logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 31/05/2013 lúc 04:16:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Bé Tuyền, con gái chị My tại công viên tượng đài Lý Tự Trọng ở Hà Nội.
Mặc dù cha mẹ vẫn ở bên cạnh các em, họ cũng thương con như bao người làm cha làm mẹ khác, nhưng điều kiện của họ, hoàn cảnh của họ đã không mang lại một ngày quốc tế thiếu nhi đúng nghĩa cho con mình, thậm chí, đó chỉ là một ngày buồn cho cả gia đình. Những em bé trong các gia đình dân oan ở Hà Nội, năm trước, các em đã cùng cha mẹ đón ngày này trong vườn hoa Mai Xuân Thưởng, còn năm nay thì tứ tán, đời chẳng biết về đâu.

Những em bé “dân oan”
Trong số hàng trăm dân oan ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, sau này chuyển sang công viên tượng đài Lý Tự Trọng, có hai gia đình chị Ngọc, người Hà Đông, Hà Nội và gia đình chị My, người Kiên Giang là có con nhỏ. Gia đình chị Ngọc có ba đứa con trai nhỏ, đứa đầu 12 tuổi, đứa út 6 tuổi, cả ba đứa đều không được đi học vì suốt ngày lo đi nhặt đồng nát phụ giúp cha mẹ. Chị Ngọc than thở với chúng tôi là chị rất buồn vì không cho con đi học được. Nhưng anh chị cũng không có cách nào khác vì nhà không còn, tiền cũng không có, suốt ba năm nay ngồi ở vườn hoa Lý Tự Trọng để chờ nộp đơn khiếu kiện, đó là chưa kể gần mười năm mang đơn đi khắp các cơ quan từ phường đến quận, rồi thành phố nhưng vẫn vô vọng, đất đai vẫn bị thu hồi, không nhà, lang thang rày đây mai đó, ở trọ mỗi ngày mỗi mái hiên, bao giờ chủ nhà lên tiếng thì đi tiếp chỗ khác… Thử hỏi, điều kiện như vậy, làm sao anh chị có thể cho các con mình đến lớp. Nói đến đây, chị Ngọc khóc thành tiếng.

Hoàn cảnh của chị My thì khó khăn hơn chị Ngọc vì kể từ khi rời Kiên Giang ra Hà Nội khiếu kiện đến nay đã ngót nghét mười năm vẫn chưa có kết quả. Lúc anh chị ra Hà Nội, cháu bé con gái đầu lòng của chị mới hai tuổi, mới biết đi lũn chũn, và chị đang mang thai đứa con thứ hai, đến nay, đứa em đã được mười tuổi non, đứa đầu được mười hai tuổi, cay nỗi, cả hai đều không được đến lớp. Nhưng hai đứa con chị My may mắn hơn ba đứa con của chị Ngọc ở chỗ chồng chị My vốn là giáo viên, anh dạy cho các con mình biết chữ, biết làm toán, nói chung là tất cả các môn học có trong trường lớp đều được anh dạy cho, chỉ tiếc là chúng chưa một lần được nô đùa với bạn bè cùng lứa, cùng lớp.
UserPostedImage
Dân oan tập trung khiếu kiện tại công viên tượng đài Lý Tự Trọng ở Hà Nộ
Chị My kể với chúng tôi rằng trước đây, nhiều lần chị dắt các con mình đến xin học ở các trường trong thành phố Hà Nội nhưng nếu trường chịu nhận cho con chị học thì mức học phí quá cao, anh chị không thể theo nổi, còn trường có học phí thấp thì anh chị xin không được vì không có hộ khẩu Hà Nội, cuối cùng, sau nhiều năm gõ cửa các trường mà không được, anh chị chào thua, đành cho con lăn lóc theo mình, cố gắng dạy được chữ nào mừng chữ đó. Chuyện học hành của con anh chị xem như không có lối thoát.

Không biết chữ
Các con của chị Ngọc thì hầu như không có mảy may cơ hội nào để biết chữ. Bé trai tên Dũng, con đầu chị Ngọc tâm sự với chúng tôi rằng em rất muốn đi học nhưng ba mẹ em không có tiền, cũng không có nhà, em phải đi nhặt đồng nát mỗi ngày từ tám giờ sáng đến mười một giờ trưa, sau đó về ăn cơm dưới gốc cây công viên cùng ba mẹ, bữa nào ba mẹ bận đi nộp đơn hoặc đi căng biểu ngữ thì em phải đi nhặt củi khô trong công viên, đi xin nước về vo gạo và nấu cơm cho các em ăn.

Em nói gần như khóc rằng nhiều bữa đi nhặt đồng nát, thấy các bạn cùng lứa được cha mẹ đưa đến lớp, được mặc đồng phục, được đi ăn sáng vui vẻ, được cha mẹ cưng chiều… Em thấy tủi thân, thương mình và thương hai em nhỏ bị thiệt thòi đang ngồi giữ áo quần và lượm củi ở nhà, mà nhà của em là công viên này, vườn hoa nọ, giường ngủ của em là ghế đá công viên, mái hiên nhà ai đó không nhớ được và có thể là một thảm cỏ giữa trưa nắng mệt mỏi, em ngả người và thầm cám ơn ông Trời đã cho em kiếm được mỗi ngày từ mười mấy đến hai chục ngàn đồng và giấc ngủ trưa yên bình… Lời tâm sự vừa trẻ con vừa có chút gì đó trải đời của Dũng làm chúng tôi thấy ray rứt, khó nói cho trọn!

Khi chúng tôi hỏi em về ngày quốc tế thiếu nhi, Dũng ngơ ngác, nói rằng chưa từng nghe cái ngày này. Từ nhỏ đến giờ, em chỉ nhớ là Tết Trung Thu, các cô các bác ở Hà Nội có mang đến một giỏ bánh chưng, chia đều cho mấy anh em của em và hai con của cô My. Em nghĩ rằng ngày quốc tế thiếu nhi cũng không quan trọng lắm đâu, thứ em cần nhất là một bữa cơm thật no, có thịt gà, cá nục và một ít dưa cải muối, em đã ước ao điều này lâu nay nhưng không được, vì ba mẹ của em nghèo và khó khăn lắm, em thương ba mẹ lắm, nhiều đêm mưa, mẹ em ôm đứa em út của em khóc nức nở…

Bé Tuyền, con gái chị My thì có vẻ rành về ngày quốc tế thiếu nhi hơn, em kể với chúng tôi rằng ngày 1 tháng Sáu năm ngoái, ba mẹ có dành dụm tiền mua cho hai chị em hai chiếc bánh bông lan và một hộp đồ chơi, ba mẹ cho hai chị em biết là ngày này, các bạn thiếu nhi trên khắp địa cầu sẽ được ưu ái nhiều nhất, được ba mẹ mua cho thật nhiều quà, bánh kem nữa, nhưng vì ba mẹ em khó khăn, nên không mua bánh kem cho hai chị em được. Kể đến đây, em cười hai mắt tròn xoe và lấy hộp đồ chơi gồm những mảnh ghép hình danh họa Leonardo Dvinci ra khoe. Có vẻ như những mảnh ghép này được chơi rất nhiều lần nên màu đã bạc, hình ảnh mờ, không nhìn thấy rõ.

Chúng tôi nhớ không lầm thì còn nhiều em bé nữa trong công viên Lý Tự Trọng và vườn hoa Mai Xuân Thưởng, nhưng hiện tại, chúng tôi chỉ gặp được con của chị Ngọc và chị My, bây giờ họ không còn ở vườn hoa Mai Xuân Thưỏng hay công viên Lý Tự trọng nữa, vì công an đã đến dẹp toàn bộ bà con ra khỏi đây đã hơn ba tháng nay. Mỗi người mỗi ngả, người thì đi bán trái cây dạo, người đi lượm ve chai, đồng nát, người đi bốc vác… để chờ cơ hội nộp đơn khiếu kiện. Những em bé lại lang thang theo cha mẹ kiếm cơm rày đây mai đó, không biết đâu là điểm dừng.

Ngày quốc tế thiếu nhi đang đến gần, lại một lần nữa, những em bé không nhà phải cúi mặt mà lượm từng miếng đồng nát trong lúc những em bé đồng trang lứa được cha mẹ đưa đi ăn kem, mua đồ chơi và tung tăng bóng bay qua những con phố… Có một quốc tế thiếu nhi rất buồn, ở đâu đó giữa lòng Hà Nội.

Nhóm phóng viên tường trình từ Hà Nội, Việt Nam.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.049 giây.