhắc nhớ qua bài ca dao truyền khẩu, mà các bà mẹ VN thường dùng để ru con ngủ

“ Gió Động Đình mẹ ru con ngủ
Trăng Tiền Đường ấp ủ năm canh
Tiết trời thu lạnh lành lanh
Cỏ cây khóc hạ , hoa cành thương đông
Bống bồng bông, bống bồng bông
Võng đào mẹ bế, con rồng cháu tiên..”

          Cũng chính trên khu vực Trường giang thất tỉnh này, Bách Việt hay Viêm tộc đã xây dựng nên một nền văn minh rực rỡ. Thời Xuân Thu Chiến Quốc, Bách Việt cùng với Hán tộc đã tranh bá đồ vương lừng lẫy một thời. Cô Tô thành nay thuộc tỉnh Giang T6 là nơi bắt nguồn của nền văn minh văn hóa Bách Việt, từ ngàn xưa đã có nhiều phong tục tập quán tốt đẹp trong đó có Tết Nguyên Đán vẫn còn giữ được nét cổ truyền độc đáo. Vì vậy ta không ngạc nhiên khi thấy ngày Tết của VN và Trung Hoa có nhiều nét giống nhau

          Tết Nguyên Đán bắt đầu từ Tết Lạp Tế mở vào tháng Chạp, để kết thúc một năm làm lụng vất vã. Lễ Lạp Tế mở ra để cúng tế thần linh tổ tiên ông bà, đồng thời cám ơn thiên nhiên đã ưu đãi con người, có cái ăn cái mặc. Theo thời gian, lễ này trở thành phong tục Tết, chung qui cũng không ngoài hai mục đích “ Tống cựu, Nghênh tân”.

          Với người Việt Nam dù ở miền nào chăng nữa, cứ đến cuối tháng mười một âm lịch, thì bắt đầu mua sắm chuẩn bị ăn Tết. Tại miền Bắc ngày xưa nơi các làng quê, thường có tổ chức Họ Ăn Tết (trong Nam gọi là Hụi hay Huê), gồm có Họ bánh chưng, Họ thịt, Họ gạo. Theo cách tổ chức, thì người làm cái mỗi tháng đi thâu tiền các nhà con, rồi dùng tiền đó sinh lợi. Gần Tết gom tiền lại để mua thịt gạo làm bánh phân phối đều cho các hội viên. Riêng các gia đình không tham dự, thì chuyện đầu tiên lo lắng là nồi bánh chưng phải hoàn tất trước ngày 20 tháng Chạp. Ngoài ra còn phải có vại dưa hành, lọ cũ kiệu.. để ba ngày Tết ăn chung với thịt mỡ, bánh chưng. Cũng không thể thiếu được nồi cá kho quấn rơm, ũ trấu. Các gia đình trung lưu khá giả thì gói thêm giò heo, giò thủ, giò lụa và đặc biệt nhà nào cũng có một con gà trống thiến, để cúng đón giao thừa.

           Tại miền Nam khi cái lạnh của mùa đông sắp dứt, nhường chỗ cho nàng xuân nõn nường trở về cùng nhân thế, cũng là lúc mọi người lo Tết theo phong tục cổ truyền. Nếu trên đất Bắc, nồi bánh chưng là món ăn tượng trưng của Tết, thì trong Nam món bánh tráng là đặc sản của xuân. Bởi vậy từ đầu tháng Chạp, nhà nào cũng lo đặc bánh tráng cùng lúc với với việc làm mứt dừa, khiến cho các lò bánh làm việc tối đa, vẫn không ứng kịp với nhu cầu của khách hàng. Theo tập quán thì bánh tráng không những là món ăn chính trong ba ngày Tết, mà còn là quà quý để tặng cho thân bằng quyến thuộc tại thị thành, cho nên nhà nào cũng phải có.

          Người Việt, Hoa và nhiều dân tộc thiểu số sống ở miền thượng du Bắc phần, dọc theo biên giới Hoa Việt như Nùng, Mán, Mèo, Thái, Mường.. có chung phong tục đưa Táo quân về trời đêm 23 tháng Chạp. Tương truyền Táo quân vốn bị điếc, nên khi đến thiên đình thường tấu trình sai lệch chuyện thế gian. Vì vậy trên bàn thờ Táo nơi nhà bếp đặc biệt tại Hà Tiên, trong các lễ vật cúng kiến lúc nào cũng có xôi, chè, kẹo mạch nha.. để ‘ hối lộ ‘ cho ngài được ngọt miệng, bớt tấu rỗi. Ngày nay sự cúng kiến có phần nào thay đổi theo phong tục địa phương. Với người Việt, ngày 23 tháng Chạp là ngày vía chung của Táo quân, Thổ địa và Thổ kỳ. Hôm đó nhà nào cũng làm mâm cơm cúng ba vị thần trên thật thịnh soạn. Riêng Táo quân còn có thêm cặp cá chép để làm ngựa cởi về trời.

          Tục cúng Táo quân bắt nguồn từ nhiều truyền thuyết dân gian, tôn giáo.. trong đó có câu chuyện tình thương tâm, giữa hai người đàn ông và một người đàn ba tên là Trọng Cao, Phạm Lang và Thị Nhi. Họ cùng là vợ chồng và đều chết chung trong biển lửa để giữ tròn tiết nghĩa phu thê. Do truyền thuyết trên, trong lễ vật cúng Táo quân thường có hai mão đàn ông màu đen và một mão đàn bà màu đỏ.

          Tại Trung Hoa ngày nay còn có một miễu thờ Táo quân rất nguy nga đồ sộ ở ngoài Sùng Vân Môn thành Bắc Kinh. Đầu tiên Táo quân của người Tàu là phụ nữ như sách Trang Tử đã viết " Táo mặc áo đỏ hình dung như phụ nữ ". Kế đó, qua các sách của Đạo giáo mô tả Táo quân là một bà lão ở núi Côn Lôn có tên là " Thần Hỏa Lão Mẫu Chi Quân ", cai quản 36 vị thần chuyên theo dõi sinh hoạt của nhân gian, ghi chép chuyện thiện ác để Thượng Đế căn cứ vào đó thưởng phạt. Từ nhà Hán về sau, Táo quân được thay thế là nam nhân rất được mọi người kính trọng và địa vị ngang với Thần Xã Tắc.

          Sách Hoài Nam Tử viết " Hoàng đế làm ra bếp, khi chết được phong làm Táo thần. Còn Viêm Đế phát minh ra lửa nên lúc về trời được nhận chức Táo quân ". Tóm lại dù tin vào truyền thuyết nào chăng nữa, Táo quân vĩnh cửu vẫn được tôn sùng, vì người trần vốn coi miếng ăn sánh với trời. Bởi vậy thiên hạ ai cũng trọng lửa, một hình thức cảm tạ vị thần đã ban bố cho ho nhu cầu sống hằng ngày.

          Năm năm tháng tháng, lúc nào con người cũng phải ăn để sống nhưng đặc biệt nhất vẫn là " bữa cơm tối ba mươi Tết ", còn được gọi là " bữa cơm trừ tịch ", bữa cơm chia tuổi hay là bữa cơm đoàn tụ gia đình. Bởi vậy thường có thêm chén đũa dành cho người đi xa chưa kịp về quê ăn tết. Đây là bữa cơm vui vẽ và thiêng liêng nhất trong năm nên giàu nghèo bất luận, đều có mâm cơm cổ đầy. Trẻ con hôm đó được ăn uống thỏa thích. Theo phong tục Tàu thì dù có cao lương mỹ vị đến đâu, bữa cơm tất niên không thể thiếu cá, khoai sọ và đậu phụ. Nguyên do vì món thực phẩm trên khi phát âm đều có nghĩa là dư thừa, nên đều mang ý nghĩa mong ước sang năm mới được dư giả hạnh phúc hơn năm cũ.

          Trong đêm giao thừa, người Việt cũng như người Hoa có tục đốt pháo để trừ tà, xua đuổi ma quỷ. Tục này theo thời gian biến thành tập quán chào đón chúa xuân, mang đến cho nhân gian một năm mới hạnh phúc tốt lành " Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột, om xòm trên vách búc tranh gà ". Đêm ba mươi tết, mọi nhà làm lễ rước Táo quân về lại nhân gian, cũng là lúc phong tỉnh, tức là đậy giếng nước lại không dùng cho tới ngày mùng hai tết mới được mở giếng.

          Trong nhà ngoài vườn được quét dọn sạch sẽ tươm tất, tới mùng ba tết mới quết dọn trở lại, dù rác rưởi có đầy nhà cũng mặc kệ. Cuối cùng làm lễ niêm phong cửa nhà bằng hai miếng giấy đỏ có viết chữ " phong môn đại cát " hay " khai môn đại cát ". Cửa sẽ mở lại sau khi cúng giao thừa. Bắt đầu từ giớ phút đó mới chính thức là năm mới. Trong gia đình, những người lớn tuổi thường mang nhang, đèn hoa quả đi cúng chùa, đình làng. Riêng thanh niên nam nữ thì du xuân hái lộc, cầu may mắn trong năm mới. Lộc thường được chọn từ những loại cây sống lâu năm như đa với mong ước được trường thọ, giàu sang và hạnh phúc.

          Rồi tết cũng đến và việc quan trọng nhất trong ngày đầu năm là cúng Trời, Phật và tổ tiên ông bà. Từ nghi lễ trên, nên tất cả các bàn thờ đều trưng bày la liệt hoa quả, bánh trái và đèn nhang nghi ngút sáng choang, tạo nên không khí trong gia đình vừa trang nghiêm đầm ấm khác hẳn những ngày thường. Lúc này mọi người trong nhà, đều thức dậy, ăn mặc chỉnh tề để cúng bái thần linh và tổ tiên. Sau đó mới khai môn bằng một phong pháo dài đã được lựa chọn kỹ càng.

          Cũng trong ngày mùng một tết, người Việt vẫn còn giữ nguyên phong tục xông đất đầu năm. Theo quan niệm chung của mọi người, thì đối tượng xông đất đầu năm phải là người có ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh của gia chủ trong năm như hợp duyên, hợp vía, hợp tính tình. Ngoài ra còn phải có tư cách đạo đức. Trước đây tại một vài địa phương như chợ Đồng (Hà Nam), Phủ Giầy (Nam Định) và vùng Thanh, Nghệ, Tĩnh .. đã tổ chức các phiên chợ tết đặc biệt, để mọi người tới đó bán cái dại, xui xẽo, đen đúa trong năm. Đồng thời mua về sự may mắn phúc lợi. Vì tính chất quan trọng và vinh dự như thế, nên phải là người thân thiết hay nễ nang lắm, người ta mới tới xông đất đầu năm với quà tặng và phong pháo mừng gia chủ.

          Tết còn là dịp để mọi người đi chơi, thăm hỏi và chúc mừng lẫn nhau; để trai gái có cơ hội giao tiếp, tìm hiểu. Qua " Đại Việt Sử Ký Toàn Thư " ta biết phong tục tết của tổ tiên Việt tộc tự ngàn xưa, đã mang tinh thần rự do phóng khoáng. Những trò chơi ngày tết như đánh đu, hát quan họ.. nói lên sự giao hảo thân mật của trai gái, một điều khó chấp nhận trong xã hội Nho giáo thời đó, luôn khắt khe cấm đoán, rình rập. Với người thiểu số tại miền thượng du Bắc Việt (Mường, Nùng, Thái, Thổ..), trong ba ngày tết còn cho phép nam nữ  đá cầu, thổi kèn, hát đúm.. Tóm lại, dù cuộc vui nào chăng nữa, cũng đều được xếp đặt, để vừa phù hợp với thiên nhiên và mang lại lạc thú cho con người.

2- Một vài phong tục Tết đã mai một theo thời gian :
 
          Gần 2 thế kỷ qua, chiến tranh không lúc nào ngưng trên đất nước Việt, khiến cho nhân tâm suy bại và cái tết cũng thay đổi rất nhiều theo thời cuộc và vận mệnh nổi trôi của dân tộc. Do đó có nhiều tập tục và thú vui ngày tết xưa chỉ còn trong nhắc nhớ của mọi người hay được ghi chép lại trong sách vở.

- Lệ Nạp Ấn và Ban Thưởng cho Triều Thần :
          Trước năm 1945 VN còn theo chế độ quân chủ. Hàng năm cứ đến ngày 25 tháng Chạp, từ địa phương tới trung ương, bửu ấn (ấn vua) và ấn quan được chùi rữa sạch sẽ rồi đem niêm phong và cất vào hộp khóa kỹ, dù rằng vua quan vẫn thiết triều làm việc nhưng không ký văn bảng, cho tới cuối năm mới nghĩ.. Qua tết, sau khi làm lễ hạ nêu, ấn lại được lấy ra dùng và đóng trước tiên vào những giấy tờ có liên quan tới sự thịnh vượng và may mắn của đất nước.

- Vua ban quà tặng cho bá quan văn võ:
          Theo Michel Đức Chaigneau viết trong ‘ Souvenirs de Hue ‘ cho biết nhà Nguyễn từ thời vua Gia Long trở về sau (1802-1945), các quan lại trong triều không có lệ dâng quà cho vua trong dịp tết. Trái lại chính nhà vua là người ban quà cho hàng quan lại. Quà thông thường là quan phục hay vải vóc nhưng giá trị tinh thần thì tuyệt hảo và long trọng, nên ai cũng muốn lưu giữ làm báu vật suốt đời. Quà được đựng trong các hộp sơn son thiếp vàng có vẽ hình rồng, do thị vệ nội cung mang tới tận phủ đệ của các quan. Thời Gia Long (1802-1820) , giám mục Véren trong dịp tết Nguyên Đán hằng năm, thân hành mang quà vào cung tặng vua, trong đó có dầu thơm Cologne rất được hoàng gia ưa thích.

Tục dán Sắc Bùa cầu may:
          Tác giả Trịnh Hoài Đức đã kể lại trong ‘ Gia Định Thành Thông Chí ‘ rằng tại Gia Định, hằng năm từ đêm 28 tháng Chạp trở đi, có nhiều toán Na Nhân tục danh là ‘ Nậu Sắc Bùa ‘ chừng 15 người. Họ hát dạo theo đường phố và tới những gia đình giàu có hay khá giả để dán lá sắc bùa nơi cửa, rồi niệm thần chú làm phép và hát xướng cầu chúc gia chủ may mắn, phát tài suốt nămmới. Xong việc, họ được chủ nhà khoản đãi trầu rượu và tiền thưởng. Các toán Na Nhân lại tiếp tục tới nhà khác cho tới cuối đêm trừ tịch mới dứt.

          Trên đất Bắc, vào đêm giao thừa cũng có nhiều toán thiếu nhi chừng 5 - 7 em, đi chúc tết làng xóm. Đồ nghề chỉ có hai ống nứa, một cái đựng nước cái kia có mấy đồng xu đồng hay kẽm. Các em vừa hát vừa rung ống , mang đến cho xóm làng cái không khí thanh bình an lạc, trong lúc xuân về :
“ Súc sắc súc sẻ
Nhà nào còn đèn, còn lửa
Mở cửa cho anh em chúng tôi vào..”

Cây Nêu:
          Phong tục này được cả nước noi theo. Nêu được làm bằng một cây tre thẳng cao, lá được róc sạch chỉ chừa lại một it1 trên cùng. Nêu được dựng lên trong sân nhà hay trước cửa vào chiều ba mươi tết. Trên đầu ngọn nêu có treo một cái giỏ nhỏ, trong đựng cau trầu vôi và giấy tiền vàng bạc, để ém quỷ trừ tà. Ngoài ra người xưa còn căn cứ vào sự lay động của chòm lá trên đầu cây nêu để đoán thời tiết năm tới . Qua tới ngày mùng bảy tết, nêu mới hạ và mọi sinh hoạt bắt đầu trở lại bình thường.

Tục bói chân gà:
          Phong tục này xuất hiện từ thế kỷ XIX, do một phụ nữ tại Hải Dương tên Nguyễn Thị Châm đặt ra. Người xem giò chặt chân một con gà còn sống, rồi căn cứ vào móng vuốt để đóan chuyện tương lai của thân chủ có liên quan tới nhà cửa, tiền bạc và vận mệnh.

3-Những Tết năm xưa trên quê hương :
 
          Những năm tháng thanh bình thuở trước, ngươì Việt ăn tết rất vui vẽ và hưởng trọn vẹn cái ý nghĩa thiêng liêng của ngày tết Nguyên Đán. Thông thường ở nông thôn, dân chúng vui chơi lâu hơn nguời thành thị, vì công việc đồng áng đã xon . Tết nông thôn ít đốt pháo, trừ các thôn xóm ven làng pháo Bình Đà. Cái vui của ba ngày tết vẫn là cờ bạc được thực hiện dưới mọi hình thức, từ các sòng tổ tôm, sóc dĩa, chắn cạ ở miền Bắc, bài chòi, đổ tam hường tại miền Trung và bầu cua cá cọp, tài xĩu, tráo bài ba lá khắp miền Nam. Nơi nào cũng có đông đảo người tham dự. Riêng các sòng tổ tôm, xì phé, tam cúc.. thường được tổ chức nơi đình làng hay các tư gia, thường kéo dài thâu đêm suốt sáng trong dịp tết.

          Nhưng vui nhất vẫn là các buổi hát mừng xuân. Rạp được dựng tạm bằng tre lá trước sân đình, chùa hay bãi đất trống. Bên trong thiết kế sân khấu để diễn tuồng hay chèo. Xung quanh rạp hát là các hàng quán che tạm, bầy bán đủ các loại đồ ăn thức uống, kể cả bia rượu cho dân nhậu. Cũng không thiếu các sỏng bạc tụ năm tụ bảy.

          Thông thường đầu năm các gánh hát không diễn tuồng buồn thảm hay tan vỡ thương tâm , mà chỉ diễn những lớp vui nhộn, chúc phúc, cầu cho quốc thái dân an. Đi xem hát đầu năm, mọi người thường bói tuồng qua các nhân vật trên sân khấu mà mình gặp đầu tiên khi vào rạp, để đoán quẻ tốt xấu.

          Tại Bình Định những ngày tết còn là dịp kỷ niệm vua Quang Trung, tập trận Đống Đa thường tổ chức vào ngày mùng năm tết. Địa điểm hành lễ ngay tại sinh quán của vua tại làng Phú Phong, quận Bình Khê, nằm trên QL 19 đi Phú Bổn, Pleiku. Đây cũng là nơi an nghĩ cuối cùng của Anh hùng Mai Xuân Thưởng bị thực dân Pháp xử bắn vì chống lại giặc. Hôm đó quang cảnh thật náo nhiệt tưng bừng. Trên đường chỉ thấy toàn xe cộ và người với đủ mọi thành phần tham dự. Các cụ mặc áo dài khăn đóng rất trang trọng, còn các em học sinh thì mặc đồng phục. Nhưng hấp dẫn nhất vẫn là các cô các bà mặt hoa da phấn, trang phục đẹp đẽ tạo cho buổi lễ thêm diễm lệ. Rồi thì binh lính xuất hiện với voi ngựa trận, cờ quạt, tán lộng, gươm giáo.. diễn tập lại trận đánh oanh liệt của Quang Trung Đại Đế ngày xưa đã đánh tan mấy chục vạn quân Mãn Thanh vào những ngày tết Kỷ Dậu (1789) tại Bắc Hà.

          Cuộc chơi tết tại Bình Định thường kéo dài hơn các nơi khác nhất là tại nông thôn, chỗ nào cũng tổ chức chơi Bài Chòi. Đây là một môn chơi vừa tiêu khiển lẫn đỏ đen, rất được thịnh hành ở miền Trung và Nam Phần. Bài Chòi còn được gọi là bài tới hay bài trùng, gồm 23 cặp, 46 con với những tên gọi rất ngộ nghĩnh như Ầm Ầm, Tám dầy, Bảy Thưa, Tứ Tượng.. Để chơi bài, người ta cất nơi bãi đất trống hai dãy chòi cao, giữa có rạp nhỏ nơi dành cho bộ chỉ huy gồm các viên chức làng xã, được trưng bày chiêng trống cờ quạt và một ống thẻ phát cho nhà con tại hai dãy chòi. Thẻ gồm 2 cái, một để tại chòi trung ương, một phát cho người chơi. Trong khi các chòi đánh bài thì giữa sân cũng đang trình diễn hát bộ giúp vui.

          Trên vùng cao giáp biên giới Hoa-Việt, đồng bào thiểu số ăn tết cũng rất vui nhộn tuy không xa xỉ như người Kinh vùng thấp. Người Nùng có tục múa gánh nước hoa từ đêm giao thừa tới sáng mùng một tết. Các thiếu nữ rũ nhau ra suối lấy nước và hái vài nhánh hoa rừng bỏ vào đó, quẩy về nhà. Trên đường đi họ vừa múa những gánh nước , vừa cất tiếng hát những bài ca ngợi hạnh phúc lứa đôi và lạc thú đời người. Gặp các bạn trai cùng bản, họ hát mừng và các cuộc tình trai gái thường bắt đầu từ đó. Đầu năm mới, bản làng lại tổ chức lễ ‘ Ra Đồng ‘ , già trẻ trai gái đều ăn mặc quần áo mới, đẹp lộng lẫy. Họ chia thành 2 phe nam, phe nư, múa nhảy theo điệu cầy cáy giữa tiếng trống chiên dồn dập, khắp nơi cây cỏ xanh tốt, khiến cho đất trời cũng vui lây.

          Đồng bao Dao thì có các điệu múa kiếm, múa bắt ba ba,xúc tép dẫn gổ. Người Mèo sống trên các đỉnh núi cao chót vót, ngày tết cũng mở hội Sãi Sán. Thiếu nữ Mèo mâc váy hoa rực rỡ, tay cầm dù cùng với trai bản làng say sưa nhảy múa theo điệu khèn mừng xuân. Sau đó từng cặp dìu nhau ra suối, nơi có những rặng hoa đào đang nở rộ khoe hương sắc nõn nường.

          Miền tây bắc là giang san của người Thái. Vào những ngày đầu xuân, hoa Ban nở trắng khắp núi rừng. Dịp này các cô gái Thái cũng mở hội múa xòe, đâm đuống để vui tết mừng xuân. Điểm đặc biệt là tết ông Táo của người Thái cũng vào ngày 23 tháng Chạp. Đồ cúng gồm một con gà, mâm xôi, ghè rượu, giấy vàng bạc và hoa quả. Sau khu cúng, ba hòn đá làm bếp được thay mới.

          Tại chợ Tam Lộng thuộc tỉnh Vĩnh Yên, mỗi năm đúng vào ngày 25 tháng Chạp, phiên chợ tết biến thành phiên chợ cưới của đồng bào Mán ở các thôn bản quanh vùng Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Chợ cưới qui tụ hầu hết các sơn nữ trong vùng, ai nấy đều ăn mặc đẹp đẽ với xiêm y lộng lẫy, yếm màu sặc sỡ, cổ và tay mang đầy trang sức làm bằng bạc hay hột cườm. Họ sánh vai bên cạnh những chàng trai hôm đó, giờ thật hiên ngang trong bộ lễ phục ngày tết. Sau một ngày hẹn hò trao đổi, nhiều cặp trai gái dưới sự đồng ý của cha mẹ đôi bên, đã trở thành gia thất ngay sau khi trở lại bản làng. Vì lý do trên, nhiều cô gái người Mán phải lội bộ hàng trăm cây số để được tới chợ cưới Tam Lộng tìm chồng.

           Trong các dân tộc vùng cao, chỉ có người Mường và người Thái là có phong tục gần giống người Kinh, còn người Nùng thì theo phong tục của Tàu. Tuy vậy tết Nùng cũng có bánh chưng và bánh tổ. Ngoài tục gánh nước hoa đêm ba mươi tết, người Nùng còn có hội Chè do nam nhân phụ diễn, để chào mừng năm mới.

          Người Mường hiện có chừng 100.000 dân, sống đông đúc tại tỉnh Hòa Bình, một ít ở Phú Thọ, Hà Nam, Thanh Hóa và Long Khánh Theo sử liệu thì người Mường và Việt có chung huyết thống. Tuy nhiên người Mường xưa nay vẫn theo chế độ phong kiến với hai giai cấp ‘ Quan Lang và Âu Mệ ‘ . Người Mường ăn tết theo âm lịch nhưng lịch Mường mất một ngày. Tết Mường hao hao giống tết Việt . Ngoài ra các cuộc vui đầu xuân thật hấp dẫn và đặc biệt nhất là ‘ Sắc Bùa ‘, một hình thức hòa nhạc của người Kinh nhưng bắng các nhạc khí cồng (chiêng) lớn và nhỏ. Tiếng Sắc Bùa của người Mường trong ngày tết, là tiếng vọng cuộc sống an nhàn, hạnh phúc và ấm no của họ.

          ‘ Rằng Thương ‘ là lối hát ví của trai gái Mường, như hát Quan Họ của người Kinh ở miền Bắc. Trong dịp đầu xuân, những toán thanh niên Mường vận khăn đóng, áo dài, rủ nhau tới các làng Mường khác để cùng với cô thiếu nữ ở đây ném đúm (cót còn). Cũng từ đó, nhiều mối tình đẹp của trai gái cũng phát sinh sau buổi ‘ cót còn ‘.Đêm đến, nơi núi rừng thơm lừng hương hoa, các cặp trai gái lại tiếp tục cuộc vui xuân nơi nhà các bà con thân thiết. Họ thi nhau uống rượu cần như rượu nếp ngọt, ăn bánh chưng.. Trong giây phút thần tiên diễm ảo này, chính nàng mới là chủ động trong cuộc tình như tự tay đút thức ăn cho chàng. Tuy nhiên tất cả đều trong sạch và đứng đắn, cho tới giai đoạn cuối của cuộc vui xuân là ‘ Bô Meng ‘ , một hình thức tỏ tình bằng lối ngâm thơ . Kỷ niệm của thuở ban đầu đã khắc ghi nơi hai trái tim nam nữ và duyên nợ chắc chắn sẽ tới.

          Trong Nam, các cô gái Chàm đón xuân cũng rất đặc biệt . Họ vào rừng kiếm lá Chà Niềm, để nhuộm đỏ móng tay móng chân làm duyên. Còn thanh niên thì bẻ hoa Mli tặng cho người yêu. Hoa này được các nàng cài lên mái tóc hay xỏ vòng đeo cổ hoặc pha chế vào nước để tắm gội cho thơm. Những ngày xuân trai gái cùng nhảy múa chung trong các vũ điệu Dội Nước, Chèo Thuyền, Nhảy Lửa, Múa Quát.. đệm theo các điệu múa là những bản trường ca, làm cho không khí xuân càng thêm thắm đượm tình nồng .

          Tại Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt với 36 phố phường, càng thêm rộn rịp trong những ngày xuân tết. Và khi những đợt gió lạnh cóng từ miền đông bắc thổi về, cũng là lúc màu đỏ thắm của hoa đào , pháo, câu đối.. báo hiệu tết Nguyên Đán sắp về. Càng gần tết, đường phố và chợ búa càng vui vẻ , tấp nập vì nhà nào cũng phải ăn tết. Hà Nội có sự khác biệt với các thành thị khác của VN vì các phố chuyên bán một loại hàng. Tại ngã tư chợ Đồng Xuân, nơi phố Hàng Khoai và Hàng Lược, từ những ngày áp tết đã trở thành chợ Hoa được chở tới từ các làng trồng hoa nổi tiếng của đất Bắc như Ngọc Hà, Nhật Tân, Nghi Tàm, Yên Phụ. Các loại hoa cảnh trong ba ngày tết được yêu thích trong ba ngày tết là đào, quất, cúc và thủy tiên. Tại Hà Nội từ ngày 20 tháng Chạp trở đi thường có mưa bùn gió bấc nhưng người vẫn cứ đi trong mưa bụi để ngắm và chọn hoa. Ngày tết tại Hà Nội dân chúng rũ nhau đi trẩy hội và lễ chùa . Tấp nập nhất vẫn là ngày giổ trận ở gò Đống Đa gần ấp Thái Hà. Vào những ngày tết, các làng xã ven thành nội cũng thi nhau mở hội mừng xuân, trong đó có đá gà, đánh đu, đánh cờ người, cờ thế, thả chim câu, thi dệt vải, bấu cơm..

          Huế là thành phố của vua chúa từ mấy trăm năm qua, có nhiều sắc thái đặc biệt dù là giới thượng lưu quý tộc hay bình dân. Người Huế đa số có nguồn gốc từ các tỉnh miền bắc Trung phần (Thanh, Nghệ, Tĩnh), nên mấy ngày tết Nguyên Đán của họ phần nào còn hơi hướng miền bắc. Ngoài các phong tục phổ quát khắp nước, tết ở Huế là dịp để các bà, các cô trổ tài gia chánh bếp núc.

          Tết ngoài việc chúc tụng, lễ chùa, đi chợ Gia Lạc mua bán, xem lễ hội và tham dự các trò chơi ngoạn mục. Chợ chỉ họp mỗi năm một lần từ mùng một tới mùng ba mới chấm dứt. Chợ được lập từ năm 1826 do một thân vương đời Nguyễn là Đinh Viễn với mục đích dành cho hoàng tộc và dân chúng quanh vùng tụ họp mua bán và vui chơi trong ba ngày tết. Lâu dần chợ Gia Lạc trở thành nơi thị tứ dù không có lều quán gì cả, người bán hàng tiện đâu ngồi đó trên một khoảng đất rộng, chạy dọc theo bờ sông Nam Phổ tới bến đò Dinh trên sông Hương. Từ sáng mùng một tết , quang cảnh chợ Gia Lạc đã tưng bừng náo nhiệt với tiếng trống lân, nhạc, pháo xen lẫn tiếng hô thai bài chòi . Người tham dự không những là dân Huế, mà còn có nhiều người đến từ Dương Nổ, Thuận An, Bao Vinh và các quận kế cận. Chợ tồn tại trên 150 tuổi qua các cuộc đổi đời bi thiết nhưng khách hàng quen của chợ vẫn là những người lịch sự nho nhã, biểu tượng của đất thần kinh văn vật.

          Sài Gòn là trung tâm kinh tế của VN xưa nay cũng là nơi tụ hội của nhiều địa phương khác tới sinh sống lập nghiệp, trong số này có lượng lớn người Hoa, nên những ngày tết cũng rất đặc biệt. Nói chung người miền Nam không cầu kỳ câu nệ như người Hà Nội hay Huế, nên tết của họ cũng đơn giản dù chốn đô thành rất nhộn nhịp. Người Sài Gòn chơi tết bằng hoa mai và vạn thọ> Mai được đưa từ các tỉnh miền Trung, Đà Lạt, Thủ Đức, Hốc Môn về.. dành cho người giàu có và giới trung lưu, còn vạn thọ thì được giới bình dân ưa chuộng hơn vì rẽ và cũng rất đẹp. Đặc biệt những ngày tết Sài Gòn có nhiều dưa hấu của Trảng Bàng, Cao Lảnh, Trà Vinh.. bày bán tại các chợ Cầu Ông Lảnh và Bến Thành. Ngày 23 tháng Chạp tại Sài Gòn vừa là ngày đưa ông Táo về trời, đồng thời cũng là ngày chạp mã ông bà cha mẹ quá cố của mọi gia đình. Nhiều người mang lễ vật tới tận nghĩa trang, vừa phát cỏ dọn sạch mồ mả, vừa cúng tế tại chỗ. Tóm lại dù thời gian có đổi thay thì Sài Gòn muôn đời vẫn là tết của bánh tét có trộn thêm tôm khô, lạp xưởng. Mâm cổ tết còn có thêm nhiều món khác như bánh tráng, bánh phồng, bánh tổ, bánh ít, khổ qua hầm thịt, chả luạ, tré nem, thịt kho nước dừa, thịt khìa.. và không bao giờ thiếu dưa giá củ cải, củ kiệu muối mặn.

          Quê người lại thêm một tết ly hương buồn thảm, bổng dưng nhớ lại những tết năm xưa ở quê nhà đặc biệt là Phan Thiết quê tôi vào dịp tết, hoa vông vang nở rộ nhuộm đỏ cả bầu trời, không gian tĩnh mịch cũng bị xao động bởi lũ chim én, tu hú và đàn sếu biển. Bao chục năm qua, chiến tranh không còn nhưng nổi hận hờn khắp đất nước vẫn còn đó nên tết về xuân tới đâu có gì vui ? vì hầu hết người Việt ai cũng nói " hãy chờ hết giặc Tàu, giặc Cộng.. dân tộc Việt sẽ ăn tết lớn " ! .

          2017 : Đinh Dậu niên lai gần kề với những " Bất Ngờ " của lịch sử như một bước khởi đầu " sự sụp đổ " của CSVN vì nền kinh tế Thị Trường theo Định Hứng XHCN sắp phá sản trong giờ thứ 25 .

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Giêng 2017

Mường Giang
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.358 giây.