Luật sư Bùi Quang Nghiêm, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM. phapluat.vn với việc chuyển đổi mô hình kinh tế tại Việt Nam đầu thập niên 80 thế kỷ 20, việc học và thực hành nghề luật sư ở Việt Nam cũng có thay đổi.
Từ bào chữa viên nhân dân đến luật sưLS. Bùi Quang Nghiêm: Việc dạy luật bắt đầu từ những năm 78, 79. Hiện nay các cơ sở dạy luật cũng như số sinh viên luật tăng lên, điều đó phản ánh sự phát triển của việc học luật tại Việt Nam hiện nay.
Kính Hòa: Thưa luật sư, phải chăng là có một sự thay đổi về cách tranh tụng ở tòa, sự hành nghề của luật sư…
LS. Bùi Quang Nghiêm: Vâng, tôi biết là qui chế luật sư ra đời vào những năm cuối của thập kỷ 80, thay thế cho bào chữa viên nhân dân
Kính Hòa: Thưa, luật sư cho quý thính giả biết sự khác nhau giữa bào chữa viên nhân dân và luật sư là thế nào?
LS. Bùi Quang Nghiêm: Sau khi định chế luật sư ra đời, trên lý thuyết thì bào chữa viên nhân dân vẫn còn tồn tại nhưng trên thực tế thì không còn họat động nữa
Kính Hòa: Bào chữ viên nhân dân không phải là những người hành nghề tự do như luật sư phải không ạ?
LS. Bùi Quang Nghiêm: Thưa đúng, họ được bổ nhiệm bởi Hội đồng nhân dân các cấp.
Kính Hòa: Có phải là sự thay đổi đó làm cho lĩnh vực tư pháp độc lập hơn không ạ?
LS. Bùi Quang Nghiêm: Thưa đúng, đó là một bước tiến. Khi tôi còn là sinh viên, tôi là sinh viên thuộc lọai lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, tôi không tưởng tượng đựơc sự phát triển của nghề luật sư trong những năm 80, 90 của thế kỷ trước như thế.
Kính Hòa: Học luật hiện nay ở Việt Nam so với Mỹ hay châu Âu thì như thế nào ạ?
LS. Bùi Quang Nghiêm: Ở Mỹ thì tôi không dám nói, nhưng so với Đông Đức mà ngày xưa tôi học thì ở VN hiện nay ngành luật phát triển hơn nhiều. Các giáo trình trong các trường luật ở Việt Nam hiện nay cũng do nhiều giáo sư tốt nghiệp từ Liên Xô cũ, Tiệp Khắc,…biên sọan, và tôi cũng đánh giá cao công việc của họ.
Đại học luật Hà Nội.(hlu.edu.vn)Kính Hòa: Việc giảng dạy và học luật hiện nay có thừa hưởng gì từ ngành luật ở miền Nam trước 1975 không thưa luật sư?
LS. Bùi Quang Nghiêm: Thưa có, nhất là ở khoa Luật Đại học xã hội nhân văn TP HCM, sau này sát nhập thành trường Đại học luật. Trường này được ảnh hưởng mạnh trong cách tư duy về ngành luật và nghề luật sư từ chế độ cũ mà tôi cho là một sự ảnh hưởng tích cực.
Kính Hòa: Như vậy là có một sự đa dạng về học thuật của ngành luật tại Việt Nam…
LS. Bùi Quang Nghiêm: Dạ đúng, Tôi nói ngay cái cách giảng dạy ở TP HCM và Hà nội đã khác nhau
Kính Hòa: Sự khác nhau đó có ảnh hưởng gì?
LS. Bùi Quang Nghiêm: Sự khác nhau đó có ảnh hưởng tích cực, nó làm cho sự cạnh tranh trong việc dạy luật ở các tỉnh phía Nam sôi nổi hơn
Kính Hòa: Như vậy sự đa dạng đó có mâu thuẫn gì với chương trình khung của Bộ giáo dục và đào tạo không ạ?
LS. Bùi Quang Nghiêm: Chương trình khung thì tôi chỉ thấy nó có vấn đề là nặng ví dụ như các môn về chủ nghĩa Mac lê Nin, Lịch sử phát triển luật pháp xã hội chủ nghĩa
Bào chữa, ảnh minh họa (RFA)Kính Hòa: Những quan điểm về luật pháp Marxism, của Lê Nin có mâu thuẫn gì với luật pháp phương tây không ạ?
LS. Bùi Quang Nghiêm: Tôi thấy là không nên chỉ có học duy nhất tư tưởng Marx mà nên để cho tìm hiểu các tư tưởng khác để biết là khoa học luật rất đa dạng và phong phú.
Kính Hòa: Trong Thể chế chính trị của Việt Nam hiện tại thì Tư pháp không phải là độc lập. Việc đó có gây khó khăn gì trong việc hành nghề luật sư không ạ?
LS. Bùi Quang Nghiêm: Chỉ nói riêng về hành nghề luật sư, việc phát triển của luật pháp là để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc luật sư. Tôi bằng lòng với sự phát triển ấy. Nhưng dĩ nhiên độc lập bao giờ cũng tốt hơn cho việc hành nghề của giới luật sư chúng tôi.
Source: RFA