logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 11/03/2017 lúc 09:42:51(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
THƯA QUÝ BẠN, chuyện mẹ chồng đối xử khắc nghiệt với nàng dâu ở các nước bên ấy chắc không có. Tại sao như thế? Bởi vì con trai con gái sau khi lập gia đình thường ra ở riêng chứ không sống chung với cha mẹ. Đã không sống chung thì làm sao cha mẹ đến nhà nó mà “áp bức” nó được? Ngoài ra, còn một vấn đề khác nữa là do trình độ văn minh. Phải nói thật rằng từ 1975 đến nay, mới hơn 40 năm nhưng trình độ văn minh của “Việt kiều” tại các nước bên ấy cao hơn người ở trong nước rất nhiều. Rồi ở trong Nam so với ngoài Bắc cũng vậy, ở ngoài Bắc, cứ sau tết ra là có rất nhiều lễ hội, chẳng hạn người ta tranh nhau, đánh nhau sứt đầu mẻ trán để cướp bằng được “lá ấn đền Trần” là một miếng giấy bổi hạng bét màu đỏ, có đóng mấy chữ Hán “Hưng Đạo Đại vương chi ấn”, đem về để thờ lấy phúc. Phúc đức chưa thấy đâu, có khi bị thương què tay, gẫy cẳng. Rồi lễ hội chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức nay thuộc Hà Nội, tổ chức từ Rằm tháng Giêng đến 18 tháng Hai âm lịch hàng năm cũng thế, hàng triệu người đi trẩy hội. Đông quá không có chỗ len chân, có những thanh niên mang dao đi… đâm người khác để lấy lối đi. Đâm người ta bị thương hoặc chết thì bị bắt thôi, phúc đức gì hạng đó. Trong Nam không như thế, không có cảnh chen lấn nhau cố vồ cho được một cái búp cây non kêu là “lộc” do ông sư đứng trên bàn ném ra để mọi người tranh cướp.
Những chuyện nói trên đều do trình độ văn minh mà ra. Bây giờ chúng ta thử xem trường hợp một nàng dâu thời buổi này rồi mà vẫn bị mẹ chồng đối xử khắc nghiệt. Chuyện này do chính nàng dâu đó kể lại, xin mời quý bạn xem xét…
Chuyện như từ thời xa lắc

UserPostedImage


Kính thưa quý vị độc giả,
Tôi vẫn biết rằng dũ bỏ sự thù hận, oán trách, là cách tốt nhất giúp cuộc sống của mình thanh thản hơn. Nhưng quả thực lúc này tôi không biết phải làm sao để có thể tha thứ mà động lòng giúp đỡ người đàn bà ấy được.
Hơn 5 năm qua, cuộc sống của tôi đầy những khổ đau, uất hận. Đó là địa ngục. Tất cả đều do mẹ chồng tôi tạo ra. Có lẽ nghe tôi nói vậy ai cũng sẽ chê trách tôi: Tại sao con dâu lại chỉ trích nặng lời với mẹ chồng như vậy? Nhưng tôi không nói ngoa cho mẹ chồng, bởi vì bà luôn tìm cách đặt điều nói xấu con dâu với con trai và họ hàng. Bà cố tình muốn đẩy tôi ra khỏi nhà.
Tôi sinh ra và lớn lên ở Phú Thọ, gia đình khá khó khăn. Bằng nỗ lực của bản thân, tôi tốt nghiệp trường cấp 3 loại xuất sắc rồi thi đậu vào một trường đại học lớn ở Hà Nội.
Sau khi ra trường, tôi có bằng Cử nhân Kế toán loại ưu và dễ dàng xin được vào làm cho một công ty nước ngoài về lãnh vực xuất nhập khẩu, thu nhập ổn định. Tôi quen và yêu anh qua một người bạn. Được 2 năm thì anh dắt tôi về ra mắt gia đình. Ngày đầu tiên bước chân vào nhà anh, tôi có cảm giác mình không được chào đón. Hôm đó bố anh ở trên lầu, không xuống nhà, chỉ có mẹ anh ngồi nói chuyện với chúng tôi nhưng cũng chỉ vài ba câu gọi là có, không có cuộc chuyện trò thân mật, trà nước vui vẻ như tôi đã nghĩ. Mẹ anh tuy miệng lúc nào cũng tươi cười nhưng ánh mắt bà luôn dò xét và có vẻ không thân thiện.
Sau ngày hôm đó, tôi không nghe anh nói gì về nhận xét của mẹ anh dành cho tôi. Tôi hỏi thì anh chỉ nói: “Mẹ bảo em cũng dễ thương”.
Sau gần 2 năm yêu nhau, tôi trót có bầu và đã xin bố mẹ cho cưới. Và ngay từ phút đầu về nhà chồng, tôi đã không được thừa nhận. Hôm cưới, bà mẹ chồng bắt tôi phải vào trong nhà bằng cửa sau do kiêng cữ vì tôi có bầu trước khi kết hôn. Rồi từ đó bà đối xử với tôi như thể tôi là đứa con gái chửa hoang, phải bấu víu lấy con trai bà cho khỏi mang tiếng. Bà hành hạ tôi bằng những lời lẽ cay nghiệt nhất.
Tôi còn nhớ, hồi sinh viên có cô bạn giới thiệu tôi đến làm cùng chỗ với cô ở một quán bi-da gần trường đại học. Tôi không rõ vì sao mà mẹ chồng tôi biết chuyện đó, vì thế cứ lần nào thấy tôi làm gì không vừa ý là bà lại lôi chuyện này ra chỉ trích. Bà bảo tôi là gái tỉnh lẻ, lại còn đi làm nghề mà theo bà là ”không mấy lành mạnh” thì có ra gì. Một lần, tôi vô tình nghe thấy bà nói với cô em chồng tôi rằng bà rất ân hận khi đồng ý cho con trai lấy một đứa con gái đã từng làm trong quán bi-da.
Quả thực, tôi chỉ làm ở đó có 3 tháng. Ngoài chuyện lấy banh ra cho khách, tiếp nước và tính tiền khi khách đánh xong, tôi không phải làm gì khác. Nghề nào cũng có người nọ người kia, sao mẹ chồng tôi lại dằn hắt, dè bỉu tôi chỉ vì tôi đi làm thêm kiếm tiền ăn học? Lần khác, bà nói chuyện với hàng xóm, bảo tôi là đứa con dâu vụng về, không biết điều. Cơm nước, giặt giũ đều một tay bà làm. Tôi chỉ việc đi làm về, chăm sóc con cái mà cũng không nên thân. Bà còn nói rằng bà nghi ngờ tôi có mối quan hệ bất chính bên ngoài, đầu óc lúc nào cũng chỉ tơ tưởng tới… trai. Dù biết mẹ chồng không ưa mình nên nói xấu nhưng tôi cũng thấy sốc và buồn.
Chồng tôi là con cả trong nhà. Tôi về làm dâu, sau đó các em lần lượt xin ra ở riêng, bởi thế vợ chồng tôi phải gồng gánh trách nhiệm nuôi dưỡng bố mẹ. Sau nửa năm về sống cùng, mặc dầu tôi đã cố lấy lòng bà bằng đủ mọi cách như ngoan ngoãn, lễ phép chào hỏi, gọi dạ bảo vâng, thỉnh thoảng mua quà biếu xén..vv.. nhưng vẫn không hài lòng mẹ chồng. Kiểu gì bà cũng tìm ra được những lỗi vụn vặt của tôi để bắt bẻ.
Dẫu phải chịu sự săm soi, hà khắc của mẹ chồng nhưng tôi vẫn nhẫn nhịn sống phải đạo làm dâu con, lúc nào cũng hiếu thuận để rút ngắn khoảng cách với mẹ chồng.
Sau này, tôi tìm hiểu từ hai em gái của anh thì được biết, trước khi chúng tôi kết hôn, bà đã đi xem bói và nghe ông thầy phán rằng sau này tôi sẽ trở mặt phản bội nhà chồng, thậm chí còn khiến chồng mất mạng.
Do không ngăn cản được chúng tôi đến với nhau, bà đâm oán ghét tôi. Càng ngày sự áp đặt của bà lên tôi càng nặng ne. Bà cấm tôi không được ra ngoài nếu không có chồng đi cùng, không được giao thiệp bạn bè quá nhiều, đi làm phải về đúng giờ. Đặc biệt, gái có chồng thì không được giao dịch với đàn ông khác, không được đi công tác xa nhà quá một ngày. Bà không muốn tôi tham gia các câu lạc bộ, không được đi bơi dù đấy là môn thể thao tôi ưa thích. Đi đâu, làm gì tôi cũng phải xin phép mẹ chồng. Thậm chí, đi tập thể dục dưỡng sinh buổi sáng, nếu hơi lâu hơn bình thường bà cũng mỉa mai, bóng gió, nói tôi có “bạn tình”, bận rộn hẹn hò nên về muộn. Mẹ chồng tôi quy định, trách nhiệm của tôi là phải hầu hạ chồng và bố mẹ chồng mọi việc trong nhà, 6 giờ chiều phải có mặt ở nhà để nấu nướng, chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa. Có những lúc thức ăn trong nhà hết, chưa kịp mua cất vào tủ lạnh bà cũng đổ lổi cho tôi là không đảm đang, không mua tích trữ cho đỡ tốn tiền.
Chồng tôi rất hiểu sự chịu đựng của tôi. Anh thường an ủi tôi và nói hy vọng một ngày nào đó mẹ sẽ hiểu và bớt gây khó dễ cho tôi hơn. Nhưng tình hình ngày càng trở nên căng thẳng. Sinh con xong, tôi rơi vào trạng thái trầm cảm. Đã có lúc tôi nghĩ đến cái chết để tự giải thoát cho mình. Cũng có lần tôi đòi chồng phải làm đơn ly dị, nếu không tôi sẽ đem con bỏ đi rồi muốn chết bờ chết bụi ở đâu cũng được, còn hơn sống với bà mẹ chồng ác nghiệt như vậy. May mắn là chồng tôi rất yêu tôi, luôn luôn vỗ về, an ủi và khuyên tôi cố gắng chịu đựng để khỏi đổ vỡ, tội cho đứa con yêu quý…
Thế rồi cách đây không lâu, mẹ chồng tôi được bệnh viện phát hiện ra là bị ung thư máu.Tình trạng của bà ngày một xấu đi thấy rõ. Bác sĩ nói cần phải ghép tủy thì bà mới sống được thêm vài năm nữa. Cả nhà tôi đã quyết định mọi người cùng đi xét nghiệm xem có ai thích hợp không.
Thật tâm mà nói thì tôi không muốn xét nghiệm. Tôi căm hờn bà, xét để làm gì. Nhưng nghĩ cho cùng, hàng trăm hàng ngàn người mới có một vài người có tuỷ trùng hợp. Con ruột còn chưa chắc đã cho được hay không huống chi con dâu, có huyết thống gì đâu.
Nghĩ đi nghĩ lại tôi thấy đi làm xét nghiệm mình cũng chẳng thiệt hại gì, còn nếu không đi mọi người trong nhà lại oán trách, cho là mình hẹp hòi, ích kỷ, căm ghét mẹ chồng nên mới không đi.
Thế nhưng ông trời quả thật trêu ngươi. Tôi chết sững khi biết kết quả, trong tất cả các xét nghiệm thì chỉ có tôi và cô em chồng là có tủy tương thích với bà. Nhưng cô em chồng tôi từ trước đến nay sức khỏe quá kém nên mọi người mặc nhiên nghĩ tôi là nguời sẽ hiến tủy cho bà.
Mấy ngày nay mẹ chồng tôi thay đổi hẳn thái độ một cách đột ngột. Từ ngày bước chân về nhà chồng đến nay, chưa bao giờ bà gọi tôi bằng con thì bây giờ bà luôn luôn mẹ mẹ con con ngọt xớt. Bà hỏi tôi thích ăn gì thì bà mua, đi làm có mệt không, có cần uống thuốc bổ không…
Thưa quý vị độc giả, nói ra thì mọi người lại bảo tôi ích kỷ, không biết thương mẹ chồng. Nhưng sự thực là suốt bao năm nay bà đối xử với tôi quá ác nghiệt, tôi căm hận bà nên không muốn giúp đỡ. Tôi không vượt qua được lòng căm phẫn nếu đó là sự ích kỷ và cũng không thể vui vẻ quên đi những chuyện bà đã gây ra cho tôi.
Nguyễn Hoàng Th. (Hà Nội)
Chuyện… phát hoảng với việc xăm hình!

UserPostedImage

Thưa quý bạn, ở các nước bên ấy không biết ra sao, còn ở bên này có những chuyện tức cười. Ví dụ như có các đấng đàn ông đã lớn tuổi, đầu tóc muối tiêu, thưa thớt (muối nhiều hơn tiêu) nhưng vẫn để dài rồi cột thành cái đuôi gà ở phía sau gáy, trông chẳng giống ai. Cũng có những vị – đa số là có dính dáng tới nghệ sĩ, như nhạc sĩ, nhạc công, họa sĩ, ca sĩ- đầu cạo trọc lóc, râu ria rậm rạp, mắt đeo mục kỉnh, mình mẩy xăm hình cùng khắp. Đàn ông thì thế còn phái nữ – đa số là giới trẻ – thì xăm hình và nhuộm tóc xanh tóc đỏ, tóc tím tóc vàng đủ thứ. Nói riêng về chuyện xăm hình, nhà văn, nhà báo, kiêm nhà đạo diễn Lê Hoàng rất nổi tiếng ở trong nước, có ý kiến rất vui nhưng cũng không kém phần sâu sắc. Ngoài miệng ông nói rằng ông luôn luôn ủng hộ giới trẻ, nhưng sự thực bên trong ông khuyên người ta không nên làm như thế nữa. Sau đây xin mời quý bạn thưởng thức lối viết rất vui, “nói vậy mà không phải vậy” của vị đạo diễn rất tếu táo này…
“Lê Hoàng là một kẻ luôn luôn ủng hộ giới trẻ, vì bản thân hắn có một ảo tưởng rất vững chắc là mình còn quá trẻ, chắc bây giờ đã phải tới… hai mươi. Bất cứ bọn trẻ làm việc gì, nếu không phải trộm cắp hoặc giết người là Lê Hoàng vội vã điên cuồng ủng hộ. Thế nhưng có một thứ Lê Hoàng không sao đồng ý nổi và không sao hiểu nổi đám trai gái bây giờ, đó là chuyện xăm mình.
Mới cách đây khoảng chục năm thì kinh lắm, chỉ có lưu manh chuyên nghiệp hoặc kẻ cướp lừng danh mới dám và mới cả gan, mới có quyền xăm mình. Theo nhiều tài liệu, sách vở mà Lê Hoàng đọc trộm được, các hảo hán đã vào tù ra khám mới được phép xăm mình và xăm chỗ nào, xăm con gì, có thứ tự hẳn hoi, không được xăm ”ẩu” hoặc xăm “vượt tuyến”, nếu không sẽ bị xã hội đen trừng trị rất nặng.
Bởi vậy cho nên hồi ấy, hễ thấy đàn ông nào xăm một chút là bà con khiếp vía lánh xa; anh nào xăm mà ra mắt họ hàng, bố mẹ bạn gái thì tàn đời. Thế nhưng hôm nay mọi thứ đã đổi khác quá nhanh. Xăm mình chả hiểu thế nào đã được công nhận là một bộ môn nghệ thuật, ngang hàng với điện ảnh, sân khấu ca nhạc. Các thợ xăm mình có thu nhập cao, có danh hiệu. Trai xăm đã đành, hôm nay gái trẻ cũng xăm.
Trước đây người ta chỉ xăm cánh tay, xăm vai, thì lúc này xăm túi bụi ở thắp nơi trên cơ thể, xăm ở cả những vị trí chả ai được phép nhìn và nếu nhìn thấy thì nổi hết da gà. Trước đây hình xăm chỉ bé như bao diêm, còn ‘úc này mênh mông như biển cả, rộng lớn như bầu trời. Nhưng mặc kệ, Lê Hoàng vẫn cứ cương quyết phản đối trào lưu xăm mình này, mặc dù trong thâm tâm lão cũng muốn xăm chữ ‘Tiền” vào tâm khảm, vì thứ đó lão luôn khao khát và nghĩ đến hàng ngày. Mặc dù mỗi khi ra phố, thấy một thiếu nữ vừa xinh đẹp vừa hở hang khoe hình xăm, Lê Hoàng lại trợn mắt lên nhìn say mê và nếu có ai bắt gặp sẽ bảo là chỉ nhìn hình chứ đâu có nhìn cái khác. Nhưng các em ơi, giá không xăm hình thìẫn tốt hơn.
Con trai nào cũng thích con gái hư một chút, hoặc hư nhiều nhưng kín đáo chứ hư có hình xăm thì lộ hết cả ra rồi, đàn ông lương thiện chắc chắn co cả ba chân bốn cẳng mà chạy. Cái ấy là về cảm giác. Còn về nghệ thuật thì trời ạ, các hình xăm của trai gái hôm nay còn nghèo nàn lắm. Đa số na ná giống nhau và chủ yếu giống…Tây.
Theo Lê Hoàng biết, các thợ xăm đều có một số mẫu in sẵn, kiểu như thợ may có quần áo treo vào thân con ”ma-nơ-canh”. Giang hồ đến nơi sẽ chọn các hình xăm này và theo văn hóa, theo phong tục xưa nay là tự nhiên cứ chọn giống nhau.
Một nét buồn cười của hình xăm đàn ông là người đi đằng người, xăm đi đường xăm. Ví dụ một chàng trai trẻ còm nhom, mặc áo nhô hết cả xương sườn, nhưng vai lại xăm cái đẩu cọp nhe răng hoặc con đại bàng tung cánh, trong khi đáng lẽ nên xăm hình một bát cơm với miếng giò là đủ.
Con gái thì loanh quanh xăm bông hồng, xăm con bươm bướm hoặc nàng tiên cá, chả có ai xăm hình túi hàng hiệu hay thẻ tín dụng vốn là các thứ nàng say mê. Nghĩa là ngay cả xăm người ta cũng thường giả dối với chính mình.
Nếu như điện ảnh có phim đen trắng, rất lâu mới phát triển sang phim màu, thì hình xăm không như thế. Ngày hôm nay rất nhiều vị trang trí thân thể với các màu xanh, đỏ, tím, vàng, nhìn chết khiếp bởi nó trông như bị mắc bệnh ngoài da.
Nếu hội họa có tranh cổ điển, tranh ấn tượng, và tranh siêu thực, thì hình
xăm còn hơn thế nữa, có nhiều mẫu chả hiểu là con gì, nửa chuột túi, nửa chuột cống, lại nửa khủng long, xem cứ hoa cả mắt, chóng cả mặt, nhức cả đầu.
Còn nói về mặt vệ sinh thì xăm thực chất là phải dùng kim chọc vào thân thể. Dù các chú thợ có thề sống thề chết thì kim đó có được thay mới hay không, có rửa và sát trùng thường xuyên hay không, chỉ có trời đất biết và ông thợ biết. Cho nên khi hình xăm phát triển, bọn bán thuốc chữa bệnh nhiễm trùng ngoài da cũng phát triển theo. Cứ nhìn hình ảnh thì chả hề thấy tiệm xăm nào bóng loáng hoặc lộng lẫy như lâu đài, đa số đều chật chội, đều ẩm ướt và màu vẽ để lung tung y như phòng sáng tác của họa sĩ vậy.
Có thợ xăm nào tốt nghiệp trường mỹ thuật hay bác sĩ y khoa đâu, cho nên kiến thức về hội họa, kiến thức về y tế họ rất lờ mờ, bà con cứ việc yên tâm.
Về thực chất, xăm là vẽ lên cơ thể mình một tuyên ngôn hay một cảm xúc với đời. Mà đời mỗi cá nhân thì thay đổi xoành xoạch, nhiều điều chắc mẩm hôm nay là đúng, đến ngày mai lại thấy rất ngu si, cho nên đám làm nghề xóa hình xăm cũng được phen hốt bạc. Tuy nhiên, nếu xăm dễ bao nhiêu thì xóa lại khó bấy nhiêu. Chỗ da xóa cứ như cái bánh đa vừng (kêu là bánh tráng mè), nhìn chết khiếp. Ấy là chưa kể lúc trẻ da căng, hình xăm con cọp oai hùng, đến khi già da nhăn nheo, cọp nhìn như sắp chết, khiến lũ chuột trông thấy phải bò ra cười.
Tóm lại, bạn trẻ nếu không quá… điên, đừng xăm mình mà trông gớm chết!”.
Đoàn Dự

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.148 giây.