logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 08/03/2017 lúc 12:20:45(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mồng 8 tháng 3 dương lịch hàng năm mang tên là Ngày Phụ Nữ Quốc Tế, được dành riêng cho toàn thể phụ nữ trên khắp hành tinh này, kể cả những cá nhân, đoàn thể và những chế độ hay quốc gia không... thèm nhận. Nếu hỏi “dành riêng để làm gì” thì eo ôi, kể ra khôn xiết, nhưng đại để những mục tiêu chính: Tôn vinh phụ nữ, Ca ngợi phụ nữ, Cảm phục phụ nữ, Biết và nhớ ơn phụ nữ, “Ăn năn tội” với phụ nữ, “Chào thua” phụ nữ! v.v..

Ngày này hầu hết các bà đều nhớ, nhớ còn hơn sinh nhật của chồng, nhưng nếu đấng mày râu nào hoặc vì ngứa miệng hoặc bởi muốn chơi khăm, bèn nhỏ nhẹ hỏi nguồn gốc ngày vinh quang này, đại đa số các bà đều “khảo bài” ngược lại: “Bộ anh cũng biết hả? À, em... quên rồi, anh nói thử coi!” Đã trót... dại, biết là “chạy trời không khỏi nắng,” người chồng khôn ngoan thì phải “thủ” trước, đành “trả bài” để được yên thân:

“Bà nghe này, công lao người ta tranh đấu từ cuối thế kỷ 19 đấy. Ngày 8 tháng 3, 1857, các nữ công nhân ngành dệt Hoa Kỳ ở New York đã đứng lên chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn. Hai năm sau, cũng chính họ đã thành lập công đoàn đầu tiên để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. Tuy nhiên phải nói, 8 tháng 3, 1908 mới là ngày chính thức quật khởi của phụ nữ với một lực lượng phụ nữ vừa “bắt mắt,” vừa oai hùng gây khiếp đảm: Hơn 15,000 phụ nữ diễn hành trên các đường phố New York với ba yêu sách: Tăng lương, Giảm giờ làm việc, Chấm dứt việc bắt trẻ em lao động.

Năm sau, đảng Xã Hội Hoa Kỳ tuyên bố lấy ngày 28 tháng 2, 1909 làm Ngày Phụ Nữ. Tuy nhiên, ngày 8 tháng 3, 1910, tại đệ nhị Hội Nghị Phụ Nữ Quốc Tế, trên 10 đạo biểu của 17 quốc gia đã đòi quyển bầu cử cho phụ nữ. Nhân dịp này, một phụ nữ Đức, bà Clara Zethin, Chủ Tịch Hội Nghị đã “thừa thắng xông lên” bằng đề nghị chọn một ngày Phụ Nữ Quốc Tế. Kết quả: Ngày 8 tháng 3 đã được Hội Nghị đồng thuận chọn vĩnh viễn làm ngày Phụ Nữ Quốc Tế.”

Tường thuật xong, anh chồng lặng thinh hồi hộp... chờ đợi, nghĩ bụng thể nào cũng sẽ được vợ khen ký ức còn khá, chưa có dấu hiệu “alzheimer,” hay ít nhất cũng được cám ơn, nào ngờ chỉ nghe một câu hết sức phũ phàng: “Tưởng gì, đây cũng nhớ cả đấy, nhưng cứ để nói, thử xem có... trật điểm nào không. May đấy!”

Một chút ôn cố tri tân

Trước khi tiếp tục câu chuyện về Ngày Phụ Nữ Quốc Tế, mạn phép bạn đọc thân mến, cách riêng quí nữ độc giả, cho được ít phút “ôn cố tri tân” về sự khác biệt giữa đàn ông và phụ nữ “nước nhà,” so sánh qua loa về “sức mạnh” giữa phu quân và phu nhân Việt Nam để từ đó “tri tân” mà biết đường... giữ đạo làm chồng, tạo dựng hạnh phúc gia đình và duy trì được sự... sống còn trong thời buổi làn sóng “bình đẳng bình quyền” đang dâng lên như thủy triều ở các xã hội văn minh hay âm ỉ tại những nơi cực đoan tín ngưỡng, chẳng hạn Hồi Giáo.

Câu chuyện người chồng “trả bài” cho vợ về lịch sử Ngày Phụ Nữ Quốc Tế trên đây đã cho thấy một điều mà người chồng Việt Nam vốn đã biết, đã dày kinh nghiệm và nhất là từng là nạn nhân nhưng lại chóng quên. Ấy là bản tính phụ nữ Việt vốn đầy tự ái... hão, ưa đóng kịch, giỏi giả bộ nhưng lại vô cùng hà tiện lời khen dành cho chồng, rất hiếm khi nói câu “làm ơn” với chồng, lời “cám ơn” anh hoặc “xin lỗi” ông xã.

Ngược lại, bất cứ đức ông chồng Việt nào cũng y chang nhau, nếu may mắn được nghe vợ mình phát ngôn những câu kể trên vốn rất phổ thông và thường tình ở xã hội Tây Phương, thì lập tức “sướng mé đìu hiu” và vui đến “can không nổi.” Hơn nữa, ông nào cũng thế, hùng hùng hổ vậy đó nhưng mỗi khi được nghe vợ “nói ngọt” thì liền “nhũn như con chi chi” ngay để rồi mỗi tiếng, mỗi lời của nàng đều “lọt đến xương” sau đó nàng nói gì cũng nghe, bảo nhẩy vào lửa hay lao mình xuống biển... cũng vui sướng thi hành liền.

Chỉ tiếc - và cũng có thể còn là điều may cho nhân loại - các bà tuy có sẵn bửu bối ấy trong tay nhưng lại ít người nhận thức mà mang ra xài, bằng không chẳng những luôn luôn được “vạn sự như ý” mà còn biến đàn ông thành những tên... nô lệ thời đại. Ca dao cũng nói một cách dễ thương thế này: “Chồng giận thì vợ làm lành; miệng cười chúm chím: Thưa anh giận gì? Thưa anh, anh giận em chi? Muốn lấy vợ bé, em thì.... lấy cho!” Trong Tứ Đức vốn là bốn tính nết, bốn tư cách tốt, hợp với đạo làm người mà một phụ nữ phải có, phải thực hành; trong đó “ngôn” đứng hạng thứ ba - sau “công, dung,” trước “hạnh.” Ngôn là lời ăn tiếng nói dịu dàng, lễ phép. Chẳng thế mà “người thanh tiếng nói cũng thanh” hoặc: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang; Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe”...

Mặt khác trong gia đạo, xã hội Việt Nam bị mang tiếng ảnh hưởng văn hóa Tàu, theo đó “trọng nam khinh nữ”; nghĩa đen là đánh giá con trai, đàn ông “nặng” (“trọng”) còn coi đàn bà, con gái “nhẹ” (“khinh”) đến độ “nhất nam viết hữu; thập nữ viết vô”: Được một thằng con trai kể như “có”; ngược lại, được 10 đứa con gái vẫn kể như không có hay chưa có gì. Thế nhưng trong thực tế, xã hội Việt Nam ngay từ thời Hồng Bàng, trước Tây Lịch khoảng hơn 2,500 năm, vẫn theo chế độ mẫu hệ (con đẻ ra theo dòng họ mẹ; quyền hành trong gia đình và ngoài xã hội đều do phụ nữ nắm giữ) đấy nhá. Chính nhờ vậy mà hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị và bà Triệu Thị Trinh mới phất cờ khởi nghĩa được dễ dàng, chỉ huy cả hàng chục ngàn binh lính gồm hầu như toàn đấng mày râu....

Mãi sau này khi dân tộc Việt khởi sự bước vào thời kỳ nông nghiệp thì xã hội cũng dần dần chuyển biến sang chế độ phụ hệ. Nói vậy chứ đàn bà cũng vẫn “cầm cương nẩy mực” trong gia đình. Thử hỏi, trong nhà Việt Nam ai là người quản thủ hầu bao? Đàn bà! Ai là người chi thu tiền bạc, của cải? Đàn bà! Ai là người sắp đặt từ kẻ ăn người ở cho tới con gà, con lợn? Đàn bà! Ai là người thu vén đồ đạc kể cả lo việc mắm muối? Đàn bà! Ai là người ít nói mà vẫn đại thắng, thu lợi nhiều, tỏ vẻ khiêm tốn mà hưởng vinh quang vĩ đại? Đàn bà! Ai chọn lựa từ thức ăn thức uống tới cái may cái mặc của chồng, con? Đàn bà! Những việc quan trọng như cưới hỏi, lễ lậy, giáo dục con cái... ai là người quyết định tối hậu? Đàn bà! Ai như thể có thần lực hóa phép cho người đàn ông hưởng những bữa “cơm lành canh ngọt” hoặc tạo nên cảnh “chén đĩa bay” hay ban hằng đêm một “giất ngủ yên, ngon”? Đàn bà!

Lại thử hỏi, trong nhà kẻ nào chuyên môn la hét nhưng lại không có thực quyền? Đàn ông! Kẻ nào có tiếng mà không có miếng? Đàn ông! Kẻ nào hết thế hệ này sang thế hệ khác vẫn mang tiếng to đầu mà dại? Đàn ông! Đã hèn hạ “tàn canh gió lạnh” đến như thế, vậy mà cuối cùng đàn ông cũng chẳng được hưởng “một ly ông cụ” gì về kết quả, trái lại người mẹ vẫn luôn luôn thâu tóm trọn bổng lộc, bởi vì luân lý đã xí phần: “Phúc, đức tại mẫu”!

Nhà nào mà đã có người vợ, người mẹ khôn ngoan lại có thêm một đứa con gái đầu lòng lanh lợi... thì bảo đảm trăm phần trăm, toàn bộ cánh đàn ông (gồm bố và các con trai) kể như ra rìa hết. Tuy mang tiếng “sướng” đấy, bề ngoài thoáng nhìn thấy có vẻ nhàn hạ đấy... nhưng thực tế thảy đều “vô dụng.” Quyền biểu quyết (veto) nằm trọn trong tay “mẹ con nó.” Bởi thế mới có một... nhà Nho (chùm) hết thời đã “cắt nghĩa” câu “hổ phụ sinh hổ tử” là hổ bố... xấu hổ quá vì chỉ sinh ra một lũ hổ đực con... sống mà đã như chết!
Vậy thì nếu bảo phải có cuộc cách mạng, cuộc canh tân để có sự “bình đẳng bình quyền” giữa giới tính trong gia đình thì phải kể đến xã hội Việt Nam tiên phong. Và chính nam giới phải có can đảm vùng dậy, phải nuôi khí thế quật khởi, quyết tâm giữ cứng cựa mà đứng lên trước bao hiểm nguy của... đối phương!

Thế nhưng tiếc thay, ở trong nước cho tới bây giờ tình trạng vẫn được ví von với tên một cuốn phim Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Erich Maria Remarque, một cựu binh Đức từng tham gia thế chiến thứ nhất.

Đã vậy, nay trên 2 triệu người Việt sống ở ngoại quốc, trong đó hơn hai-phần-ba sống ở các quốc gia văn minh... thì số phận nam giới “đồng bào” còn đen gấp ngàn lần... cột nhà cháy. Thực tế rành rành như 2 cộng 2 là 4 đấy, bởi đàn ông đứng sau con nít đã đành mà còn thua đậm cả chó lẫn mèo nói chi dám so bì với phụ nữ. “Buồn 5 phút”!

Ngày Phụ Nữ Quốc Tế ở miền Nam VNCH trước 1975

Chẳng cần nói về miền Bắc trước năm 1975 và cả nước Việt Nam sau 1975, bởi toàn dân cả nam lẫn nữ đều giống nhau, cùng chịu chung số phận khốn cực dưới chế độ cộng sản do bọn Việt Cộng vô nhân đạo thống trị. Khởi đầu chúng dụ dỗ bằng chiêu bài “Xã Hội Chủ Nghĩa” (XHCH), lập tức mọi người, không phân biệt giới tính, giai cấp... đều “Xuống Hàng Chó Ngựa”; tới giai đoạn chúng chính thức áp dụng Chủ Nghĩa Cộng Sản, thì như thi sĩ Nguyễn Chí Thiện quả quyết: “Từ người xuống vượn mất có... 3 năm,” nhưng khi “đảng ta” quyết tâm “thừa thắng xông lên” thì như câu ca của Phạm Duy “Từ người xuống vượn mất có... 3 hôm.”

Bởi thế Ngày Phụ Nữ Quốc Tế ở trong nước ngày nay tuy cũng được tổ chức đấy nhưng chỉ có vẻ “mặt bằng” và “ngoại thất” mà thôi nhằm “quảng cáo hầu nói láo ăn tiền” đối với thế giới. Ở đây, người phép mạn phép chỉ nhắc lại tổng quát ngày 8 tháng 3 trước “30 tháng Tư đen” ở miền Nam VNCH.

Nói tổng quát, Ngày Phụ Nữ Quốc Tế nhằm xác định giá trị và vị trí đích thực của người phụ nữ trong xã hội, ca ngợi công đức của người phụ nữ, ghi nhận tài năng và sự đóng góp quí báu và phong phú của giới phụ nữ. Mặt khác nhân dịp này, giới phụ nữ trên toàn cầu cũng vẫn bày tỏ quyết tâm tranh đấu cho sự bình đẳng bình quyền của phụ nữ trong xã hội, trong đó có sự bình đẳng về lương bổng và chức vụ, các điều kiện và môi trường làm việc nhân đạo và thích hợp; bài bác mọi hình thức kỳ thị, phân biệt giới tính, chống bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội. Ngoài ra nhân dịp này, phụ nữ cũng biểu lộ lập trường đối với các biến cố thời sự, đặc biệt năm nay phụ nữ ở các thành phố lớn trên thế giới đã “đả đảo” thái độ khinh thường phụ nữ của ông Donald Trump...

Riêng ở miền Nam VNCH trước 1975, ngày này vui “hết ý,” còn có thể gọi là một Lễ Hội Phụ Nữ - với trọn vẹn nguyên nghĩa - bởi một động lực tuy đơn giản nhưng chắc nịch: Miền Nam ngay từ dưới thời đệ nhất Cộng Hòa, đã trở thành một quốc gia dân chủ với nền văn hóa nhân bản, nền giáo dục học đường nhân bản, phóng khoáng, với sự tiến bộ khả quan, vững vàng. Chẳng thế mà Thủ Tướng Lý Quang Diệu của Singapore đã phải “ngả mũ” bái phục - và VNCH đã ngang nhiên trở thành một trong bốn con Rồng Á Châu. Bởi thế địa vị và giá trị của người phụ nữ dĩ nhiên tuy chưa đạt đến mức lý tưởng nhưng theo thiển kiến, chẳng thiết yếu nữa phải tranh đấu ráo riết kịch liệt.

Bởi thế ngày 8 tháng 3 hàng năm, phụ nữ nói riêng, cả nước VNCH nói chung đều “vui như tết,” đều “vui ra phết.” Trong ngày này, các lực ượng nữ quân nhân, các trường nữ trung học, các tổ chức, đoàn thể phụ nữ đều tham gia các cuộc diễn hành, trình diễn các bộ môn, thi đua văn chương và nữ công gia chánh...

UserPostedImage
Xe hoa trường Nữ Trung Học Trưng Vương

UserPostedImage
Ca đoàn hợp ca bài "Trưng Nữ Vương"

UserPostedImage
Hai Bà Trưng oai phong lẫm liệt trên 2 con voi

UserPostedImage
Chuẩn bị diễn hành

UserPostedImage
Thi em bé khỏe, đẹp

UserPostedImage
Thi làm bánh

UserPostedImage
Thi thêu thùa vá may

UserPostedImage
Thi viết văn

Hoan hô phụ nữ!

Mồng 8 tháng 3, bất cứ ai cũng cần la to: “Hoan hô Phụ nữ!” Trong gia đình, sáng sớm ngày này mà đức ông chồng nào quên nâng vợ mình lên một cú mạnh: “Em là nhất!”- tức là một thiếu sót lớn! Trong Ngày Phụ Nữ Quốc Tế, đàn ông khi ra đường, vào sở làm... nếu thấy bà nào, cô nấy cứ câng câng bản mặt ra vẻ “coi trời bằng vung,” thì thôi nhé, một là chịu khó tặng một bó hoa hay một phần ăn cho “nàng,” coi như “làm phúc cứu cho vạn người”; hai là nỗ lực phớt lờ đi nếu không thể nhoẻn được một nụ cười gượng. Ngược lại, nếu vô ý mà phản ứng tiêu cực thì hoặc bị chê thiếu văn hóa, kém văn minh, “cù lần lửa”... hoặc có chầu được in cả năm “ngón tay kiêu sa” trên bản mặt.

Phần bản thân tôi, đến ngày trong đại này, tự nhiên năm nào tôi cũng lại nhớ quay quắt đến Mẹ tôi. Thuở sinh thời, Mẹ đâu biết Ngày Phụ Nữ Quốc Tế là gì. Thế nhưng cả cuộc đời tuy một chữ Mẹ không cắn nổi làm đôi, vậy mà Mẹ đã làm “tròn dzo” cuộc đời làm một người phụ nữ chủ gia đình. Một nách mình Mẹ lo cho bảy đứa con lớn khôn, ăn học.... đầy đủ, trong khi Bố tôi hết năm này qua tháng họ, ngày ngày chỉ biết lê “bốt đờ sô” khắp “bốn vùng chiến thuật” cho tới “ngày trở về” thì “anh bước lê trên quãng đường đê” bằng “đôi nạng gỗ kẹp vai.” Thật tình, trong hoàn cảnh đất nước lâm cảnh chiến tranh triền miên, Mẹ tôi chỉ là một trong hàng nghìn, hàng vạn vạn hình ảnh Phụ Nữ Việt Nam. Thi sĩ Hồ Dzếnh viết trong bài thơ “Cảm Xúc”:

Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ hy sinh có ở đời,
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.

Có chứ! Qua Mẹ tôi, chẳng cần “uống thuốc liều,” tôi vẫn dám xác quyết “Chữ Hy Sinh có ở đời” chứ không còn nghi ngờ “nếu” nữa. Hôm nay, Ngày Phụ Nữ Quốc Tế, lòng tôi khao khát được cùng triệu triệu đàn ông, con trai Việt Nam cùng “nạm vàng muôn khổ cực, cho lòng Phụ Nữ Việt Nam tươi”!!!
HOÀI MỸ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.117 giây.