logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 01/04/2017 lúc 07:49:30(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tôi sống như tội phạm khi đứa con thứ ba không phải con của chồng
Năm tôi học hết trung học, anh trai tôi rủ một người bạn thân có gia đình khá giả nhất trong làng về nhà, giới thiệu với cha mẹ tôi. Cả nhà gật gù vừa ý, cho rằng anh bạn ấy, gia đình ấy rất đáng để gửi gấm tôi.
Dù tôi từng có những mộng mơ, nhưng mơ ước đã phải nhường chỗ cho một thực tế: nhà nghèo làm sao học nữa? Thế là tôi có chồng ngay khi vừa học xong trung học. Chồng tôi và gia đình bên chồng hãnh diện vì cưới được một cô dâu xinh đẹp, nết na, giỏi giắn, chịu thương chịu khó. Cha mẹ tôi nở mày nở mặt vì gả được con gái cho một gia đình tử tế, giàu có.
Rồi tôi sinh được một con trai và một con gái đẹp như thiên thần, gia đình chồng rất vừa ý. Vừa chăm nom con, vừa làm quen với công việc buôn bán của nhà chồng, ai cũng khen tôi khéo léo. Gia đình tôi cũng nhờ đó mà được thơm lây, tôi cũng có điều kiện giúp anh em mình những lúc khó khăn. Với tôi, chẳng có gì đáng mơ ước hơn nữa.
Nhưng cuộc sống luôn có những thử thách. Chuyện xảy ra khi chồng tôi quá chủ quan, để cho vợ và bạn cùng đi giao hàng ở tỉnh xa. Anh ta là bạn thân của chồng tôi hồi còn đi học, làm ăn thất bại phải làm nghề tài xế. Chồng tôi gặp, đưa về làm lái xe chở hàng. Ban đầu là hai vợ chồng tôi cùng đi, nhưng sau đó thấy vợ lanh lợi, tháo vát, một mình cũng quán xuyến được nên chồng tôi ở nhà lo việc khác. Tôi cũng không suy nghĩ nhiều, cùng anh bạn đó rong ruổi hết chuyến này đến chuyến khác, từ tỉnh này sang tỉnh khác.
“Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Anh ta đẹp trai, lại khéo ăn khéo nói, biết cách lấy lòng phụ nữ. Tôi đã không thể cưỡng lại. Cuối cùng, tôi mang bầu con trai mà không biết chắc con của chồng hay của anh ta. Tôi không nỡ bỏ cái thai, và đã phải bí mật sang tên cho anh ta một miếng đất để mua sự im lặng anh ta mới bằng lòng.
Nhưng sự im lặng đó chẳng còn ý nghĩa gì khi những lời xì xầm nổi lên vì con trai tôi sinh ra giống anh ta như đúc. Chồng tôi buồn lắm song vẫn còn yêu vợ, muốn làm ngơ cũng không thể cho qua, bởi áp lực của cha mẹ và anh em. Tôi chẳng thể biện minh trước kết quả xét nghiệm DNA, rõ ràng thằng bé không phải con chồng tôi.
Không thể nói hết nỗi nhục nhã, đau khổ của tôi. Mình tôi đối diện với sự căm ghét, khinh miệt, ghẻ lạnh của chồng và gia đình nhà chồng. Ngay cả gia đình tôi cũng không hiểu nổi vì sao tôi lại vướng vào lỗi tày trời như thế với một tay tài xế làm ăn thất bại, thua xa so với chồng tôi. Sự thực chồng tôi không ghen tuông ầm ỹ mà chỉ đưa ra điều kiện tối hậu: “Không được nuôi thằng bé, nếu không thì đem nó đi nơi khác mà ở, đừng bao giờ nhìn thấy mặt hai đứa con lớn nũa”. Tôi biết điều kiện anh đưa ra như vậy là không có gì quá đáng hoặc tàn nhẫn vì làm sao anh chịu nổi việc nuôi dưỡng một đứa trẻ mà lúc nào nó cũng là bằng chứng của sự phản bội, như cái gai trước mắt anh, cùng sự chê cười của hàng xóm láng giềng. Nhưng lúc ấy tôi như một kẻ u mê, không biết phải làm gì trước điều kiện của chồng.
Cuối cùng, tôi để cha mẹ tôi và mọi người trong gia đình quyết định giùm mình. Anh chị lớn của tôi đang làm ăn ở Đà Lạt mà cũng chưa có con trai nên ra đưa thằng bé vào trong đó nuôi và sẽ nhận làm con để chuyện vợ chồng tôi được êm ấm. Tôi đã đau xé lòng khi con trai nhỏ mới 2 tuổi bị dứt ra khỏi vòng tay mẹ trong một đêm mùa đông rét mướt để vào Đà Lạt, một nơi xa xôi hàng ngàn cây số.
Tôi trở về nhà với chồng, cố nén nỗi đau để chuộc lại lầm lỗi. Tôi lầm lũi sống như tội phạm, quần quật làm mọi công việc. Lúc đó đứa con trai lớn đã 13 tuổi, rất thông minh nên đã có chút hiểu biết còn đứa con gái thì còn nhỏ, mới 6 tuổi. Hai anh em hình như bị mặc cảm, ít nói ít cười, đi học về là im thin thít không chuyện trò vui vẻ như mọi đứa trẻ khác mặc dầu rất yêu thương mẹ. Còn chồng tôi thì lạnh lùng như một cái bóng. Anh trừng phạt tôi bằng sự ghẻ lạnh và sự khinh bỉ. Đi đâu anh không thèm nói với tôi một tiếng. Tiền bạc anh giữ, tiêu xài hàng ngày anh bỏ vào phong bì, viết vài chữ để trên mặt bàn rồi không thèm biết tới nữa. Tiền điện, tiền nước chẳng hạn anh cũng tính sẵn, bỏ phong bì viết vài chữ để trên bàn, không nói với tôi. Từ người vợ “tay hòm chìa khóa” “thủ quỹ gia đình” lúc trước, bây giờ tôi như một kẻ làm công, làm thuê cho chồng. Ban đêm, tôi nằm trằn trọc, nhớ đứa con nhỏ đến xót xa gan ruột. Tôi vẫn còn yêu cái gã tài xế đẹp trai nhanh miệng mà tôi đã phải mất với gã một miếng đất để mua sự im lặng? Nếu không yêu, tại sao lại nhớ thương đứa con trai nhỏ da diết đến thế? Không, chuyện ăn nằm với gã hàng bao nhiêu lần trong khách sạn mỗi khi ban đêm phải dừng lại tại các tỉnh, bây giờ nghĩ lại tôi thấy ghê tởm.
Tôi biết tôi đã sai, đã gây ra chuyện tày trời. Tôi ân hận, muốn được sửa sai, chuộc lỗi, tại sao lại không có cơ hội? Chẳng lẽ đời tôi chấm dứt từ đây khi tôi mới 32 tuổi. Tôi chẳng còn chút giá trị gì nữa sao? Những câu hỏi đó cứ cuộn lên trong lòng. Tôi trăn trở, tự nghĩ phải sống như thế nào chứ cứ thế này thì mình sẽ chết vì suy sụp, vì bế tắc và vì dằn vặt. Chồng tôi không thể tha thứ thì sống chung chỉ làm khổ cho cả hai bên mà thôi.
Cuối cùng, tôi quyết định bỏ vào trong Nam. Trong ấy có mấy người bạn làm trong công ty may mặc ở Bình Dương, các chị ấy bảo cứ vào, một thân một mình, sống rất dễ, đừng phải lo lắng gì cả. Hai đứa con lớn tôi để lại ở với ông bà nội. Ông bà tử tế và thương các cháu lắm. Ngoài ra còn có ông bà ngoại các cháu, tôi không phải lo. Cái mà tôi vẫn xót xa, đau đớn là đứa con trai nhỏ bé ở Đà Lạt. Nghe nói ở Đà Lạt trời luôn luôn lạnh và đầy sương mù, nó có ho không, có ăn ngủ được không…
Ngẫm cho cùng, đã lỡ vấp ngã thì phải đứng dậy, phải làm lại cuộc đời. Tôi phải sống tốt hơn, sống mạnh mẽ hơn dù những lỗi lầm đã qua của tôi là rất tệ hại.
 Bình Minh
Lén chồng bán vàng cưới để trả nợ, tôi đang sống trong sợ hãi
Lúc tôi sinh con, không ai chăm sóc phụ nên tôi phải nghỉ công việc văn phòng để ở nhà, vừa làm nội trợ, vừa lo cho con. Khi con trai 8 tháng tuổi, chị bạn thân rủ rê mở quán ăn, mỗi người hùn 100 triệu. Vừa buồn vì quanh quẩn suốt ngày ở nhà, số tiền 100 triệu cũng là số tiền tôi có sẵn nhờ dành dụm mấy năm nay, tôi đồng ý ngay. Chồng tôi tuy không hài lòng nhưng anh cũng không phản đối.
Hai chị em chúng tôi chọn thuê một địa điểm gần nhà, tôi ẵm con ra đó vừa trông quán vừa trông con, tiện cả đôi đường. Nhưng việc kinh doanh không như ý muốn. Không bỏ thêm tiền thì việc không tới đâu, mà tiền thì lấy đâu ra? Chị bạn thuyết phục tôi đi vay. Thấy việc làm ăn cũng đang khó khăn, chẳng lẽ mình lại bỏ bạn bè giữa chừng?
Nhưng chắc chắc chồng tôi sẽ không đồng ý việc này. Hiểu tính chồng nên tôi không dám cho anh biết, âm thầm vay mượn khắp nơi. Nhưng càng cứu càng hư, cuối cùng chúng tôi phải dẹp quán ăn, chẳng những không thu lại được vốn mà tôi còn mang thêm món nợ hơn 50 triệu đồng, lãi hàng tháng cũng ngốn hết mấy triệu.
Có thể đó là số tiền không lớn đối với nhiều người, nhưng với tôi, một người mẹ vừa nuôi con, vừa không có việc làm thì tìm đâu ra để trả nợ? Ba mẹ tôi ở tận ngoài Bắc, gia đình lại khó khăn. Chồng tôi đi làm nuôi cả gia đình, tôi làm sao mở miệng ra nói? Huống chi, anh đã không trách cứ chuyện mất trắng 100 triệu đồng tiết kiệm rồi.
Tôi suy nghĩ mấy đêm liền, cuối cùng nhớ ra mình có hộp nữ trang hồi đám cưới bằng vàng thiệt. Tuy không đủ 50 triệu nhưng đỡ phần nào hay phần đó. Có điều, lỡ chồng tôi mở tủ kiểm tra thì sao? Nghĩ quẩn thế nào, tôi đợi chồng đi làm, lén ra chợ gần nhà mua 1 chiếc lắc, 1 chiếc vòng và 1 chiếc kiềng cổ hao hao giống nữ trang của mình, mang về tráo, rồi lấy vàng thật đem đi bán trả nợ. Lúc đó tôi không hề thấy sợ gì cả, chỉ tìm mọi cách để trả bớt nợ thôi.
Chuyện đã xảy ra mấy tháng rồi, mỗi khi thấy chồng mở tủ lấy tiền hay lấy đồ đạc, tôi giật bắn người. Bây giờ nghĩ lại tôi mới thấy sợ. Tôi ân hận và cảm thấy nhục nhã lắm. Mình giống như đứa ăn cắp, thậm chí là đồ nữ trang ngày cưới mà chồng dành dụm mua tặng tôi cũng không coi ra gì, đem bán. Nếu anh ấy biết, chắc anh ấy giận lắm, biết đâu… anh ấy sẽ nghi ngờ tôi dùng vào việc nọ việc kia như đem về nhà cho mẹ ruột, hay… đem cho trai chẳng hạn. Biết đâu cuộc hôn nhân dù nghèo nhưng rất hạnh phúc của tôi sẽ vỡ tan tành vì sự sai lầm do chính tôi gây ra…
Nhưng sai thì cũng đã sai rồi. Phải chi lúc đó tôi đừng tham gia làm ăn, đừng giấu chồng chuyện này chuyện nọ thì bây giờ đâu phải lo lắng như vậy. Làm sao tôi có thể kiếm đủ tiền để mua lại các nữ trang khác trong thời gian ngắn? Mà, dù có mua, đó cũng không còn là món quà yêu thương, thiêng liêng mà chồng tôi đã tặng cho tôi ngày cưới.
Tôi là một người vợ tệ hại nhất trên đời!
 L.T.Tuyết
 Bà cụ 71 tuổi xin giấy chứng nhận độc thân để… kết hôn
Nhìn lại cuộc đời đầy thăng trầm đã qua của mình, bà Huỳnh Thị Xuyến (71 tuổi, ngụ tại phường Tân Mai, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) tâm sự: Do đã sống với người yêu từ trước năm 1975 và đã có 2 con, nhưng dù không có cưới hỏi, không làm giấy hôn thú – nghĩa là lấy chồng không chính thức, con theo họ mẹ – bà vẫn bị coi là đã có chồng, không thể kết hôn với người khác, nếu kết hôn là vi phạm Luật Hôn nhân & Gia đình.
Chuyện hy hữu này khiến dư luận chú ý khi bà cụ nhất định đi xin giấy chứng nhận độc thân để kết hôn với một ông cụ ở Cần Giờ – 73 tuổi, lớn hơn bà 2 tuổi. Lạ lùng một điều là cơ quan tư pháp ở tỉnh Đồng Nai xác nhận bà độc thân, chưa kết hôn với ai, nhưng cơ quan tư pháp ở huyện Cần Giờ (một huyện ngoại thành thuộc Sài Gòn) thì lại quan niệm rằng bà đã có chồng nên từ chối việc kết hôn này.
Được xác nhận độc thân
Trước năm 1975, cô Huỳnh Thị Xuyến, gốc người Cà Mau, trôi giạt lên thành phố Biên Hòa buôn bán kiếm ăn. Cô gặp gỡ rồi chung sống với ông Lê Bá Minh, một sĩ quan trong QĐVNCH, lớn hơn cô vài tuổi. Họ sống với nhau như vợ chồng nhưng không có cưới hỏi, không làm giấy hôn thú vì lúc ấy đang trong chiến tranh, ông Minh bận rộn chuyện trong đơn vị, không có thì giờ đi làm giấy tờ. Và họ sinh được hai con gái.
Sau 1975, ông Minh phải đi cải tạo 6 năm rưỡi do cấp bậc đại úy QĐVNCH. Trong thời gian ông đi cải tạo, đến kỳ thăm nuôi, bà Xuyến vẫn lo mua sắm, tiếp tế cho chồng và bà thường cho một hay cả hai cô con gái đi theo thăm cha.
Hơn 6 năm, ông Minh trở về, rồi 3 năm sau ông được sang định cư bên Mỹ theo diện HO, nhưng bà Xuyến và hai con gái (bây giờ đã có chồng con, làm ăn tương đối khá giả) không được đi vì bà Xuyến không có giấy hôn thú và hai cô con gái theo họ mẹ, không có giấy tờ gì chứng minh là con ông Minh. Xin giấy tờ mới cũng không được, bên phía Việt Nam không cấp mà phía cơ quan phỏng vấn của Mỹ cũng sẽ không chấp nhận. Ông Minh đành đi một mình.
Sang bên Mỹ, đời sống dần dần ổn định, có công ăn việc làm do sự giúp đỡ của bạn bè và Hội Cựu quân nhân VNCH, ông Minh chắt bóp, gửi thư thăm nom và gửi quà về cho vợ con cùng thân nhân trong gia đình mình. Trong khi đó, bà Xuyến vẫn qua lại thăm nom bà cụ thân sinh ra ông Minh đã 90 tuổi và anh em, họ hàng phía bên ông Minh. Bà được phía gia đình nhà chồng đối xử rất thân mật.
Thời gian qua đi, không hiểu ở bên Mỹ ông Minh có lập gia đình mới hay không nhưng việc liên lạc ngày càng ít, gần như không có. Họa hoằn lắm, tết nhất hoặc cuối năm ông gửi cho bà Xuyến được một hai trăm đô la, gọi là “có chút tiền mua quà cho các cháu ngoại”. Việc đó đối với bà Xuyến không thành vấn đề, bởi vì bây giờ bà đã giàu có, là chủ một đại lý buôn bán vật liệu xây dựng với sự phụ giúp của các con, bà không cần phải trông nom.
Bà thường đi các tua du lịch hoặc cầu cúng nơi này nơi khác. Trông bà trẻ ra, khỏe mạnh và vui vẻ yêu đời thấy rõ. Nghe nói bà còn đi tập nhẩy đầm nữa.
Đùng một cái, cuối năm ngoái, 2016, bà Xuyến bất ngờ nộp đơn ra UBND phường Tân Mai, Biên Hòa, đề nghị phường xác nhận tình trạng độc thân để bà làm thủ tục kết hôn.
Người mà bà Xuyến có ý định lập gia đình là ông Đinh Văn Thoại, 73 tuổi, ngụ tại thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, ngoại thành Sài Gòn. Nghe nói ông Thoại tuy đã lớn tuổi nhưng cũng thuộc loại ăn chơi, nhảy đầm rất giỏi. Ông thường lái xe riêng lên Biên Hòa đón bà Xuyến đi khiêu vũ tại các tụ điểm “Hát với nhau” suốt buổi. Nhiều khi bà Xuyến cũng lên hát và ông Thoại đã chuẩn bị sẵn, đem hoa lên tặng.
Quyết định kết hôn của bà Xuyến vấp phải sự phản đối quyết liệt của hai người con gái, vì họ cho rằng bà đã lớn tuổi, có các cháu ngoại, làm ăn có tiếng, không nên bước đi bước nữa. Ngoài ra, cũng không ai có thể ngờ được ý định kết hôn của bà Xuyến còn gây khó khăn cho cơ quan tư pháp phường Tân Mai thành phố Biên Hòa trong việc xác nhận bà còn độc thân.
Khi nhận được đơn đề nghị xác nhận “chưa lập gia đình” của bà Xuyến, ngày 7-11-2016 UBND phường Tân Mai đã họp bàn rất kỹ, nhờ văn phòng Đoàn Luật sư Biên Hòa trực thuộc Đoàn Luật sư Sài Gòn tư vấn, thảo giùm văn bản rồi cấp cho bà Xuyến giấy xác nhận là bà “chưa từng đăng ký kết hôn với ai tại phường Tân Mai, Biên Hòa”. Ngoài ra, họ cũng hướng dẫn bà Xuyến làm giấy xác nhận rằng từ khi đủ tuổi kết hôn (tức 18 tuổi), bà chưa từng đăng ký kết hôn hoặc xác lập quan hệ vợ chồng với ai.
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của bà Xuyến còn ghi rõ: “Giấy này có giá trị trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày cấp và được sử dụng để làm thủ tục kết hôn với ông Đinh Văn Thoại, 73 tuổi, ngụ tại thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP.HCM”. Như vậy là UBND phường Tân Mai TP Biên Hòa đã rất kỹ lưỡng khi cấp giấy. Nhưng…
Có được giấy xác nhận nói trên, ông Đinh Văn Thoại và bà Huỳnh Thị Xuyến mừng rỡ, đem hồ sơ lên UBND Thị trấn Cần Thạnh huyện Cần Giờ làm thủ tục đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, nơi đây cho biết họ chưa thể đăng ký ngay được mà phải về nhà chờ, bởi vì UBND thị trấn đang băn khoăn về việc UBND phường Tân Mai TP Biên Hòa xác nhận tình trạng độc thân của bà Xuyến. Đối với UBND Cần Thạnh, “hình như” việc xác nhận của phường Tân Mai không đúng pháp luật!
Ngày 14-11-2016, UBND Cần Thạnh gửi công văn cho Phòng Tư pháp huyện Cần Giờ xin ý kiến và xin hướng giải quyết. Hơn một tháng sau, Phòng Tư pháp huyện thông báo cho UBND Cần Thạnh rằng, theo nhận định của Phòng Tư pháp huyện, việc bà Xuyến kết hôn với ông Thoại là vi phạm Điểm C, Khoản 2, Điều 5 trong Luật Hôn nhân & Gia đình. Bởi vì bà Xuyến thuộc trường hợp là người đang có chồng, được quy định tại Điểm B, Khoản 4, Điều 2 trong Thông tư Liên tịch số 01-2016 giữa TAND Tối cao, VKSND Tối cao và Bộ Tư pháp, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân & Gia đình. Cụ thể là trước ngày 3-1-1987, bà Xuyến đã chung sống như vợ chồng với ông Lê Bá Minh và có hai con chung mặc dầu không có cưới hỏi hoặc làm hôn thú.
Đại diện Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai cho biết, đây là một vụ khá phức tạp vì có sự khác biệt khi áp dụng quy định của pháp luật. Do vậy, Sở Tư pháp tỉnh này đã gửi công văn lên Bộ Tư pháp để nhờ Bộ xác định việc xác nhận tình trạng hôn nhân cho bà Xuyến của UBND phường Tân Mai là đúng hay sai.
Trong khi đó, ông trưởng phòng Hộ tịch và Quốc tịch thuộc Sở Tư pháp Sài Gòn Nguyễn Triều Lưu khẳng định rằng, Phòng Tư pháp huyện Cần Giờ không chấp nhận cho bà Xuyến kết hôn với ông Thoại như vậy là đúng. Căn cứ theo Điểm B, Khoản 4, Điều 2 trong Thông tư Liên tịch số 01-2016 thì người đang có vợ, đang có chồng, hoặc xác lập quan hệ vợ chồng trước ngày 3-1-1987 mà chưa đăng ký kết hôn, hoặc một người đã chết song không có xác nhận đã chết thì người còn lại không được kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác. Trường hợp bà Xuyến, chung sống như vợ chồng với ông Minh trước thời điểm 3-1-1987 và có hai con chung nên thuộc trường hợp người đang có chồng, không được chấp nhận đăng ký kết hôn với người khác là đúng.
Muốn lấy chồng khác, bà Xuyến phải làm sao?
Theo Phòng Tư pháp huyện Cần Giờ, nếu bà Xuyến có nguyện vọng kết hôn với ông Thoại thì phải đến TAND TP Biên Hòa yêu cầu tòa không công nhận quan hệ vợ chồng với ông Minh (áp dụng trong trường hợp ông Minh còn sống). Sau khi tòa án có quyết định không công nhận quan hệ vợ chồng này thì bà Xuyến mới có thể đến UBND thị trấn Cần Thạnh yêu cầu đăng ký kết hôn với cụ Thoại theo quy định của pháp luật hiện hành. Được biết, hiện ông Minh vẫn còn sống nên muốn kết hôn với ông Thoại thì bà Xuyến phải làm theo như trên.
Đoàn Dự

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.115 giây.