logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 05/07/2012 lúc 09:34:28(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Phim chiếu vào dịp lễ hội điện ảnh HRW ở New York
Tổ chức bênh vực nhân quyền Human Rights Watch bảo trợ một lễ hội điện ảnh ở London, thủ đô nước Anh, thành phố Toronto của Canada và nhiều thành phố tại Hoa Kỳ. Mục đích là để kêu gọi sự chú ý của quốc tế tới những vụ đàn áp và tình trạng bất công trên thế giới.

Trong số 23 lễ hội điện ảnh thường niên gần đây nhất của Human Rights Watch (HRW) tại New York, thì có đến 20 lễ hội được tổ chức tại Hí viện Walter Reade, tọa lạc tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Lincoln nổi danh.

Bộ phim “Brother Number One - Anh Cả” nằm trong số 16 bộ phim do 12 quốc gia gửi đi dự giải năm nay. Bộ phim kể lại câu chuyện về một người New Zealand tên Kerry Hamill và hai người bạn của anh, bị giết tại Campuchia sau khi lạc đường khi lái tàu tới nước này vào năm 1978.

Bộ phim nâng cao nhận thức về chế độ khát máu của Khờme Đỏ và của lãnh tụ Khờme ĐỏPol Pot. Rob, người anh-em của nạn nhân Hamill, nói rằng cho tới hồi gần đây, ít người ở nước anh nhận thức được nỗi điên loạn đã bao trùm lên Campuchia trong những năm cuối của thập niên 1970. Anh Rob nói:

“Nếu tôi hỏi họ liệu họ có biết Pol Pot là ai hay Khờme Đỏ là ai hay không, thì rất nhiều người sẽ trả lời là họ không biết.”

Các buổi trình chiếu phim trong lễ hội điện ảnh thường được tiếp nối bằng một cuộc thảo luận có sự tham dự của khán giả, giới hoạt động tích cực và các nhà đạo diễn phim.

Cựu Giám mục Giáo Hội Anh Christopher Senyonjo người Uganda xuất hiện trong bộ phim “Call Me Kuchu - Hãy gọi tôi là Kuchu”, một bộ phim nói về sự đàn áp đối với người đồng tính tại nước ông. Ông nói với Đài VOA rằng sự thiếu vắng lòng trắc ẩn nêu bật hành động vi phạm nhân quyền này.

Cựu giám mục Senyonjo nhận định:

“Khi mà người ta không coi những người khác là những con người thực sự, thì họ không có lòng trắc ẩn đối với người khác. Họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn với những nạn nhân, bởi vì họ không coi những người này là những con người.”

Lễ hội điện ảnh của Human Rights Watch là chứng nhân cho tính vô nhân đạo ấy.

Bộ phim Reportero ghi lại những hiểm nguy mà các nhà báo phải đối mặt khi tường trình về cuộc chiến chống ma túy tại Mexico.

Phim “The Invisible War - Cuộc chiến Vô hình” tập trung vào nạn hãm hiếp trong quân đội Hoa Kỳ.

Phim Little Heaven nêu bật những nỗi khổ cực của một bé gái mồ côi Ethiopia mất cha mẹ vì bệnh HIV-AIDS.

Bộ phim “Ai Weiwei: Never Sorry” về ông Ngải Vị Vị, nhà điêu khắc và bất đồng chính kiến Trung Quốc, xuất hiện thật đúng lúc. Những hạn chế đặt trên các điều kiện tại ngoại hầu tra của nghệ sĩ Ngải Vị Vị chỉ mới được tháo gỡ, nhưng ông cho biết ông vẫn chưa rời Trung Quốc được.

Lễ hội Điện Aûnh Human Rights Watch nêu bật các quyền của phụ nữ bằng một phim giải trí nói về một toán phụ nữ Iraq chơi bóng rổ. Một người đàn ông Iraq cho biết ý kiến:

“Đứng từ quan điểm tôn giáo, thể thao được dành cho nam giới, không phải cho phụ nữ. Bởi vì vai trò của phụ nữ là ở trong nhà.”

Có đúng như thế thật không? Bộ phim Salaam Dunk phân tích câu hỏi đó. Một phụ nữ nói:

“Khi chơi bóng rổ, tôi quên hết mọi chuyện, tất cả những vấn đề và những khó khăn của mình. Tôi có cảm tưởng như mình là một con bướm, bay nhảy vui chơi. Đó là lý do vì sao bóng rổ mang lại cho tôi một điều mà không có cái gì trong cuộc đời này có thể mang lại.”

Lễ hội điện ảnh Human Rights Watch ngầm kêu gọi khán giả hãy tiếp tay để chỉnh sửa những tình huống được diễn tả trên màn ảnh.

Andrea Holley là Phó Giám đốc của lễ hội. Bà nói:

“Nhiều nhà làm phim tự họ đã đề ra những chiến dịch hành động cho nhiều người khác nhau, hoặc để giúp một số đối tượng đặc biệt trong phim của họ, hoặc giúp một địa điểm nào đó, đã được dùng làm bối cảnh của bộ phim.”

Khách đến dự nói rằng lễ hội phim Human Rights Watch cung cấp những thông tin thường bị giới truyền thông lãng quên.
Source: VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.049 giây.