logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 09/03/2017 lúc 10:24:30(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Ghi nhận và ca ngợi sự hy sinh cao cả của người phụ nữ là việc không chỉ làm mỗi năm một lần vào Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8 tháng 3, mà là điều cần tâm niệm mỗi ngày trong cuộc sống.

Có lẽ ít có người Việt nào mà không từng mê mẫn trong lời nhạc ca ngợi “Lòng Mẹ” của nhạc sĩ Y Vân. Với những lời diễn tả về lòng mẹ, về sự hy sinh vô bờ của người mẹ, cũng là người phụ nữ, như thế này thì làm sao mà không cảm động được:

“Thương con thao thức bao đêm trường,
Con đà yên giấc Mẹ hiền vui sướng biết bao.
Thương con khuya sớm bao tháng ngày.
Lặn lội gieo neo nuôi con tới ngày lớn khôn.

Dù cho mưa gió không quản thân gầy Mẹ hiền.
Một sương hai nắng cho bạc mái đầu buồn phiền.
Ngày đêm sớm tối vui cùng con nhỏ một niềm.
Tiếng ru êm đềm mẹ hiền năm tháng triền miên.

Lòng Mẹ chan chứa trên bao xóm làng gần xa.
Tình Mẹ dâng tới trăng ngàn đứng lặng để nghe,
Lời ru xao xuyến núi đồi suối rừng rặng tre.
Sóng ven Thái Bình im lìm khi tiếng Mẹ ru.
...”

Những đứa con nước Việt hầu hết đều lớn lên trong lời ru ngọt ngào của Mẹ như thế.

Nói đến người phụ nữ Việt Nam thì là cả một trời hy sinh, cần mẫn, chịu đựng bao nhiêu gian truân, khổ cực vì chồng con, vì gia đình và ngay cả vì tổ quốc giang sơn.

Lịch sử VN vẫn còn đó bao tấm gương hy sinh vì xã tắc cao cả của những vị nữ trung hào kiệt như Hai Bà Trưng, Bà Triệu oai hùng đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm Phương Bắc. Lịch sử VN cũng còn in đậm hình ảnh của những nữ sĩ tài ba văn chương thi phú như Bà Huyện Thanh Quan, Bà Đoàn Thị Điểm, v.v... Còn nhiều lắm những nữ văn thi nhân của thời cận đại và hiện đại.

Đặc biệt trong bối cảnh đất nước Việt điêu linh, thống khổ vì sự cai trị độc tài toàn trị của Đảng CSVN trong ngót ba phần tư thế kỷ ở Miền Bắc và gần một nửa thế kỷ ở Miền Nam, thì giới phụ nữ Việt đã phải gánh chịu muôn vàn khổ lụy và hy sinh to lớn.

Trong thời chiến tranh Nam Bắc, những người phụ nữ Việt làm vợ, làm mẹ đã phải chịu biết bao đau thương vì chồng, vì con.

Rồi đến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi CSVN lùa một triệu dân quân cán chính VNCH vào các nhà tù khổ sai thì những người vợ, người mẹ Việt lại một lần nữa hy sinh tận cùng để vừa tảo tần thay chồng nuôi con, vừa đắp trước vá sau để đi thăm chồng ở tù cải tạo.

Vậy mà cũng chưa hết, nhiều năm gần đây, chính sách tịch thu ruộng vườn nhà cửa của dân để trục lợi trong việc xây dựng, CSVN đã đẩy hàng vạn gia đình vào cảnh điêu đứng, thống khổ trong đó có những người phụ nữ. Rồi trong cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền trong nước, nhiều bà mẹ, nhiều người vợ cũng đã sẵn lòng hy sinh tận cùng cho chồng, cho con.

Trong bản tin hôm Thứ Ba, Đài Á Châu Tự Do (RFA) đã nhắc đến những người mẹ, người vợ, người con là phụ nữ Việt ngày nay như sau:

“Họ là những người vợ, người mẹ như bao người phụ nữ khác. Thế nhưng, có khác chăng, họ là vợ, là mẹ của những người tù nhân lương tâm bị bắt giữ vì lên tiếng cho nhân quyền dân chủ.

“Đó là bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha, người đang chịu bản án 4 năm tù giam.

““Bốn năm mấy nay kể từ ngày Đinh Nguyên Kha con trai tôi bị bắt, cuộc sống của tôi chỉ gói gọn trong mảnh vườn, tự chăm lo buôn bán nông sản để nuôi con tôi. Nhờ có bà con ủng hộ tôi cũng có đủ kinh phí trang trải đi thăm tù nó.”

“Đó là Linh Châu, vợ của Nguyễn Văn Oai, cũng là mẹ của một đứa trẻ sắp chào đời. Từ ngày mặc áo cô dâu đến nay được một năm, cũng có nghĩa chỉ mới một lần cô được đón nhận niềm vui trong ngày mà cả thế giới giành cho người phụ nữ. Linh Châu kể lại kỷ niệm ấy trong nụ cười hạnh phúc.

““Tôi nhớ là ngày mùng 8/3, chồng tôi dậy sớm, đi chợ và tự nấu ăn và nói những lời tốt đẹp với tôi, cũng như với mẹ anh.”“

Có lẽ lịch sử nhân loại luôn luôn đi kèm với lịch sử đấu tranh cho những giá trị bình đẳng và cao quý như quyền bình đẳng của những người phụ nữ, chẳng hạn. Vì cho đến nay, gần 2 thập niên của thế kỷ 21 rồi mà phụ nữ vẫn còn chưa có được bình đẳng thực sự.

Bản tin của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp Tiếng Việt (RFI) ra trong Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8 tháng 3, viết rằng, “Hôm nay 08/03, ngày Quốc tế nữ quyền, đây là sự kiện không thể thiếu trên các trang báo Pháp ra hôm nay. Với Libération đây không chỉ là ngày tôn vinh phái nữ, mà còn là ngày tiếp tục cuộc đấu tranh cho nữ quyền. Libération ghi nhận, «trong bối cảnh chính trị phản động, quyền nạo thai bị đe dọa và Donald Trump đắc cử tổng thống … Năm nay, hơn bao giờ hết ngày Quốc tế nữ quyền là ngày đấu tranh». Trang nhất tờ báo chạy tựa «ngọn đuốc cháy lại» như một lời kêu gọi cuộc đấu tranh các quyền của phụ nữ không bao giờ tắt.

“Theo Libération, «đòi quyền cho nữ giới, đó là cuộc đấu tranh bất tận». Đó là cuộc đấu tranh đòi các quyền bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đòi quyền được tôn trọng không phải bằng những lời ca tụng mà là bằng hành động thực tế.”

Bài báo kết luận thật xót xa rằng, “Cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng nam nữ đã có từ cả thế kỷ qua, giờ vẫn còn cả một chặng đường dài, cho dù người ta cũng ghi nhận không ít tiến bộ trong «cuộc đấu tranh bất tận» này.”

Các Bản Tuyên Ngôn, các Hiến Pháp của nhiều nước đều nói đến sự bình đẳng nam nữ trong xã hội. Nhưng trên thực tế người phụ nữ cũng vẫn còn mang nhiều hệ lụy đối xử không bình đẳng.

Đức Phật thì dạy rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tánh và đều có khả năng giác ngộ, giải thoát ngang nhau, nên Ngài đã đối xử bình đẳng với tất cả mọi người, trong đó có những người phụ nữ từ gần hai ngàn sáu trăm năm trước.
Huỳnh Quang
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.076 giây.