logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 08/03/2017 lúc 11:02:30(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Ngày thứ Tư mùng 1 tháng 4 vừa qua, toàn thể các giáo đường Công Giáo đồng loạt tổ chức Lễ Tro môt cách trịnh trọng. Các bài giảng đều nói về sự hãm mình, giữ chay, kiêng thịt, tránh các cuộc vui chơi phù hoa, nhảm nhí để đền tội. Sau nghi lễ Mình Thánh Chúa, các linh mục Chủ Tế và những người phụ tá trong nhóm Thánh Thể dùng tro để ghi dấu lên trán tất cả công đồng dân Chúa một chữ thập, nhắc nhở là “con người chỉ là tro bụi”. Một câu hát được lặp đi lặp lại trong suốt nghi lễ rắc tro: “Này người! Hãy nhớ mình là tro bụi. Một mai người sẽ trở về bụi tro.”

Nghi thức làm phép tro và xức tro bắt nguồn từ thời Cựu Ước, nghĩa là trước Chúa Giê Su giáng sinh. Hồi đó, nhận thấy đời sống từ vua quan xuống đến dân chúng đã quá tội lỗi, một số Tiên tri đã kêu gọi mọi người phải tỏ thái độ ăn năn, sám hối tội lỗi mình kẻo bị Thiên Chúa trừng phạt, bằng cách mặc áo nhặm gai, và đổ tro lên mình. Đến thời Tân Ước, Giáo Hội đã cho cử hành nghi thức sám hối này với những người tự biết mình có tội lớn phải mặc áo nhặm gai và xức tro trên mình, sau đó, bị đuổi ra khỏi nhà thờ và tới một tu viện, làm việc đền tội. Đến ngày thứ Năm Tuần Thánh, những người hối lỗi này tụ tập trước nhà thờ, và được Đức Giám Mục tuyên bố tha tội cho họ. Từ đó, họ mới được tham gia các phép bí tích như rước lễ hay xức dầu Thánh. Về sau, Giáo Hội không tổ chức riêng cho những người có tội nữa mà toàn thể Giáo Hội, từ Đức Giáo Hoàng và tất cả giáo dân đều tham dự lễ sám hối này. Vào thế kỷ 11, Đức Giáo Hoàng và tất cả giáo dân tập họp tại nhà thờ thánh Anastasia, để làm phép tro, sau đó, Đức Giáo Hoàng và toàn thể giáo dân mặc áo nhặm, đi chân không, đi bộ đến nhà thờ thánh Sabina để Đức Giáo Hoàng làm phép giải tội chung cho tất cả mọi người. Dần dần, với thời gian, nghi thức xức tro được thực hiện đơn giản hơn, chỉ lấy tro đốt từ những chiếc lá còn lại trong Lễ Lá trước đó, và làm dấu tro trên trán hoặc trên đầu giáo hữu mà thôi.

Nhìn vào thực tế, hình thức xức tro lên đầu tu sĩ và giáo dân để ăn năn tội vẫn được thực hiện long trọng qua nhiều thế kỷ, nhưng có mấy ai tôn trọng ý nghĩa của việc xức tro này. Lịch sử Giáo Hội Công Giáo đã chứng minh rằng có vài giai đoạn, chính Giáo Hội đã suy đồi trầm trọng. Từ thế kỷ thứ 3, sau khi Công giáo đã trở thành Quốc Giáo tại Rome rồi phát triển sang các quốc gia Âu Châu khác, nhiều vị tu sĩ mang đến chức vụ rất lớn như Giám Mục, Hồng Y, và có cả vài vị Giáo Hoàng đã trở nên kiêu ngạo và hành xử như những quan tòa tuyệt đối về tín lý Công Giáo, để rồi làm ra những tội ác mà người có lương tri không thể chấp nhận được. Người ta đã bẻ cong Lời Chúa để làm theo ý họ, miễn sao là mang lợi lộc cho Giáo Hội và cho bản thân họ về mọi phương diện: tiền bạc, sắc dục, và quyền thế. Vua Chúa các nước Âu Châu và những nước Nam Mỹ thuộc địa của Tây Ban Nha hay Bồ đào Nha đã lệ thuộc toàn bộ vào sự chỉ đạo của Giáo Hội. Bên cạnh vua hay các người Nhiếp Chính Vương của từng khu vực, đều có các vị tu sĩ làm cố vấn, và những vị cố vấn này có toàn quyền can thiệp vào sự lãnh đạo quốc gia, qua nhận xét cá nhân của họ, và dưới bức bình phong là Ý Của Chúa, ngay cả việc thành lập các đạo quân mang khí giới đi giết người, gây chiến với các quốc gia không thuận theo Giáo Quyền! Có thể nói, mãi cho đến thế kỷ thứ 19, sau khi Hoàng Đế Napoleon bắt giam Giáo Hoàng Pius VII, rồi Vua nước Ý là Victor Emanuel II buộc quyền lực của Công Giáo thu hẹp lại trong phạm vi Vatican, và qua hai cuộc Đại Chiến Thế Giới, Giáo Hội Công Giáo mới chuyển hướng để trở về vai trò chân chính là Lãnh Đạo Tín Ngưỡng mà bỏ qua các vai trò lãnh đạo thế quyền. Nhưng mãi đến Công Đồng Vatican 2, do Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 triệu tập mới là một cuộc canh tân toàn diện, tương đương với một cuộc cách mạng về mọi phương diện. Từ đó, Giáo Hội mới hòa nhập vào Đời môt cách trọn vẹn hơn.

Dĩ nhiên, một điều không thể phủ nhận là trong lúc một số lãnh đạo Giáo Hội suy trầm về Tín Lý, thì Giáo Hội lại vươn lên phong phú với nhiều bậc Thánh đã nêu những tấm gương sáng chói cho thiên hạ khâm phục và nhiều khoa học gia, triết gia đã tạo ra những phát minh khoa học làm nền tảng cho khoa học hiện tại. Nếu không có những bậc Thánh này cũng như các nhà khoa học với những phát minh đặc biệt của họ, thì có lẽ Giáo Hội đã không đạt được con số gần 2 tỷ người như hiện nay. Từ khoa học vật lý, thiên văn, toán học, y học, sinh học, địa chất đến nhân loại học, khảo cổ học.. đều do các nhà khoa học có lòng tin vào Thiên Chúa phát minh và xây dựng nên môt nền tảng cho tất cả những phát minh khoa học sau này để phục vụ cho nhân loại. Pascal, môt thiên tài khoa học, toán học, và triết lý, người đã phát minh ra chiếc máy tính đầu tiên của loài người đã nói: “Khoa học nông cạn làm cho người ta xa Thiên Chúa, khoa học cao siêu làm cho người ta gần Thiên Chúa”. Louis Pasteur, cha đẻ của phương pháp khử trùng, tìm ra “vaccine” trị bệnh bị chó dại cắn, và nhiều phương pháp y khoa khác đã nói: “khi bạn cảm thấy không yên lòng trong một chuyến đi, môt bàn tay sẽ đưa ra giúp đỡ bạn. Nếu khi cần phải báo động cho bạn, thì Thiên Chúa sẽ tự cầm lấy cánh tay từ bạn, và sẽ hoàn tất công việc của bạn.”

Chính những nhà khoa học thiên tài này đã sống một đời đạo đức và hãm mình, không cần phải mặc áo nhặm gai, không cần phải khóc lóc than thở về tội lỗi của mình. Chính họ đã hiểu và hiểu rõ nguyên lý của sự sống con người là “tro bụi thì sẽ trở về tro bụi”. Adam, tổ tông của nhân loại, đã được Thiên Chúa dựng nên từ đất, thì nhất định sẽ trở về đất. Như vậy, mọi phù hoa trên thế gian này đểu vô nghĩa, một khi nằm xuống, tất cả những hệ lụy với người nằm xuống đó, đều tiêu tan. Chỉ có hai điều là sẽ tồn tại mãi mãi: những sự việc mà người ra đi đó đã thực hiện để phục vụ con người và Tình Yêu tức Sự Mến Thương, Lòng Khâm Phục mới không bao giờ tàn phai trong ký ức của nhân loại.

Vậy, bên cạnh việc nhắc nhở về “tro bụi sẽ trở về tro bụi”, người ta còn phải sống sao cho sau khi mình về với nguồn cội rồi, vẫn còn những Tình Yêu của người ở lại dành cho người ra đi, như thế, cuộc sống mới có giá trị, và người ra đi sẽ hãnh diện là mình đã sống một đời đáng sống.


Chu Tất Tíến
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.045 giây.