logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/03/2017 lúc 09:38:23(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đêm 30 tháng Chạp Bính Tuất năm 1947, Khái Hưng bị Cộng Sản đưa ra khỏi trại giam Lạc Quần, thủ tiêu, thả xác trôi sông Ninh Cơ vào trước giờ giao thừa năm Đinh Hợi. 70 năm sau, đón xuân Đinh Hợi 2017, chúng ta đọc Khái Hưng và tưởng nhớ.



Từ ngày được vô can trong vụ cướp nhà ông Thượng Nguyễn nhờ có những lời làm chứng công bằng của Nhung, con gái khổ chủ, thì Sinh bỗng đổi hẳn tính nết. Trước hắn hay nói, hay cười, hay đi chơi khắp các xóm đến bới chuyện nhà này nhà khác nhất là chuyện nhà ông Thượng Nguyễn mà hắn ghét cay ghé độc. Nay thì không mấy khi người ta gặp mặt hắn nữa. Hình như hắn xấu hổ vì đã bị dính líu vào cái việc nhơ nhớp kia, nên tuy vô tội, hắn vẫn thấy cần phải sống ẩn thân trong ít lâu. Bây giờ, người làng Bắc còn thì thào bàn tán nhiều quá, đi đây đó nhỡ thoáng nghe thấy chỉ thêm bực mình! Ấy người ta đoán thế thôi, chứ chính Sinh cũng không từng ngỏ tâm sự với một ai. Hắn hầu như một người câm và cả ngày chúi rúc trong gian buồng cửa đóng kín mít. Đến bữa, mẹ và các em có gọi đi ăn cơm thì một là hắn lẳng lặng bước ra, ngồi xuống phản và lùa luôn mấy bát rồi đứng dậy lại trở vào buồng. Buổi đầu Sinh mới được tha về, mẹ hắn thấy vậy chỉ lắc đầu thương hại con hay thốt lời tục tằn nguyền rủa bọn cướp đã khai man để làm khổ con bà. Nhưng sau thấy Sinh cứ kéo dài mãi cái trạng thái buồn phiền chán nản, bà sinh ra cáu kỉnh.

Một hôm trong bữa cơm chiều bà gợi chuyện bảo con:

- Mày lại bảo học đi thôi, cứ ăn không ngồi rồi mãi như thế thì đến chết đói mất.

Sinh dằn mạnh cái bát xuống mâm, yên lặng đứng dậy. Bà kia liền hét:

- Mày làm như vì tao mà mày bị bắt, bị tù, bị tội không bằng! Nếu mày không đi lại chơi bời với quân du thủ du thực thì chúng nó biết mày là ai mà đi tố cáo mày với quan nha để đến nỗi mày khổ sở, nhục nhằn. May mà chị Nhung chị ấy tốt bụng, chị ấy không thèm thù hằn mày, chứ nếu chị ấy cứ nhận diện bừa đi thì mày ngồi tù đã đành, đến cái thanh danh nhà mày cũng chả còn ra gì. Thày mày ngày xưa đã làm gì nên tội, tao ngày nay đã làm gì nên tội mà để mày bêu xấu bêu hổ, bêu nhục, bêu nhuốc?

Hà thấy anh vùng vằng đi vào buồng đóng xập cửa lại, liền gắt sẽ với mẹ:

- Anh ấy đã bị oan uổng khổ sở, bu lại còn không để cho anh ấy yên thân.

Người đàn bà vẫn chưa thôi:

- Ừ thì việc đã nhỡ ra như thế, nó cũng phải nhẫn nhục mà quên đi, chứ có đâu cứ như ăn vạ tao thì mày bảo tao biết làm thế nào.

Bà ngưng lại nghĩ vơ nghĩ vẩn một lát rồi bưng mặt ngồi khóc thút thít.

4
Bà lấy là tủi nhục cho cái đời sống túng bần vất vả của bà. Là con một ông cử, bà lấy chồng con nhà nho, cũng như chị bà. Nhưng hai người anh em đồng hao ấy đã bỏ xa nhau trên con đường tiến thủ: Một người đỗ đạt làm quan, một người suốt đời là một ông Đồ nghèo kiết. Chị bà cũng có giúp đỡ bà nhiều phen và lại nhận nuôi cả Sinh cho cùng đi học với con mình. Rồi chồng bà chết, rồi chị bà chết. Bà thấy đời bà bơ vơ không nơi nương tựa, với một cái gia sản hèn mọn không đủ nuôi sống một gia đình bốn mẹ con, nhất từ khi Sinh không chịu nổi sự bạc đãi của nhà ông Thượng, bỏ về ở với bà.

Bấy giờ Sinh đã hai mươi tuổi như vì ham thích chơi bời lêu lổng nên chỉ mới đậu được cái bằng Tốt nghiệp. Không một nghề trong tay, lại đam mê rượu chè cờ bạc, chẳng bao lâu hắn trở nên cái mầm nguy vong cho gia đình. Bà Đồ và Hà đội vải đi bán chợ xa chợ gần vẫn không sao đánh thăng bằng được cái quỹ chi thu thường nhật. Vì thế số nợ một ngày một chồng chất thêm mãi lên.

Bà Đồ chỉ biết than thân trách phận, và đổ tại số mình không ra gì. Nhưng Sinh thì hắn quy hết oán thù vào cả cái gia đình ông Thượng. Hắn không thể quên được cái thời kỳ sung sướng, vô tư vô lự của hắn khi chị mẹ hắn còn tại thế. Những người anh họ hắn có thứ gì hắn đều có thứ ấy. Hắn thấy đời sống dễ dàng và đẹp đẽ bên những người thân thích đáng yêu, bên những người chị họ xinh tươi và âu yếm.

Ngày nay tình thế đã đổi thay, và sự đổi thay chỉ do hai mẹ con Nhung đã gây nên. Nhung mà xưa kia hắn cho là một lẽ sống của đời hắn, là nguồn ánh sáng chiếu rõi vào tâm hồn hắn, nay hắn chỉ thấy là một kẻ thù đã phá hoại hạnh phúc của hắn. Từ hai người đàn bà, lòng oán ghét của hắn lan rộng ra tới toàn thể cái gia đình ông Thượng rồi tới tất cả cái xã hội cao quý của bọn quan lại và phú hào, một xã hội trưởng giả mà hắn tìm ra đủ các tội lỗi, đủ các điều đê tiện xấu xa.

Hắn bắt đầu có quan niệm về xã hội, về loài người. Loài người chỉ chia ra làm hai giai cấp: giai cấp được hưởng đủ các quyền lợi và giai cấp không được hưởng một chút quyền lợi gì. “Sao lại có mãi sự bất công ấy được?” Sinh hằn học tự hỏi thế. Rồi câu hỏi dần dần mất cái tính cách hằn học, mà chỉ còn là một vấn đề nhân sinh. Sinh thấy một ngày một rõ rệt rằng vấn đề ấy cần phải được giải quyết ngay do những người ở giai cấp bị thua thiệt, và giải quyết bằng đủ mọi cách với đủ mọi phương pháp. Hắn vốn nhu nhược và lười biếng, thế mà chỉ vì sốt sắng muốn cải tạo xã hội, hắn bổng trở nên cương quyết và mẫn cán, trong công việc theo đuổi để phá hoại phe địch, Hắn không ở đảng phái nào, và cũng chẳng đọc qua một lý thuyết xã hội nào.

20
Nhưng hắn cần gì phải có lý thuyết vững vàng mới đánh đổ được đối phương: Hắn sẽ đi tuyên truyền nói xấu bọn phú hào. Họ không thiếu gì hành vi nhơ nhớp. Mà có bịa đặt thêm ra cũng chẳng sao! Bắt đầu, hắn hãy thu hẹp phạm vi công kích của hắn vào trong một làng, và đứng đầu cái bảng đen là ông Thượng, cái gia đình đã nuôi hắn, cho hắn biết mùi phú quý để rồi ném hắn xuống đất đen cho hắn thấm thía cái chênh lệch bất công giữa hai giai cấp.

Trong khi việc tuyên truyền có phương pháp đương tiến hành để hạ cái gia đình cao quý kia xuống, để gây lòng phẩn uất của người làng đối với bọn đã xây hạnh phúc trên mồ hôi xương máu của quần chúng, thì xẩy ra vụ cướp nhà ông Thượng Nguyễn. Vì thế người ta đoán chắc Sinh có dính líu vào việc ấy. Người ta đồn rằng cái dinh cơ rộng rãi, và kiên cố kia nếu không có một người thông thuộc đường đi lối lại như Sinh làm dẫn đạo thì cướp khó lòng vào lọt được. Tới khi Sinh bị bắt, hết thẩy người làng cùng vui cùng cười. Họ vui cười không phải vì ghét gì hắn, hay thương hại gì ông Thượng, nhưng vì họ thấy họ đoán đúng: Thủ phạm vụ cướp không thể là ai được, mà chỉ là kẻ thù ghê gớm của cái gia đình quý phái ấy.

Vận mệnh của Sinh hoàn toàn ở trong tay người đến huyện nhận diện các tên hung đồ. Người ấy là Nhung, vì hôm mất cướp, ông Thượng bà Thượng đi Hà Nội vắng, và người nhà đều chạy trốn thoát cả, duy có Nhung là bị bắt. Và nàng đã nhận diện hết mọi tên, trừ một mình Sinh ra.

Thế là dư luận dân làng Bắc lại xoay chiều. Người ta bảo nhau: “Dầu sao thì nó cũng là cháu chẳng lẽ cháu lại dắt cướp vào nhà bác?” “Chẳng gì nó cũng là con nhà gia giáo, đâu có thể trụy lạc quá đến thế!” Nhưng vẫn có người ngờ vực và nói: “Cô Nhung cô ấy thương hại một người em họ nên cô ấy không nhận diện đấy, chứ chính cướp nó đã cung khai ra thì có mà chệch đi đằng giời!”

Vụ cướp rồi cũng bị người ta quên đi. Khi nó không còn là đầu đề cho câu chuyện mua vui trong các xóm nữa thì bỗng xẩy ra một việc khiến người ta lại quay trở lại bàn tán đến nó. Đó là cái chết của Sinh: Sinh tự thắt cổ ở trong buồng kín, dưới chân hắn có bức thư sau này gửi cho Nhung:

B…ngày…1940.

Em Nhung.

Chị cho phép tôi, một lần cuối cùng, kêu chị bằng em. Kể tôi hơn chị những ba tuổi thì tôi có xưng hô như thế cũng không đến nỗi quá đáng. Còn bảo tôi là em họ chị thì điều đó có đâu, mẹ tôi là em ruột bà Thượng cả, chứ có là dì chị đâu. Tóm lại chị với tôi không có dính líu họ hàng gì cả và ví thử tôi lấy chị làm vợ cũng không có tội kia mà.

Chị thấy lời lẽ tôi bình tĩnh lắm phải không? Từ hôm được tha về bao giờ trí tôi cũng rối ren, loạn xạ, mà vì sao hẳn chị cũng hiểu. Nhưng nay thì lòng tôi tự nhiên dẹp hẳn xuống: Tôi đã quyết chết, mà khi người ta đã quả quyết chết thì người ta có tiếc gì ở đời nữa mà còn phải băn khoăn.

Vậy khi Nhung đọc bức thư này Sinh đã là cái xác không hồn.

Chắc chị muốn an ủi tôi, chị muốn khuyên tôi không nên tự hủy hoại thân thể phải không? Nhưng chị thì bình tĩnh lại mà xem, chị sẽ thấy tôi đã bị xô đẩy tới con đường cùng rồi.

Vậy lời thứ nhất và lời cuối cùng của người sắp vĩnh biệt đời này là một lời tạ tội. Em xin lỗi chị, anh xin lỗi em, vì đã xúc phạm tới em trong cái đêm lịch sử ấy.

Sau nữa, và đó là điều độc nhất đáng kể, em sẽ lợi dụng cái chết của em để thú tội với chị, như kẻ mộ đạo Thiên Chúa thú tội với nhà giáo sĩ để mong trút được gánh nặng trong lòng trước khi thênh thang lên đường giải thoát.

Chị đừng tưởng là cái tội đã dắt cướp và nhà chị, hay cái tội đã dám có dã tâm định làm điếm nhục một thiếu nữ. Hai tội ấy có đáng kể chi bên cái tội tầy trời mà em đã phạm. Nhưng xin hãy nghe em đây: Ngay từ thủa nhỏ em được hai bác nuôi nấng dạy dỗ, coi chẳng khác gì con đẻ. Lớn lên trong cảnh giầu sang đầy đủ em có bao giờ nghĩ đến thương hại những người lăn lóc trong đám bình dân, nghèo nàn thiếu thốn đâu. Cả mẹ em làm ăn tần tảo để kiếm tiền nuôi gia đình, em cũng không hề để ý đến một cách thiết tha. Mẹ em thì chịu nhịn đủ thứ, chỉ nuôi trong lòng cái hy vọng mai sau em học thành tài làm nên vẻ vang cho nhà cho họ.

Đời tôi, lọ là tôi phải thuật lại với chị. Như anh em trong một nhà, còn một điều gì về tôi mà chị không biết! Nhưng có một điều mà chị không ngờ, mà chị không thể ngờ được, là tôi yêu chị, là anh yêu em.

28
Em Nhung, bao tội lỗi gây nên bởi mối ái tình ngăn cấm. Trong bao lâu nay anh yêu trộm thương thầm… Rồi cái ngày anh trông rõ rằng em chỉ đáp lại anh bằng sự lãnh đạm và mẹ em chỉ đối đãi anh bằng sự khinh nhờn, thì anh không chịu nổi và anh bỏ đi cho khuất mắt cái gia đình mà anh thù ghét và thấy đáng thù ghét. Anh tìm ra, cố moi ra đủ các lý do để mà thù ghét, những lý do chính đáng nữa. Rồi lòng thù ghét cá nhân đối với cá nhân, lòng tư thù biến đi để nhường chỗ cho lòng thù chung của một xã hội bị bóc lột, lòng công phẫn của đại chúng. Anh thấy bác Thượng là một người đáng bỉ, và anh lấy làm thẹn rằng anh là cháu bác.

Lòng uất ức của anh một ngày một lớn dần, cho tới khi anh thấy cần phải trả thù bằng việc làm. Hình ảnh em cũng đã bị xóa hẳn trong ký ức anh rồi. Một dục vọng mãnh liệt hơn đã đến chiếm hẳn chỗ tình yêu: Đó là sự trả thù. Trả thù cho anh bị hất hủi, và anh rất thành thực, ít ra cũng thành thực trong thời gian ấy, anh rất thành thực mà thêm rằng: trả thù cho giai cấp bị hất hủi trong đó có anh.

Thế rồi như em đã biết đó, anh dắt cướp vào nhà em. Chủ ý anh định giết hai bác, và làm ô nhục em mà anh đã thù ghét đến cực điểm rồi. Vì thế anh cũng chẳng thèm gìn giữ giấu diếm nữa, anh đã đến trước mặt em, ngạo nghễ tỏ cho em biết rằng anh có đủ sức mạnh để chiếm đoạt được em, rằng em dù tự phụ cao quý đến đâu cũng có thể bị bôi nhọ dễ như trở bàn tay được.

Nhưng có một điều anh không ngờ là ái tình mà anh tưởng đã chết hăún, sự thực nó vẫn còn sống dù nó chỉ sống âm ỉ trong tiềm giác anh. Hình ảnh em trong một giây đã đánh thức nó dậy và đã khiến anh trở nên “hèn nhát” (xin tha thứ cho chữ ấy) và không dám đụng chạm tới em. Anh đã dám hối hận điều ấy ở trong nhà giam trước khi gặp mặt em đến nhận diện.

Em Nhung, sao em không để anh yên thân với tội lỗi của anh, sao em không để anh yên thân với những hình phạt đương chờ đợi anh, sao em lại đến cứu vớt anh ra khỏi ngục thất và tù đầy? Trời ơi! Nay đối với mọi người, anh đã vô tội. Nhưng anh cần gì điều ấy. Riêng đối với em, anh vẫn đời đời kiếp kiếp là một thằng khốn nạn, mà vì điều ấy, anh đã quả quyết tự khép anh vào tử hình.

Thôi chào em ở lại.

SINH

Bức thư ấy đến tay Nhung, và nàng đọc từ đầu đến cuối với một tâm hồn bình tĩnh. Nhưng từ đó nàng trở nên ngẩn ngơ trong ít lâu.

Khái Hưng

Khái Hưng


Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.141 giây.