logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 26/02/2017 lúc 11:59:36(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tiểu bang California được xem như là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi: có núi, biển, sông, hồ, rừng bạt ngàn, sa mạc mênh mông, thời tiết vùng duyên hải ấm quanh năm và nắng thì không quá gay gắt. Cộng thêm với công ăn việc làm dễ dàng mà đã có thời kỳ người ta rủ nhau đổ về định cư ở tiểu bang này không dứt và đến nay đã là tiểu bang đông dân nhất nước Mỹ, trong đó có gần một triệu người Việt. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nói California là nơi được thiên nhiên ưu đãi có lẽ không còn đúng, hay ít ra là không còn có sức thuyết phục như trước kia nữa. Đó là chưa kể cứ lâu lâu mặt đất lại rùng mình một cái làm người dân ở đây cứ thấp thỏm lo sợ không biết bao lâu nữa thì cái mảnh đất sát bờ biển phía tây này sẽ tách hẳn ra thành một hòn đảo.

California vừa trải qua cơn hạn hán được cho là tệ hại nhất trong lịch sử của tiểu bang, kéo dài năm năm trời, làm cho những nguồn nước cạn kiệt đưa đến tình trạng thiếu nước trầm trọng đến nỗi chính quyền tiểu bang đã phải ra lệnh cho dân chúng phải cắt giảm việc sử dụng nước, cấm không được tưới cỏ, và thậm chí đến việc tắm rửa cũng được khuyên là mỗi khi tắm thì ráng tắm cho nhanh để tiết kiệm nước. Ai không tuân theo, sử dụng nước quá mức giới hạn sẽ bị phạt nặng.

Cũng vì thiếu nước nên đã xảy ra một sự việc khá lạ lùng – đó là câu chuyện ăn cắp nước của tài tử Tom Sellek, nổi tiếng nhờ loạt phim truyền hình nhiều tập Magnum P.I. vào thập niên 1980. Chàng bị chính quyền địa phương cáo buộc là đã mua lậu nước trái phép, họ còn mướn thám tử tư theo dõi và thấy cứ vài ngày là có xe tải chở nước đến tận trang trại rộng 60 mẫu tây của chàng để cho chàng tưới cây tưới cỏ. Người ta đưa ra nhiều bằng chứng và chàng hết đường chối cãi. Cuối cùng hai bên đã có cuộc điều đình bên ngoài toà án.

Chưa kịp qua hết nạn hạn hán thì California lại gặp thêm một thiên tai: mưa. Những cơn mưa xối xả như có túi nước khổng lổ treo trên bầu trời vừa bị vỡ ra. Mà mưa không chỉ trong chốc lát, nó kéo dài nhiều ngày gây ra nạn đất truồi và lũ lụt khắp nơi. Nhiều hồ chứa nước chỉ mấy tuần trước đó mực nước xuống thấp kỷ lục thì nay, sau những đợt mưa kéo dài, đã dâng lên quá nhanh và quá cao đến nỗi một trong những con đập ở tiểu bang miền viễn tây này là đập Orville, hiện đang là một trong những bản tin thời sự được chú ý nhiều nhất, có nguy cơ bị vỡ và buộc chính quyền tiểu bang phải di tản gần 200,000 cư dân ra khỏi khu vực nguy hiểm kể trên.

Đó là chưa kể mưa bão vừa qua đã đốn gẫy một trong những cây sequoia cổ thụ ngàn tuổi có tên Pioneer Cabin tại công viên tiểu bang Calaveras Big Trees.Sequoia là loại cây cổ thụ lớn nhất thế giới. Riêng cây Pioneer Cabin cao tới 150 feet (45 mét) và phần gốc của nó lớn đến nỗi hơn 100 năm trước, chủ của nó, nghĩ ra cách thu hút du khách tới, đã cho khoét một lỗ thành một đường hầm rộng đủ cho một chiếc xe hơi nhỏ có thể đi xuyên qua.

Tuy nhiên, thiên tai vẫn chưa hết với California. Hiện có một thứ “thiên tai” khác đang xảy ra cho tiểu bang này, âm thầm nhưng có thể còn quyết liệt hơn cả những cơn mưa tầm tã vừa qua: nạn cây rừng đua nhau chết khô trên khắp các khu vực từ miền trung đến miền nam tiểu bang. Theo các nhà khoa học, đây là hậu quả do từ cơn hạn hán kéo quá dài.

Theo Sở Kiểm lâm Hoa Kỳ, con số cây chết ở California hiện đã vượt quá 100 triệu cây và hiện tượng này sẽ còn kéo dài ít nhất hai năm nữa mặc dù California, sau những đợt mưa lớn, đã không còn nạn hạn hán.

Các nhà khoa học cho biết đây là hậu quả của thời kỳ hạn hán kỷ lục vừa qua. Do tình trạng thiếu nước làm cây bị khô, biến chúng thành mục tiêu tấn công của những loài sinh vật khác, ví dụ như loài bọ cánh cứng, có thể giết lần giết mòn những cây này.

Nạn nhân bị tấn công mạnh nhất là những loại cây già và lớn. Có nhiều cây đã sống được vài trăm năm, trải qua biết bao nhiêu thử thách, tránh được biết bao nhiêu là tai ương từ thiên nhiên, mà nay đã phải chịu khuất phục, chết khô một cách âm thầm lặng lẽ.

Những cây thiếu nước thường yếu hơn những cây có đủ nước và dinh dưỡng, và do đó dễ gẫy đổ hơn. Một cơn gió hơi mạnh một chút hay một trận giông bão vừa phải thôi là có thể làm đổ biết bao nhiêu cây ở những khu rừng bị hạn hán. Mà cây chết khô thì lại tạo điều kiện và cơ hội cho những vụ cháy rừng dễ xảy ra.

California là xứ năm nào cũng gặp nạn cháy rừng và mùa hè 2016 vừa qua, một loạt những vụ cháy rừng làm hư hại hàng trăm căn nhà và buộc nhiều ngàn người phải di tản. Nhiều nơi đám cháy kéo dài mấy tháng trời mới dập tắt được, và 2016 là một trong những năm mà nạn cháy rừng ở California gây thiệt hại tài sản nhiều nhất từ trước tới nay.

Theo các chuyên gia địa chất, khi những cây khô chết xếp chồng lên nhau trên mặt đất và bén lửa thì đám cháy sẽ mạnh hơn, nóng hơn và làm hư hại lớp đất trên bề mặt. Và khi mưa đổ xuống, nước không ngấm kịp vào lòng đất, do đó nước mưa cuốn hết lớp đất khô phía trên theo, gây ra cảnh đất truồi và làm long rễ những cây khác để rồi cuối cùng những cây đó cũng chết theo, đưa đến thiệt hại dây chuyền.

Tuy nhiên, sự thiệt hại sinh thái này mang lại một điểm tích cực. Ngân sách của tiểu bang California năm nay đang để riêng ra $50 triệu cho chương trình dọn dẹp hàng nhiều chục ngàn cây khô đang có nguy cơ đổ xuống ngang đường xe chạy, hoặc đè lên các đường dây điện và nhà ở. Những người làm nghề đốn cây từ khắp nơi trên nước Mỹ đang đổ về tiểu bang này làm việc cho những công ty đang có hợp đồng với tiểu bang và một số công ty tư để dọn dẹp cây chết với mức lương rất cao.

Họ đến từ khắp mọi tiểu bang: Iowa, Texas, Florida, Pennsylvania, v.v…. Và thường là những người trẻ tuổi, sức khỏe tốt, biết leo cây, biết sử dụng cưa máy và chịu làm việc sáu hoặc bảy ngày một tuần.

Có người ví hiện tượng này cũng tương tự như thời kỳ nhiều người đổ xô về California để đi tìm vàng. Họ tới với một mục đích chung duy nhất là làm việc và kiếm tiền – cũng giống như những người đi tìm vàng trước kia là kiếm tiền, và đã có người trở nên giàu có.

Trong khi số cây chết càng ngày càng tăng thì số người đốn cây cũng càng ngày càng nhiều. Họ bắt đầu đến nhỏ giọt từ năm 2015, khi ấy Sở Kiểm lâm mới đếm được 66 triệu cây chết. Nay thì con số đó đã vọt lên quá 100 triệu và Thống đốc Jerry Brown đã phải tăng thêm mấy chục triệu Mỹ kim nữa vào ngân sách dành cho chương trình khẩn cấp, và số người đốn cây cũng bắt đầu kéo nhau đến thành từng đoàn thật đông đúc và nhộn nhịp.

Ngoài chính phủ của tiểu bang và Sở Kiểm lâm đang chi ra hàng triệu bạc để đốn cây chết xuống, hiện có ít nhất hai công ty điện cũng đang kiếm người để làm công việc trên. Họ lo sợ rằng không đốn sớm thì những cây chết này cũng có ngày sẽ đổ xuống những đường dây điện, không những gây hư hại mà còn làm cho nhiều ngàn gia đình và cơ sở kinh doanh không có điện sử dụng.

Cái tiến trình từng bước một làm cho một số cây cổ thụ khổng lồ ở California bị chết khô lại là câu chuyện ám ảnh nhiều người, nhất là những chuyên gia nghiên cứu về sinh học và cây cối. Những nhà nghiên cứu này cho biết, khi bị thiếu nước thì những cây cổ thụ này cứ ngày một khô đi, từ năm này qua năm khác. Chúng cứ yếu dần đi và chết lần mòn, hệ miễn nhiễm của chúng không còn tiết ra đủ nhựa mủ để xua đuổi những loài sâu bọ có hại cho chúng. Và khi điều này xảy ra, loài bọ cánh cứng tràn tới và cuối cùng là kết thúc đời cây.

Số lượng cây chết ở mức độ khủng khiếp này đã làm ngay cả những nhân viên Sở Kiểm lâm, là những người làm công việc đếm cây, cũng phải sửng sốt, và các nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu địa chất cho biết số lượng cây chết đó nếu đem trải rộng ra có thể lên đến 8 triệu mẫu rừng ở California.

Thông thường, những nhân viên kiểm lâm đếm khoảng mấy trăm cây chết trong một khu vực, sau đó họ đến khu vực khác. Nhưng thường là khi họ quay lại cùng chỗ đó ít tuần lễ sau, những cây trước đó tưởng là sống sót thì nay cũng chết khô luôn. Phải mất một thời gian thì những nhân viên này mới biết rằng thủ phạm là những con bọ cánh cứng đang trốn dưới những lớp vỏ cây và đang từ từ ăn tươi nuốt sống những cây tưởng là còn đang mạnh khỏe đó.

Những người trẻ mới đến đây làm việc được mô tả giống như là những nhóm người tìm vàng hơn một thế kỷ trước – họ kiếm được tiền, họ say sưa, nói lớn, lang thang ngoài đường vào những giờ khuya khoắt và xả rác khắp nơi.

Mặc dù được mô tả là đám người ưa say sưa nhậu nhẹt nhưng họ cũng là những người làm việc chăm chỉ cật lực. Tính ra, nghề đốn cây là một trong những nghề được xem là nguy hiểm nhất ở Mỹ; không cẩn thận là có thể bị cây đè như chơi, còn nhẹ thì bị cành lá cào nát mặt nát da.

Công việc của những người trẻ này chắc là còn kéo dài trong một vài năm nữa, kể cả từ lúc này khi cơn hạn hán ở California được chính thức cho biết là đã chấm dứt, mùa đông năm nay tuyết đổ xuống nhiều hơn ở rặng núi Sierra Nevada và mưa đổ như trút nước xuống thành phố Los Angeles và khắp toàn vùng nam tiểu bang trong mấy ngày qua.

Những cây còn khỏe sẽ được cơ hội tha hồ hút nước dưới lòng đất và khỏe mạnh trở lại. Những cây non sẽ không bị sâu bọ xâm phạm nhờ vỏ cây chưa đủ độ chín và thiếu chất dinh dưỡng, còn những cây chết khô rồi thì ráng đứng thêm một thời gian nữa để rồi nghiêng ngả từ từ, đến một lúc nào đó thì đổ luôn nếu chưa kịp cắt xuống, và như vậy sẽ có nguy cơ đè vào nhà người dân, làm tắc nghẽn giao thông, đứt đường dây điện và thiệt hại thêm biết bao nhiêu nữa mà kể.

Vậy, California đâu còn là vùng đất luôn được thiên nhiên ưu đãi nữa!

Huy Lâm

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.113 giây.