logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/03/2017 lúc 07:07:04(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Một bài múa được dàn dựng nghiệm túc của sinh viên Trường sân khấu Điện ảnh Hà Nội hôm 12/2/2017. Ảnh minh họa.

Hài kịch có lẽ là loại hình dễ thu hút khán giả Việt Nam nhất. Người bình dân có thu nhập thấp là lớp khán giả trung thành của hài kịch. Sau những giờ phút vất vả mưu sinh, hài kịch giúp cho họ đẩy ra ngoài cơ thể những phiền muộn trong cuộc sống. Đối với người trung lưu có chút ít tiền của, hài kịch là thể loại giải trí tuyệt vời vì tiếng cười trên sân khấu không những giúp họ lấy lại thăng bằng trong cảm xúc mà ở những vở kịch hay, nội dung của nó theo chân người xem về tới tận nhà để lại những phê phán thói hư tật xấu của xã hội giúp cho người ta có cái nhìn nhân bản hơn trong đời sống.
Hài kịch được viết và trình diễn như những vở diễn ngắn gây cười khi sân khấu chuyển cảnh. Tuy ngắn nhưng muốn hay và khiến khán giả bật lên những tràng cười hoàn toàn không phải là chuyện dễ dàng. Một vở hài kịch sống lâu với thời gian đòi hỏi tính hài hước trên từng câu thoại, người diễn phải có duyên và lột hết những điều mà kịch bản đưa ra bằng kinh nghiệm của từng người. Nội dung một vở hài kịch thường được cân nhắc xử lý qua tài năng của mỗi tác giả. Hài kịch không có nhiều đề tài và có lẽ vì thế tác giả thể loại này ngày càng hiếm hoi cho tới ngày gần như biến mất khỏi sân khấu.
Diễn lố
Báo chí lâu lâu lại kéo một cái tên “danh hài” ra để mổ xẻ những vở diễn dưới tầm của họ rồi đâu lại vào đấy, những kịch bản rẻ tiền vẫn đua nhau tung hoành trên sân khấu.
Thiếu kịch bản, danh hài thường tự biên tự diễn những tiểu phẩm hài cho mình và lâu dần theo quy luật đào thải, chất xám trong đầu không đủ cung cấp cho những show diễn dày đặc đã buộc họ phải có những thao tác dưới tầm, những khỏa lấp coi thường khán giả và dễ thấy nhất là diễn lố, ngôn ngữ chợ búa, bẩn thỉu, dung tục thậm chí chửi thề trên sân khấu khó thể chấp nhận trong cộng đồng người có ý thức về văn hóa.
Diễn lố đang là phong trào của rất nhiều danh hài mà điển hình là Trấn Thành như anh thừa nhận với phóng viên báo VNExpress:
“Đúng! Trấn Thành là người khẳng định tự chính mình là luôn luôn lố từ cảm xúc dư ra một tí tức là khẳng định cái điều đó. Thậm chí trong khi diễn xuất Thành cũng lố Thành chấp nhận điều đó thành nhìn nhận điều đó. Chúng ta đã chọn phong cách làm lố thì lâu lâu sẽ bị over hơn một tí. Nếu như còn làm sai thì mình còn có cái để làm tốt hơn cho chính bản thân mình chứ nếu quá hoàn hào thì đâu còn là người nghệ sĩ nữa!”
Diễn lố chỉ có lợi cho kịch sĩ vì họ không chịu làm việc nghiêm túc bước lên sân khấu với cái đầu trống rỗng. Cử chỉ tục tỉu, khó coi của diễn viên hài làm cho người ta bật lên tiếng cười vô thức nhưng ngay sau đó là sự khó chịu lẫn khinh bỉ không cần che dấu.
Tiếng cười của khán giả ngày một thưa dần thay vào đó là những nịnh nọt của các fan cuồng bất kể hay dở của nhân vật mà họ ái mộ. Càng cuồng, thì thần tượng của họ càng đi xuống do ngộ nhận vào bản lĩnh của mình là có thật. Cái vòng tròn lẩn quẩn ấy đang dìm hài Việt Nam vào lãng quên nếu không muốn nói một cách khác: chìm sâu hơn vào dung tục thô lậu của những tay hề chưa bao giờ biết giá trị thật của tiếng vỗ tay.
"Không thích thì tắt TV!"
Nghệ sĩ hài có cần vỗ tay không? Dĩ nhiên là có, Nhưng khi họ đã đạt tới đỉnh cao thì tiếng vỗ tay không còn quyến rũ họ như lúc ban đầu. Vỗ tay hay không đối với nhiều danh hài không còn quan trọng bằng những hợp đồng béo bở. Trấn Thành là một trong những danh hài dám xác nhận điều này khi công khai tuyên bố rằng “Nếu không thích xem Trấn Thành diễn bạn cứ tắt TV.”
Câu tuyên bố gây sốc này được nhà văn Trần Tiến Dũng chia sẻ:
Tôi cho rằng nó nhảm nhí, dùng từ đó mới tương đối chính xác chứ thực tế còn hơn như vậy. Thật sự những tay như Trấn Thành nói rằng nếu không thích các bạn cúp cái TV đi….thực ra băng nhóm chúng nó ăn chịu với nhau chúng chiếm lĩnh hết chương trình, nó vẽ ra kịch bản nhảm nhí, tệ hại nhưng chúng cứ diễn.
Nếu hỏi có quần chúng không thì thật ra quần chúng coi TV những chương trình game show thì đâu có trả tiền. Chỉ có tiền của các đơn vị quảng cáo hay ngân sách nhà nước, tiền thuế thôi nên bây giờ những cái màn ấy mà ra ngoài diễn thì chưa chắc người ta đi xem vì phải tốn tiền mua vé. Nó đã lũng đoạn hết cả một hệ thống, tụi nó ăn chịu với nhau nên nó tha hồ vẽ những chương trình nhảm nhí, nhảy lung tung trên đó mà chả ai nói tới trong cái thế giới quái quỷ của tụi nó.

UserPostedImage
Một vở diễn hài của Trấn Thành. Courtesy of tinmoi.vn

Nhà báo, họa sĩ, nhà thơ Đỗ Trung Quân cũng đồng tình với nhà văn Trần Tiến Dũng, ông nói:
Trước nhất tôi xin trả lời với tư cách một người đã rời showbiz Việt Nam cũng 5 năm hơn rồi. Là một công dân bình thường tôi có theo dõi những lời than phiền của khán giả về một vài nhân vật có thái độ ngạo mạn, nói năng khiếm nhã và có những kịch bản dù hài hước nhưng thiếu tính cách văn hóa dù là giải trí, và hình như nó cũng đã đi quá giới hạn.
Tôi nhận định như thế này: truyền thông báo mạng ở Việt Nam xem cái đó như một phương tiện để câu view, lấy rating nên không đặt nặng vấn đề ở một giới hạn nào đó. Cứ nhìn Facebook cá nhân là nơi có thể trao đổi, tranh luận thậm chí cãi nhau hay mạt sát hoặc bênh vực một cách cuồng nhiệt cho một cá nhân nào đó. . .nó trở thành một hiện tượng mà tôi cho là nhà nước đã chấp nhận thà như thế còn hơn để người dân chú ý vào những việc lớn khác mà nhà nước không muốn cho người dân biết.
Có phải trách nhiệm của chính quyền khi định hướng nội dung ngành mình quản lý có điều gì đó khuất tất, khó công khai trong việc trả lại sự hồn nhiên cho sân khấu hài? Nhà thơ Đỗ Trung Quân lý giải sự nghi ngờ này:
Những người quản lý truyền thông đều biết chuyện đó nhưng thấy vô hại đối với chủ trương của họ thì họ cũng để mặc. Nếu đụng đến một vấn đề như vừa rồi câu chuyện một ông Phó chủ tịch Quận đang đi dẹp vỉa hè mang đồng hồ Vertu ra, một nhà báo đăng lời yêu cầu ông ta trả lời công khai xuất xứ của chiếc đồng hồ liền bị thủ trưởng ra công văn kỷ luật. Tôi chưa nói phương pháp có đúng hay không của cái công văn đó vì người đưa ra là một nhà báo mạng liệu ông ta có đủ thẩm quyền hay không thì tôi chưa bình luận nhưng vụ việc đó họ đã giải xử lý còn những vấn đề kia, những vấn đề ta vừa bàn tới có lẽ người ta cứ để yên như vậy cũng chả sao, đó là hiện tượng thật sự đáng buồn.”
Gây cười thiếu tế nhị
Trước tình trạng khan hiếm kịch bản, những diễn viên hài chấp nhận hợp tác với nhau làm những tiểu phẩm tấu hài để chạy show. Phải công tâm mà nói trong mười vở tấu hài khó chọn ra được một vở có thể chấp nhập như một cách gây cười tế nhị, đúng đắn. Người xem vẫn cười nhưng nụ cười méo mó và tội nghiệp do bị thôi thúc bổn phận phải vỗ tay trước sức lao động của người khác mà lại quên rằng để trả tiền vào cửa họ phải lao động cật lực và đàng hoàng hơn những diễn viên kia trên sân khấu.
Nhà văn Trần Tiến Dũng chia sẻ nhận xét này:
Theo tôi thì chả có giới viết kịch bản nào riêng đâu mà do tụi nó tự vẽ với nhau. Trong cái giới vừa diễn vừa tự vẽ ra ngồi trong mấy cái quán cà phê, lấy ý tưởng bên ngoài rồi nên chẳng có kịch tác gia hay kịch bản gì cả. Những cái show ngẫu hứng hay tùy hứng tự bốc lên để diễn thôi chứ không có trường lớp gì. Theo tôi biết là như vậy chứ không phải như trước kia có những kịch bản, có những tình tiết tử tế đàng hoàng. Bây giờ nó không có những chuyện ấy nữa đâu, nó tha hóa tới cùng cực rồi.
Đối với Tuấn Khanh, người nhạc sĩ của những cảm xúc bị ruồng rẫy, cơ nhỡ và nghèo đói nhìn sinh hoạt hài kịch của Việt Nam không khác gì một trại lính. Đây là điều mà nhạc sĩ cho rằng nhà nước thấy những tiêu cực lớn lao của họ nhưng nhắm mắt cho qua:
Hài ở Việt Nam qua nhiều năm nó đã đi một cái hướng khác. Hồi xưa hài được dựng trên những tình huống, tức là tình huống hài và ngôn ngữ hài nhưng sau cái một thời gian rất dài hài Việt Nam bị bế tắc. Bất cứ yếu tố nào làm cho khán giả cười đều làm cho nhà nước nhột nhạt. Không những chỉ có hài mà tất cả những khuynh hướng dễ hiểu, đơn giản hay dung tục là những khuynh hướng được chấp nhận nhanh chóng nếu không ẩn giấu một ngôn ngữ nào đó không có ẩn ý gì thì sẽ được nhà nước cổ vũ.
Hàng năm có chương trình táo quân, đó là cái gì hiếm hoi còn lại của những kịch bản hài cố gắng tìm lại một thứ ngôn ngữ hài qua kịch bản mang tính sâu sắc, đồng thời cũng có ngôn ngữ mang tính phê phán của người dân. Chứ còn hài thì tại Việt Nam trong nhiều năm qua nó đã chết đối với khuynh hướng tìm kiếm kịch bản tốt nhất rồi.
Ở các nước theo thể chế dân chủ không hề có chuyện cấm đoán các show diễn nếu không có sự chống đối trực tiếp từ dân chúng. Việt Nam thì khác, có hẳn một Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử đặt trách vấn đề định hướng, xây dựng và phát triển văn hóa nghe nhìn.
Ông Nguyễn Thành Chung, Phó cục trưởng Cục Phát thanh - Truyền hình khi được hỏi về biện pháp nào để làm sạnh sẽ môi trường văn hóa, đặc biệt là những tay hề thất thố với khán giả, đã trả lời:
“Đối với những chương trình có nội dung không phù hợp, Cục có văn bản yêu cầu các đài phát thanh, truyền hình giải trình và trong trường hợp nội dung chương trình đó vi phạm pháp luật, Cục đều kiên quyết xử lý nghiêm minh theo quy định. Trong thời gian vừa qua, Cục đã tiến hành xử lý một số trường hợp, chẳng hạn như chương trình truyền hình thực tế, chương trình game show”. . .
Những tiếng vỗ tay dễ dãi
UserPostedImage
Báo chí tiếp tục phân tích hành động của Trấn Thành và nhiều chuyện bí ẩn đã được phô bày, trong đó người dân biết thêm về các chương trình hài nhạt nhẽo nhưng được bảo kê bằng quảng cáo và ngân sách. Người quảng cáo không cần kịch bản hay họ chỉ cần số view cao hay thấp. Ngân sách cũng không cần kịch bản của danh hài cái mà ngân sách cần là vật liệu bôi trơn, vốn đang được áp dụng trong mọi lĩnh vực tại Việt Nam từ trước tới nay.
Năm 2014 show hài "Ơn giời, cậu đây rồi" được đánh giá là chương trình hài kịch ăn khách, hấp dẫn nhất. Với cách dàn dựng mới lạ, xử lý tình huống linh hoạt, ứng biến của diễn viên và khách mời không theo kịch bản định sẵn đã đem đến ngạc nhiên hào hứng cho khán giả.
Nhưng "Ơn giời, cậu đây rồi" không thoát nổ cách diễn “lố” của hai danh hài Trường Giang, Trấn Thành đối với khách mời. Hai danh hài này đã vô tư ôm hôn khách mời tham gia vai diễn trên sân khấu khiến một làn sóng phản đối ào ạt nổi lên. Tuy nhiên may mắn cho cả hai người, họ không bị kiện ra tòa về tội sàm sỡ trước công chúng.
Một vở hài hiếm hoi không phạm bất cứ điều cấm kỵ nào là tiểu phẩm “Máu nhuộm bãi Thương Hải” của nhóm hài Pro dự thi trong Chương trình Cười xuyên Việt của kênh TV Truyền hình Vĩnh Long. Vở hài kịch này kéo người xem ra khỏi thế giới dễ dãi của các danh hài khác và hán giả không thể quên những câu thoại gây cười tế nhị, nhẹ nhàng và đầy ấn tượng.
Kịch bản của “Máu nhuộm bãi Thượng Hải” cho người ta thấy vẫn còn nhân tài trong thể loại hài kịch. Nếu những nhân vật của nhóm Pro không giữ được bản sắc mà họ có trong ngày hôm nay thì có lẽ trách nhiệm lớn nhất là những tiếng vỗ tay dễ dãi của người thưởng ngoạn vô tình thúc đẩy những con người nghệ sĩ tài năng quay lưng lại với nghệ thuật, vốn là thứ từng mang họ lên đỉnh cao danh vọng.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.085 giây.