logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 08/03/2017 lúc 10:24:23(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Kính thưa thân hữu.
Năm Đinh Dậu, cá nhân tôi bước vào tuổi 85. Cơ quan IRCC qua năm thứ 41, cộng đồng Việt Nam trải qua 42 năm. Chúng tôi cố gắng tổ chức mỗi tháng một chương trình hay một công tác.. Tháng giêng 2017 dựng lại cột cờ cũ bị phá bỏ tại đường Capitol từ 1999, đồng thời kỷ niệm 25 năm dọn cơm Homeless.Tháng hai góp phần đem triển lãm Viet Museum đến hội Tết sinh viên. Tháng 3 là kỳ tổ chức về văn hóa. Tháng tư lễ giỗ các anh hùng tuẫn tiết và tháng 5 sẽ có đại hội về Nghĩa Trang quân đội Biên Hòa. Bây giờ xin quý thân hữu gần xa tại Bắc CA đến với chúng tôi một ngày văn hóa có tính cách tình thân gia đình. Nguyên do chúng tôi có gia đình cô Kiều Loan là con gái bác Hoàng Cầm và con đỡ đầu bởi ông Phạm Duy. Có gia đình Phạm Duy Hùng là con trai của nhạc sĩ Phạm Duy. Hai ông Duy và Cầm có mối duyên văn nghệ và tình bằng hữu hết sức đặc biệt. Cùng với hai gia đình chúng tôi tổ chức tưởng niệm và đặt danh hiệu nhẹ nhàng là chiều tưởng nhớ. Xin gửi thư này để mời các bạn vui lòng tham dự. Tất cả vì tình văn nghệ. Tất cả đều miễn phí. Địa điểm của chính phủ đã cho phép. Các nghệ sĩ đều là thân hữu và thân quyến trong gia đình. Vào cửa theo thơ mời. Xin vui lòng đọc thư mời với chi tiết đầy đủ phía dưới. Thơ Hoàng Cầm có thể đã phố biên giới hạn vì sáng tác dưới chế độ cộng sản. Nhưng nhạc Phạm Duy thì gần như ai cũng là thính giả . Phần ca sĩ thì ai cũng từng hát nhạc Phạm Duy. Dù các bạn chỉ nghe hát, chỉ hát tài tử hay chuyên nghiệp, tất cả xin đến để một lần thắp nến hương lòng cho người nhạc sĩ số một của dân tộc. Trước khi về Việt Nam, nhạc sĩ Phạm Duy đã nói với chúng tôi một câu tỏ hết tấm lòng bằng gan ruột của con người."Về chỉ để chết trên quê hương.

Bây giờ Xin nói đôi lời về Hoàng Cầm.
Năm 13 tuổi, cậu bé Hoàng Cầm thương nhớ nhìn theo đám cưới cô chị đi lấy chồng đã ghi lại kỷ niệm trong lời thơ Cỗ bài Tam cúc, thì năm đó tôi mới ra đời. Rồi khi lớn lên, Hoàng Cầm, Phạm Duy đi làm văn nghệ kháng chiến thì tôi đi học đánh trống ếch trong đội thiếu nhi Kim Đồng. Khi các văn nghệ đàn anh đi tìm lá Diêu Bông, một hình ảnh ẩn dụ của lý tưởng không có thực thì tôi cũng bỏ tuổi thơ miền Bắc mà vào miền Nam. Dù sống trong QLVNCH những máu văn nghệ Bắc Kỳ vẫn theo dõi công cuộc phản kháng tù đầy của Nhân Văn Giai Phẩm và rung động với Màu tím hoa Sim. Cùng con sông Đáy nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ. Cũng mơ về Kinh Bắc và nghe tiếng hát sông Lô của một mùa Thu ngày xưa khi toàn quốc kháng chiến chống Pháp. Và sau cũng đã rỏ nước mắt cùng Hoàng Cầm thương em bé địa chủ mồ côi. Như tấm lòng cô cán bộ "Sao thương con kẻ thù ? Giá ghét được đứa bé Lòng thảnh thơi bao nhiêu


Bây giờ xin nói về Phạm Duy.
Để tổ chức Chiều tưởng nhớ, chúng tôi đã mời những tiếng hát hết sức tình cảm tại địa phương San Jose. Mỗi người lựa chọn một bài. Ý nghĩa nhất của tác giả và mang tâm tình riêng của ca sĩ. Những bài ca về quê hương mà văn giới từng bình luận rằng Phạm Duy đã đem tình yêu nước lên bàn thờ tổ quốc.. Rồi đến phần các bản đồng ca được lựa chọn. Trong phạm vi cho phép, chúng tôi chọn bài Giọt mưa trên lá. Bà ca diễn tả ông trời khóc cho một đất nước lầm than. Bài ca mà các nghệ sĩ Hoa Kỳ hết sức yêu mến, thông cảm và tán thưởng. Để kết thúc chương trình sẽ là bài ca Việt Nam, Việt Nam. Đây chính là bài tự ca của dân tộc. Xin các bạn đến với chúng tôi để nghe những người con trai và con gái của Hoàng Cầm và Phạm Duy hát Tình Cầm gọi hồn thân phụ về lại cõ trần.. Để nghe con dâu và con rể của người đi xa tỏ lòng với người ở lại. Để nghe Duy Hùng hát bài ca di chúc của Phạm Duy hứa hẹn kiếp sau trở lại với cuộc đời. Mỗi bài ca là một thông điệp gửi lại trần gian từ một thi sĩ nổi danh và một nhạc sĩ nổi tiếng đã làm cho cuộc đời của chúng ta thêm biết bao nhiêu là thi vị. Xin đến để cảm thông, đến để chia xẻ và đến để ngậm ngùi. Ngậm ngùi cho thân phận của người làm thơ, viết nhạc. Những người mất đi để lại cả gia tài vẫn nghệ với rất nhiều thương tiếc.
Xin nói thêm về sự kết hợp tưởng nhớ đôi bạn văn nghệ. Hoàng Cầm và Phạm Duy là những nghệ sĩ sinh tử đồng thời. Hoàng Cầm (1922-2010) và Phạm Duy (1921- 2013). Cùng trưởng thành trong thời loạn ly. Theo tiếng gọi của non sông lấy lời thơ tiếng nhạc để cùng toàn dân chống Pháp. Khi nhận ra con đường cờ đỏ không phải là chân lý, Phạm Duy đã may mắn về được bến Tự Do. Hoàng Cầm ở lại đã không tìm thấy lá Diêu Bông lại còn bị đầy ải trong phong trào Nhân Văn, Giai Phẩm.. Sau cùng cả hai, kẻ trước người sau, kẻ Nam người Bắc cũng nằm trong lòng đất quê Mẹ. Trong cuốn hồi ký vĩ đại của Phạm Duy, ông đã dùng riêng một chương để viết về đời người bạn thi sĩ Hoàng Cầm. Rồi nhạc sĩ đã về Hà Nội gặp lại bạn thời niên thiếu và sau cùng đưa tiễn Hoàng Cầm về nơi yên nghỉ sau cùng ở miền Bắc. Phần ông, Phạm Duy hai năm sau ông chết và chôn tại miền Nam.

Xin xem phần dưới là thiếp mời cùng với lời thơ Hoàng Cầm, và đặc biệt PPS Tình cầm của Vũ Công Hiển thực hiện cho ngày Tưởng nhớ tại San Jose.

THIỆP..MỜI
Cơ quan IRCC, Inc. Dân Sinh Media ,Việt Museum
cùng thân quyến hai gia đình Hoàng Cầm Phạm Duy
xin trân trọng kính mời quý vị quan khách và thân hữu vui lòng đến tham dự.
"chiều tưởng nhớ" Hoàng Cầm & Phạm Duy
1 giờ chiều chủ nhật 26 tháng 3-2017
Hội trường Santa Clara County
70 W Hedding San Jose. (Góc đường số 1)


Thi sĩ Hoàng Cầm và nhạc si Phạm Duy là thân hữu và thân quyến của chúng tôi, đồng thời cũng là những nghệ sĩ văn hóa ra đi đã để lại các tác phẩm quý giá cho đời sau. Xin chân thành gửi lời mời đến quý quan khách tham dự chương trình tưởng nhớ trong buổi họp mặt gia đình rất văn nghệ, thân hữu, trang trọng và hết sức đặc biệt.

Trân trọng kính mời:
Vũ văn Lộc IRCC, Inc. Phạm Phú Nam Dân Sinh Media. Kiều Loan, gia đình Hoàng Cầm và Phạm Duy Hùng, gia đình Phạm Duy.
*************
Nhưng tác phâm sẽ trình diên
*************

tình cầm

Tác giả: Hoàng Cầm

Nếu anh còn trẻ như năm cũ
Quyết đón em về sống với anh
Rồi những chiều vàng phơ phất lại
Anh đàn, em hát níu xuân xanh

Nhưng thuyền em buộc bên sông hận
Anh chẳng quay về với trúc tơ
Ngày tháng Tỳ Bà vương ánh nguyệt
Mộng héo bên song vẫn đợi chờ

Có mây bàng bạc gây thương nhớ
Có ánh trăng vàng soi giấc mơ
Có anh ngồi lặng so phím cũ
Mong chờ em hát khúc xuân xưa

Nếu có ngày nào em quay gót
Lui về thăm lại bến thu xa
Thì đôi mái tóc không xanh nữa
Mây bạc, trăng vàng vẫn thướt tha...

lá diêu bông
Tác giả: Hoàng Cầm



Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm. Đồng chiều. Cuống rạ

Chị bảo Đứa nào tìm được Lá Diêu bông
Từ nay ta gọi là chồng
Hai ngày Em tìm thấy Lá
Chị chau mày Đâu phải Lá Diêu bông

Mùa đông sau Em tìm thấy Lá . Chị lắc đầu
trông nắng vãn bên sông
Ngày cưới Chị . Em tìm thấy Lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim

Chị ba con . Em tìm thấy Lá
Xòe tay phủ mặt Chị không nhìn
o0o

Từ thuở ấy Em cầm chiếc Lá
đi đầu non cuối bể. Gió quê vi vút gọi
Diêu bông hời......ới Diêu bông...!

Cỗ bài tam cúc

Tác giả: Hoàng Cầm

Cỗ bài tam cúc mép cong cong
Rút trộm rơm nhà đi trải ổ. Chị gọi đôi cây!
Trầu cay má đỏ. Kết xe hồng đưa Chị đến quê Em

Nghé cây bài tìm hơi tóc ấm
Em đừng lớn nữa Chị đừng đi
Tướng sĩ đỏ đen chui sấp ngửa
Ổ rơm thơm đọng tuổi đương thì

Đứa được . chinh truyền xủng xoẻng

Đứa thua . Đáo gỡ ngoài thềm
Em đi đêm tướng điều, sĩ đỏ
Đổi xe hồng đưa Chị đến quê Em

Năm sau giặc giã
Quan Đốc đồng áo đen, nẹp đỏ
Thả tịnh vàng cưới Chị
võng mây trôi
Em đứng nhìn theo, Em gọi đôi.
Tình Cầm (VCH) (11:35am, March 7, 2017)
.
Giao Chi San Jose. giaochi12@gmail.com (408) 316 8393
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.112 giây.