logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 05/04/2017 lúc 06:01:32(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Nhiều người Việt ở cả trong và ngoài nước đang tìm tới lãnh tụ tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, để “học đạo” từ một nhân vật mà họ coi là “Phật sống”.

Mối liên hệ giữa người Việt và người Tây Tạng dự kiến sẽ được thể hiện qua các cuộc biểu tình chung nhằm chống lại chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Hoa Kỳ trong tuần này.

Bà Hiệp Lowman, một người theo đạo Phật ở tiểu bang Virginia, Mỹ, năm ngoái đã tới Dharamshala, Ấn Độ, nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma đang sống lưu vong, để hoàn thành “ước nguyện” của mình.
UserPostedImage
Người Tây Tạng chào đón Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài tới một thiền viện ở Bomdila, Arunachal Pradesh, Ấn Độ, hôm 4/4.
Bà nói với VOA Việt Ngữ về lý do tìm đến lãnh tụ tinh thần, vốn bị Trung Quốc lâu nay cáo buộc là tìm cách đòi ly khai cho Tây Tạng: “Ngài là một người rất là đức độ, tôi coi là một vị phật sống. Những lời ngài dạy rất là hay. Ngài nói rằng chúng ta phải mở lòng từ bi. Nếu mà từ bi thì phải có đức hạnh. Thành ra tôi theo đó mà tôi sống. Tôi có rất nhiều bạn, cũng đi với tôi qua bên đó. Họ quý ngài. Họ rất kính nể ngài. Đến với ngài là để học đạo, để học những gì ngài chỉ bảo”.
Cùng đi với bà Hiệp tới Ấn Độ là một người Tây Tạng, bà Pema Gorap.
Người phụ nữ này từng tổ chức các buổi giảng đạo của các nhà sư Tây Tạng với sự tham dự của nhiều người Việt tại ở thủ đô Washington DC và vùng phụ cận.

Bà Pema cho biết có hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn người tham dự lễ giảng đạo của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Ấn Độ, cả trực tiếp lẫn qua mạng Internet.
UserPostedImage
Đức Đạt Lai Lạt Ma trong một buổi thuyết giảng.

“Đức Đạt Lai Lạt Ma không phải là người thường, không phải là một nhà sư bình thường, dù Ngài nói rằng mình đơn giản là một vị sư Phật giáo. Ngài là Đức Phật tái sinh. Nghe Ngài giảng đạo là điểu quan trọng trong cuộc đời mỗi người, tạo động lực cho họ thay đổi cuộc sống của mình cho tốt đẹp hơn", bà Pema nói.
"Chính vì thế, đôi khi bằng mọi giá, nhiều người muốn đích thân tới tham dự cuộc giảng đạo khi Ngài còn sống. Cuối mỗi bài giảng, Ngài thường nói rằng ‘đó là bài học ta truyền đạt, còn bây giờ là lúc quý vị tự thực hành, thay đổi cuộc sống và làm điều tốt cho người khác’”.
Dù Đức Đạt Lai Lạt Ma bị Trung Quốc, nước láng giềng phương bắc của Việt Nam phản đối, nhiều người Việt ở trong nước vẫn tìm đường sang Ấn Độ để “thỉnh” vị lãnh tụ tinh thần Tây Tạng.

Có thể tìm thấy nhiều tour hành hương đi gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều người, trong đó có cả những nhân vật trong giới showbiz từng đi diện kiến ông.
Không chỉ ở Ấn Độ, giữa năm ngoái, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tới thành phố Westminster ở tiểu bang California để thuyết giảng.
​Theo báo chí ở địa phương, hàng nghìn người tới gặp mặt và nghe bài giảng có chủ đề “Sức mạnh đặc thù của lòng từ bi là chìa khóa để hoàn thiện các giá trị lớn của bản thân và tha nhân”.

Trong chuyến đi Mỹ đó, Tổng thống Mỹ khi ấy là ông Barack Obama đã gặp riêng Đức Đạt Lai Lạt Ma, khiến Trung Quốc tức giận.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cáo buộc lãnh tụ tinh thần Tây Tạng “dùng vỏ bọc tôn giáo” để “đẩy mạnh tham vọng chính trị gây chia rẽ Trung Quốc khắp thế giới”, đồng thời kêu gọi “mọi chính phủ không tạo cơ hội cho ông ta tiến hành các chiến dịch như vậy”.
Khi được hỏi nghĩ sao về cáo buộc đối với người mình coi là “Phật sống”, bà Hiệp Lowman nói: “Cái chuyện đó, đối với tôi, nó thuộc về chính trị. Tôi chỉ nghĩ đến ngài thôi. Còn cái chuyện Trung Quốc hay Việt Nam nghĩ gì, tôi không cần biết. Tôi coi ngài là một vị cao tăng tôi chưa từng thấy mà học được ở ngài rất nhiều. Cái tốt, cái đẹp, cái hay của cuộc sống, đời người của mình”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ bắt đầu chuyến công du Hoa Kỳ vào ngày 6/4, và sẽ có buổi hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại khu nghỉ dưỡng của ông ở Florida.

Tin cho hay, người Mỹ gốc Tây Tạng và gốc Việt sẽ cùng nhau biểu tình chống nhà lãnh đạo Trung Quốc vì hành động của Bắc Kinh ở vùng Tây Tạng và Biển Đông.

Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.049 giây.