logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 06/06/2013 lúc 05:50:49(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đây là lần thứ hai bà Hạnh trở lại Việt Nam. Gia đình bà sang Mỹ từ năm 1985. Hai mươi tám năm ở xứ người, con cái đều thành đạt và ông bà đã nghỉ hưu non từ bốn năm nay. Cách đây bảy năm, vợ chồng bà có trở lại Sài Gòn để thăm bà con lần đầu tiên. Ôi! vui thích quá, mặc dù nơi chốn xưa đã hoàn toàn thay đổi, nhưng gặp lại bà con sau mấy mươi năm xa cách,

tình nghĩa đậm đà, ai cũng không ngăn được nước mắt khi gặp nhau –giọt nước mắt vui mừng hòa lẫn với giọt nước mắt tủi buồn của người ở lại quê hương khốn khổ. Bà Hạnh đi khắp các chợ mà ngày xưa bà thường đi mua sắm, dù cảnh vật đã khác biệt nhưng cái cảnh náo nhiệt, chen lấn, trả giá, ăn hàng ở các sạp... làm cho bà bồi hồi nhớ lại thời tuổi trẻ. Bây giờ, bà không dám ngồi ăn ngoài chợ vì sợ “chột bụng”, nhưng vẫn thấy thèm và thích lắm. Ở Mỹ một thời gian khá dài, bà không tìm đâu được cái hương vị rất đặc biệt và rất xô bồ này.



Riêng ông, đi một lần cũng quá đủ cho mơ ước bấy nhiêu năm. Niềm thích thú của ông là tìm gặp lại bạn bè cũ, nhưng cuối cùng chẳng gặp được ai. Hỏi thăm thì người đã chết, người lưu lạc chốn nào. Ở cái tuổi xế chiều như ông –trong một đất nước nhiễu nhương, lầm than– khó mà tìm được một người khỏe mạnh. Nhất là những thành phần bị chế độ cộng sản đối xử tàn tệ như hầu hết bạn bè của ông, người nào không vượt thoát được thì cũng thân tàn ma dại sau những năm tháng bị tù tội đọa đày. Bởi vậy, sau chuyến đi buồn nhiều hơn vui đó, ông quyết định không bao giờ về Việt Nam nữa để khỏi phải nhìn thấy cảnh trái tai gai mắt, cảnh làm tiền trắng trợn ở phi trường Tân Sơn Nhất, cảnh ăn chơi phè phỡn của bọn người đánh mất lương tâm. Và lại càng không đủ can đảm nhìn những con người nghèo đói, lam lũ đầy rẫy trên khắp các nẽo đường, dù đất nước không còn chiến tranh. Vì thế, năm nay, khi bà Hạnh ngỏ ý muốn về thăm quê nhà ông nhất định từ chối.

Phần bà Hạnh, cứ mỗi lần đi như thế trong túi bà rủng rỉnh cả mười ngàn đô. Đó là phần tiền hưu bà để dành, vì tiền nhà, tiền tiêu xài hằng tháng của ông bà đã có Hương lo đầy đủ. Trong chuyến đi này, Hương còn trả tiền vé máy bay, mua sắm một ít quà cáp để cho bà con, bạn bè của bà. Vì vậy, khi về Việt Nam bà có tiền xài thoải mái, biếu xén bà con rộng rãi, nên ai cũng quý trọng, nễ nang.

Bà Hạnh có ba cậu con trai. Cậu cả đã lập gia đình và có cơ sở thương mại ở Washington DC. Cậu thứ hai và vợ đều là dược sĩ nên cuộc sống rất sung túc trong một căn nhà trị giá hơn triệu đôla. Còn cậu Ba ở San Francisco với người vợ Đại Hàn – không biết cô này có thích ăn thịt “cầy” hay không nhưng cách sống không khác gì những cô gái Mỹ. Suốt hai năm, từ ngày ông bà sang tận bên ấy để lo đám cưới, chưa lần nào cậu Ba đưa vợ về thăm cha mẹ. Dù vậy, những cậu con trai này luôn là niềm hãnh diện của ông bà mỗi khi nhắc đến trong lúc chuyện trò với bạn bè, thân quyến. Còn Hương là cô con gái út, chưa có gia đình, yếu đuối, bệnh hoạn từ thuở nhỏ không leo hết bậc thang đại học, nên chỉ là một nhân viên tầm thường của một hãng điện tử, lương ba cọc ba đồng, nhưng lại phải gánh vác mọi thứ để chu toàn bổn phận làm con, trong khi những đứa con trai thừa tiền, thừa bạc kia thì nghĩ rằng ông bà đã có tiền hưu đủ để sống, nên chẳng quan tâm đến cuộc sống của cha mẹ già. Thỉnh thoảng, vào dịp lễ giáng sinh hay tết, họ gởi vài món quà tượng trưng – thật đúng nghĩa là tượng trưng – nên chẳng biết dùng để làm gì. Thế nhưng, ông bà không bao giờ trách móc mà lúc nào cũng nhớ thương, mong đợi.



Ngược lại, cô con gái hiếu thảo chăm chút cho cha mẹ từng miếng ăn, giấc ngủ, từng niềm vui nỗi buồn, vẫn không được thương yêu xứng đáng với lòng thảo kính cha mẹ của cô. Không biết có phải vì quan niệm nam trọng nữ khinh còn sót lại từ thời phong kiến hay là vì kỵ tuổi như cách giải thích của nhiều người trong những trường hợp tương tự, nên ai cũng nhìn thấy sự bất công trong cách đối xử phân biệt giữa con gái và con trai của ông bà, nhưng chính ông bà thì hình như chưa lần nào nhìn lại bản thân mình.



Bà Hạnh ở Việt Nam được một tháng, bất thình lình té xỉu trong lúc đi chơi ở một khu nghỉ mát và được người cháu họ đưa vào bệnh viện cứu cấp. Sau hai ngày chữa trị, bệnh tình không thuyên giảm, nghĩa là bà vẫn còn trong tình trạng hôn mê, nên người cháu liền gọi sang Mỹ để báo tin cho gia đình Hương. Việc đầu tiên Hương phải làm ngay là báo tin mẹ bệnh nặng cho ba ông anh. Hương mong muốn, ít nhất một trong ba anh phải có người về Việt Nam lo cho mẹ, vì Hương biết mẹ sẽ vui hơn khi gặp được con trai trong lúc bệnh hoạn. Phần Hương, vì đang dự lớp huấn luyện chuyên môn của hãng, nên không thể đi được, nhưng ngày nào Hương cũng gọi điện thoại hỏi thăm mẹ. Một tuần sau, bà Hạnh vẫn chưa khá hơn, khi mê khi tỉnh. Hương không an tâm nên gọi các anh, thì được biết chưa có người anh nào điện thoại thăm mẹ, chứ đừng nói chi đến việc gởi tiền để lo thuốc thang như cô đang muốn xin mà không dám mở lời. Quá lo lắng, cô Hương đành bỏ ngang khóa học, xin phép hãng để về Việt Nam chăm sóc mẹ.



Về đến Sài Gòn, Hương chạy ngay vào bệnh viện. Bà Hạnh cũng vẫn mê mê, tỉnh tỉnh, không nhận ra cô. Người bà con nói rằng, mẹ Hương cứ tỉnh dậy là hỏi Nhân, Hiếu, Đức, có đứa nào đến không? Lòng Hương đau nhói. Nỗi đau vì bệnh tình của me, hòa lẫn với nỗi đau bị lãng quên trong trái tim thương yêu của mẹ khiến tâm hồn Hương nặng trĩu. Hương đã ở bên cạnh mẹ suốt đêm hôm đó. Hai ngày sau thì mẹ Hương có phần tỉnh táo. Bà nắm tay Hương thều thào hỏi “thằng Đức đâu rồi, nó có hay tin mẹ bệnh không, sao không thấy nó ở đây?”. “Anh Đức không xin phép được nên chưa về thăm mẹ”. Hương đành nói dối để an ủi mẹ, chứ có ai quan tâm đến việc phải về thăm mẹ trong cơn bệnh thập tử nhất sanh đâu. Bà Hạnh cố mở mắt để nhìn Hương, đứa con gái út, nhưng không được là “Út cưng” như người ta vẫn thường nói, mà là đứa con bất hạnh thường bị bỏ quên, dù lúc nào nó cũng gồng gánh gia đình, lúc nào cũng ở bên cạnh để lo cho mẹ, cho cha. Bà Hạnh nắm chặt tay Hương với dòng nước mắt tuôn trào.

* * *

Bạn thân mến,

Trong tiếng khóc sụt sùi, Hương nói rằng cô đã ôm niềm đau này suốt hai mươi mấy năm kể từ ngày biết suy nghĩ. Mẹ Hương hình như chỉ luôn quý trọng thương yêu ba người con trai. Còn Hương, từ nhỏ đến giờ chỉ hưởng những tình cảm thừa thải. Khi lớn lên, Hương đã làm tất cả mọi việc cho ba mẹ, kể cả những việc vượt quá khả năng nhưng không hề so đo, than vãn, vậy mà không bao giờ ba mẹ hài lòng. Hương vẫn thường xuyên bị rày la, trách móc, giận hờn, trong khi đối với ba người anh trai, không bao giờ mẹ Hương đòi hỏi điều gì, kể cả việc thăm viếng hằng năm vào những dịp lễ lớn .

Tôi tin những lời Hương kể là sự thật. Một sự thật rất đau lòng thường xảy ra trong nhiều gia đình Việt Nam. Người ta thường đổ thừa cho số mạng hay tuổi tác không hợp, nhưng thật ra - đối với tôi - đó chỉ là thứ thành kiến quái ác mà con người không chịu thay đổi đã tạo ra bao bất công trong gia đình làm cho con cái phải hứng chịu thiệt thòi. Có lẽ, bạn cũng từng biết có những người cha đang mong đợi con trai, khi nghe tin vợ sinh con gái thì chẳng thèm ngó ngàng tới. Cũng không thiếu những người mẹ thương đứa con này hơn đứa con kia vì nó hợp với mình, hay vì một lý do nào khác, dù đó là đứa con hư đốn, ngỗ nghịch. Và cũng còn nhiều người con hiếu thảo mà vẫn bị hất hủi, như bà Hạnh đối với Hương.

Hơn hai mươi năm Hương đã mang trong lòng nỗi tủi buồn vì biết mình không được yêu thương. Không biết những giọt nước mắt tuôn ra khi thấy con gái về bên mình trong lúc bệnh hoạn, có phải vì bà Hạnh đã nhận ra sự thật phũ phàng về lòng hiếu thảo của những cậu quý tử hay không? Nhưng dù sao, tôi vẫn mong, sau “cơn đau định mệnh” này, bà Hạnh sẽ suy nghĩ lại để thay đổi cách đối xử, hầu mang đến cho đứa con gái tội nghiệp niềm hạnh phúc mà nó đã khao khát hằng mấy mươi năm.

Trần Yên Hạ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.061 giây.