logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 17/03/2017 lúc 09:06:58(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

UserPostedImage
Hơn 40 năm nay, cứ đều đặn mỗi ngày cụ Màng lại thầm lặng may mền đem tặng người nghèo khó. (Hình: Báo Thanh Niên)
TÂY NINH (NV) – Suốt hơn 40 năm nay, một cụ bà 92 tuổi ở thành phố Tây Ninh vẫn thầm lặng thu nhặt từng mảnh vải vụn để may thành những chiếc mền ấm tặng người nghèo và đồng bào gặp hoạn nạn, thiên tai.
Câu chuyện được báo Thanh Niên, ngày 15 Tháng Ba, kể lại qua bài ký sự cho hay, đến hẻm 29, đường Lạc Long Quân, phường 4, thành phố Tây Ninh hỏi thăm cụ bà Phạm Thị Màng (cụ Tư Màng) thì ai cũng biết. Bởi hàng chục năm qua, người dân ở đây đã quá quen với tiếng máy may cọc cạch phát ra từ căn nhà nhỏ của bà. Những hôm vắng tiếng máy may, mọi người biết là cụ đang mang mền đi tặng người nghèo hoặc đang bị bệnh.
Nói với phóng viên báo Thanh Niên, bà Tư cho biết, thấy thợ may thường bỏ đi những mảnh vải thừa, bà thấy tiếc vì còn nhiều người nghèo, người khốn khó gặp thiên tai, lũ lụt phải co ro trong giá lạnh mà không tìm được mảnh vải đắp. Nghĩ vậy, bà đem hết số tiền của con cháu cho dưỡng già mua chiếc máy may và vài bao vải vụn bắt đầu công việc thầm lặng.
Vải được mua về, bà tuyển lựa, phân loại lớn nhỏ kỹ lưỡng. Buổi tối, bà cắt vải thành những mảnh hình chữ nhật, hình vuông hoặc hình tam giác đều nhau. Đến sáng, bà lại ngồi lên máy may ráp chúng lại.
Mỗi tấm mền rộng 2mét, ngang 1.5 mét muốn bền, đắp ấm bà may thành 2 lớp được ghép lại từ hàng trăm mảnh vải vụn bé xíu. Để làm được một chiếc mền đẹp, mỗi tấm bà phải tỉ mẩn từ 2-3 ngày và tốn rất nhiều công sức. Trước đây còn khỏe, mỗi ngày bà may được 1-2 tấm mền. Còn giờ đây, sức khỏe giảm sút nên cứ 2 ngày bà làm được 1 tấm. Tháng nào có lịch đi làm từ thiện nhiều thì bà thức khuya hơn để may.
May xong, bà cắt gọt cho đều, đẹp các góc rồi may đường viền cẩn thận để mền bền, chắc. Sau đó, bà đem mền đi giặt sạch sẽ, ngâm nước xả vải cho thơm, phơi khô rồi bỏ vào bịch nilon để sẵn. Cứ làm được 5-10 cái, bà lại đem đi tặng hoặc ai cần đến nhà xin thì bà mang ra cho. Những khi đau ốm không đi được thì bà gửi Hội Phụ nữ trao dùm.
“Mỗi tháng, ngoài hơn 200,000 đồng tiền điện, nếu tính thành tiền, thì mỗi chiếc mền chắc chỉ đủ để ăn một bữa cơm thôi. Người khổ, người khó hơn mình còn nhiều lắm. Mình không có tiền thì góp sức. Chỉ đến khi nào tôi không sống nữa thì tôi mới nghỉ việc”, cụ bà tâm sự.
Suốt nhiều năm trời mua vải vụn, một lần các mối bán vải tình cờ biết chuyện, tất cả đều cảm động nên sau đó họ cho người chở vải vụn miễn phí đến tận nhà để bà khỏi phải đi lại cực nhọc và không phải bỏ tiền túi ra mua.
Tiếng tốt về cụ Tư Màng truyền đi xa, số vải vụn được khắp nơi gửi đến cho bà. Trong căn nhà nhỏ của cụ bà 92 tuổi, đâu đâu cũng xuất hiện những bao vải vụn chờ đến lượt được bà làm thành những tấm mền ấm áp gửi đến tay người khốn khó.
Chiếc máy may đã hơn 40 tuổi đã giúp bà hoàn thiện hàng triệu chiếc mền ấm cho người nghèo ở khắp Việt Nam.
Theo báo Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.026 giây.