logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 04/04/2017 lúc 06:59:52(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Câu chuyện kể dưới đây dĩ nhiên không phải là một thứ phim điện ảnh rùng rợn vào dịp “Halloween,” cũng chẳng phải là kết quả của loại văn chương tưởng tượng hay khoa học giả tưởng... nhưng là chuyện thật, trăm phần trăm... vốn diễn ra không chỉ một lần duy nhất, nhưng hàng năm, đặc biệt không chỉ trước sự chứng kiến của một, hai người nhưng trước mắt của cả một đám đông.
Thủ tục đón tiếp người chết thức dậy

Người thanh niên tên Tang Diasik đã chết cách nay sáu năm nhưng vừa mới đứng dậy được; đúng thế đứng thẳng như tôi, như bạn vậy, tức là những người khỏe mạnh đúng nghĩa.

Thân nhân không hề lộ vẻ kinh ngạc, sợ hãi nhưng vui vẻ và nói cười một cách tự nhiên. Họ lau rửa sạch sẽ cho Diasik và chăm sóc “bộ vó” cho chàng ta - đúng theo phong tục hiện tại của một ngày lễ. Nói cách khác, họ cho Diasik mặc một bộ âu phục tuy không phải “hàng hiệu,” thứ xịn nhưng bảnh bao, bởi dù sao sáu năm nằm trong mộ phần thì loại quần áo cũ khi liệm xác bền chắc cỡ nào thì nay cũng đã mủn ra hết rồi. Bây giờ chàng được diện một chiếc quần kaki màu vàng đậm gần như của nhà binh ngày xưa và một áo sơ-mi trắng dài tay; chân đi đôi “săng đan” bằng da nâu. Nhìn tổng quát - nhưng tạm thời khoan trông vào bộ mặt của Diasik - ắt phải công nhận nếu đây không là một “chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt” thì dáng dấp sơ sơ cũng thuộc giai cấp “thường thường bậc trung.”

Như trên tôi vừa yêu cầu là chưa nên ngắm nghía dung mạo của Diasik, bởi vì nói chung toàn thể da dẻ của chàng hiện nhăn nheo và lắm vết đốm đen - có lẽ sáu năm trường thiếu ánh sáng mặt trời chăng? Thế nhưng tóc vẫn đen, gợn sóng và bao phủ trọn sọ đầu.

Quang cảnh trên đây diễn ra dưới ánh nắng chói chang của những ngày đầu tháng Tư, tại ngôi làng nhỏ Batan thuộc đảo Sulawest, Nam Dương (Indonesia). Người ta đã mau mắn đội lên đầu cho Tang Diasik một cái mũ lưỡi trai màu xanh đậm rồi những người trẻ trong gia tộc vội lấy ra một điếu thuốc lá, đặt vào khóe miệng cho chàng trước khi châm lửa bằng một cái bật lửa hiệu Best-Deal “made in USA.”

UserPostedImage

Cảnh tượng này là một phong tục đặc biệt - mà nhiếp ảnh viên độc lập Agung Parameswana người Nam Dương đã được chứng kiến và thu hình - là một biến cố hàng năm của sắc tộc thiểu số Toraja vốn diễn ra ngay sau một mùa gặt hái. Những người chết này được đào lên từ các ngôi mộ rồi được ăn bận quần áo mới, sạch sẽ. Nếu nữ thì được diện váy dài hoặc màu mè sặc sỡ, nếu nam thì áo sơ mi trắng, tay dài. Một vài trường hợp, cô gái được “đón” từ mộ phần lên liền được mặc áo cô dâu lộng lẫy; thanh niên được đeo kính mát nhìn rất “ngầu” hoặc đội khăn quấn quanh đầu.

Những người chết vừa... thức dậy này được rước kiệu đi khắp nơi, từ ngõ trên tới xóm dưới... cùng làng. Đám đông theo sau ca hát, nhảy múa... Trường hợp một người vốn tứ cố vô thân lại chỉ “trên răng dưới dế” nhưng vẫn muốn đánh thức một thân nhân quá cố dậy theo phong tục tập quán cổ truyền để mong được may mắn vào mùa màng sắp tới... thì sau khi tắm rửa, diện đẹp cho thân nhân này, họ không đủ điều kiện rước kiệu linh đình thì chỉ cõng hoặc bế thân nhân khi khắp làng. Cũng đẹp và “hoành tráng” chẳng thua... thằng tây nào. Quan trọng là lòng thành. Sau chuyến “tham quan” khắp làng, thân nhân lại đưa người quá cố trở lại mộ phần.

UserPostedImage

Daniel Toding, một cư dân ở làng Pangala, đã nói thế này với nhiếp ảnh viên Agung Parameswara: “Tục lệ lau rửa và chăm sóc đẹp đẽ cho người chết là một phần trong tín ngưỡng cổ truyền - aluk todolo - của chúng tôi vốn vẫn điều hành cuộc sống ở đây. Chúng tôi tin những thân nhân quá cố vẫn ở với chúng tôi cho dù họ đã qua đời cả trăm năm trước đây.”

Ngưng vài giây như thể để nguyện cầu hoặc để hồi tưởng quá khứ rồi ông Toding nói mạnh mẽ, “Đó là cách thức chúng tôi yêu mến và vinh danh tổ tiên và những người thân yêu của chúng tôi.”

Sắc tộc Toraja vốn nổi tiếng về các thủ tục mai táng của họ. Thân nhân thường có mặt ở nhà người quá cố từ giây phút xảy ra “sự cố” cho tới khi việc chôn cất xong xuôi. Tùy thuộc vào địa vị và kinh tế, cuộc mai táng có thể kéo dài trong nhiều tuần lễ; vài trường hợp có thể suốt năm sau khi người thân vĩnh biệt cõi trần. Trong thời gian chờ đợi giờ phút mai táng, người chết được xem vẫn chỉ bị bệnh/đau yếu mà thôi. Đối với sắc tộc Toraja, sự chết chỉ là một phần của một tiến trình liên tục và một dịp qui tụ toàn thể gia tộc.

Cư dân ở hòn đảo Nam Dương này quan niệm mối dây liên hệ loài người còn kéo dài kể cả sau khi đã lìa đời, bởi vì thân xác chỉ khô héo đi thôi chứ không thối rữa.

Tạp chí National Geographic mới đây cũng đã thực hiện một số đặc biệt về tục lệ mai táng của sắc dân này; trong đó họ nhắc đến nhà Nhân Chủng Học Tiệp (Cộng Hòa Czech) Michaela Budiman, người đã viết một cuốn sách giá trị về những thủ tục mai táng đặc biệt: “Nếu người chết được chôn cất nhanh chóng quá thì sẽ có con chim kên kên bỗng xuất hiện mà xẻ con mồi của nó (tức xác chết) thành nhiều mãnh nhưng rồi chỉ trong chớp mắt nó dùng móng vuốt mà cắp lấy một miếng rồi biết mất.”

Bởi thế, thời điểm chôn cất vẫn được chờ đợi lâu dài. Sau đó, ít năm sau, người sống vẫn có thói quen “đánh thức” người thân quá cố dậy như trên đã kể. Tục lệ cổ truyền này đến nay vẫn được thực hiện ở vùng giữa vùng núi của hòn đảo Nam Dương đồng thời từ lâu đã trở thành một mục tiêu thu hút du khách... hiếu kỳ nhưng gan lì để tối về ngủ vẫn ngon giấc chứ không nằm trăn trở với những cơn ác mộng.

Giàu to nhờ số hên vô tình
Mặc dù những câu chuyện này được kể hầu quí độc giả vào đầu tháng Tư nhưng không có tính “Cá Tháng Tư” hay “April Fools“ đâu nhé, nhưng vẫn luôn luôn là truyện thật mặc dù tưởng chừng “nghe vậy mà không phải vậy.”

Thiên hạ vẫn quen miệng nói mỗi người được hên, xui đều do số. Quan niệm này đúng hay sai, chẳng biết, nhưng có điều chớ nên coi thường những cái nhỏ hay những sự vô tình. Như câu chuyện dưới đây đã chứng minh là đôi khi cái nhỏ nó đưa tới kết quả vĩ đại và sự vô tình lại tạo nên một sự sở hữu một tài sản kếch xù:
Một người đàn ông nọ - muốn ẩn danh bởi nhiều lý do, chẳng hạn đề phòng “đạo chích” ban đêm tới “hỏi thăm” bóp tiền của ông ta - vào một ngày đẹp trời nọ bỗng thấy một đồng xu cổ nằm lấp lánh trong đống đồ chơi của con trai 4 tuổi. Mọi bữa khi nhìn đống đồ chơi vứt bừa bãi ra sàn nhà, làm “cản trở giao thông” nội thất, thể nào ông cũng “tặc dzăng nổi giận,” bởi có lần vô ý ông đã đạp nhầm phải cái đinh khiến ông mém tiêu đời nếu không kịp chích thuốc ngừa phong đòn gánh.

Tuy thế hôm bỗng thấy đồng xu cũ kỹ ấy, ông lại không “nổi cơm tam bành,” nhưng lại thấy vui như thể hồi xuân bởi ông đang ở lứa tuổi 35, kiểu “trái tim đã vui trở lại.” Có lẽ đồng xu đã nhắc lại trong ký ức của ông trò đánh đáo thuở còn mặc quần... thủng đít chăng. Ông cầm đồng xu lên ngắm nghía. Một mặt đồng xu in hình chân dung nữ hoàng Anne Vigo; mặt kia mang huy hiệu của triều đại nữ hoàng này. Xem kỹ thêm tí nữa, ông đọc thấy con số 1702, tức là tính tới nay (2016), đồng xu này đã “già” hơn 300 tuổi rồi.

UserPostedImage

Lúc sau, người đàn ông này lại giật mình cái... đùng khi chợt nhớ lại đồng xu này chính là “đồ chơi” của ông thuở “thò lò mũi xanh” đây mà, nghĩa là cũng đã 30 năm mà sau này ông nhường “gia tài ấu thơ” cho thằng con duy nhất của ông. Chỉ khác một điều, thuở xưa chơi nó, ông hoàn toàn vô tư, nay cầm trong tay ông chợt ý thức giá trị “đồ cổ” của nó.

Thế là ông bố này bèn âm thầm tìm đến một chuyên gia nổi tiếng tên là Gregory Tong. Giờ lại tới lượt ông Tong giật mình cái... rầm, bởi chuyên gia đổ cổ này nhận ra ngay đây là một trong 20 đồng xu vàng được làm từ kho châu báu trên một con tàu bị bắt ở vịnh Vigo, Tây Ban Nha.

Ông Tong thuật lại với nhật báo Daily Mail, “Khi tôi bật mí giá trị của đồng xu, ông ta chỉ cười khỉnh, tỏ vẻ không tin. Tuy thế ông ta cũng đã trở lại gặp tôi lần thứ hai để nghe tôi xác quyết cho chắc ăn. Vâng, tôi đã cho ông ta biết giá khởi điểm của đồng xu này tối thiểu cũng từ 200,000 tới 250,000 bảng Anh (khoảng từ $251,000 tới $312,601 Mỹ Kim).”

Hơn nữa, theo các chuyên gia về tiền cổ, đồng xu này không hề có bản sao nào khác, nghĩa là nó là duy nhất trên thế gian này từ cổ cho tới... tận thế.

Trong một buổi bán đấu giá, đồng xu này đã được chiêu mời với giá sơ khởi là 225,000 bảng Anh. Kết quả, người đàn ông đã thu được 270,000 bảng Anh (khoảng $337,610).
Được báo chí phỏng vấn về nguồn gốc đồng xu cổ, người đàn ông đã nhớ lại được dĩ vãng, bèn kể, “Ông nội tôi vốn có máu giang hồ đây đó lại mê sưu tầm những đồng xu của các nước. Khi còn bé, tôi đã được ông nội cho một túi vải đầy những đồng xu cổ. Tôi chơi mà chẳng biết giữ gìn gì cả; phần bỏ vung vãi, phần lãnh quên. Khi lập gia đình, có con, tôi lại trao mấy món đồ chơi cũ cho nó; nào ngờ trong đó có đồng xu... quí báu này.”
Được hỏi cảm tưởng khi bỗng dưng sở hữu một số tiền lớn như vậy, người đàn ông này tỏ ra khiêm nhượng, đã trả lời bằng cách mượn một câu thành ngữ Việt Nam: Tôi chỉ là một con “mèo mù vớ cá rán”!
HOÀI MỸ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.077 giây.