logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 10/04/2017 lúc 07:08:04(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Người Mỹ đáp lên cung trăng cả thảy sáu lần với phi thuyền Apollo 11 là chuyến đầu tiên và Apollo 17 là chuyến cuối cùng. Chiếc Apollo 17 được phóng lên ngày 7 tháng 12 năm 1972 với ba phi hành gia Eugene Cernan, Ronald Evans và Harrison Schmitt. Chuyến đi này có nhiệm vụ thâu lượm các mẫu đất đá ở khu vực cao nguyên. Để lấy được đất đá, hai phi hành gia Cernan và Schmitt đã có ba cuộc đi bộ trên mặt trăng và thu gom được tổng cộng 294 cân Anh đất và đá. Đây là khối đất đá lớn nhất từ trước tới nay mà các phi hành gia mang từ mặt trăng về trái đất.
Sau khi kết thúc cuộc đi bộ trên mặt trăng lần thứ ba, với tư cách chỉ huy chuyến bay, Cernan để Schmitt bước lên cầu thang để trở lại phi thuyền trước, và vì vậy, Cernan được coi như là người cuối cùng đặt chân lên mặt trăng. Kể từ đó đến nay đúng chẵn 40 năm, chưa một người nào đặt chân lên trên mảnh đất đó nữa và đã trả lại cho mặt trăng tình trạng cố hữu của nó như hàng tỉ năm trước đó – hoang liêu và cô quạnh.
Eugene Cernan qua đời vào ngày 16 tháng 1 vừa qua tại Houston, Texas, hưởng thọ 82 tuổi.
Trong mấy năm gần đây, những khuôn mặt phi hành gia nổi bật cứ lần lượt ra đi: Neil Armstrong, phi hành gia đầu tiên bước chân lên mặt trăng, mất năm 2012; John Glen, phi hành gia đầu tiên bay quanh quỹ đạo trái đất, mất cuối năm 2016; và nay thì đến lượt Eugen Cernan.
Họ là những khuôn mặt biểu tượng của cả một thời kỳ huy hoàng của chương trình thám hiểm không gian. Mặc dù nay, với những tiến bộ khoa học, người ta bay ra ngoài không gian như đi chợ, đáp phi thuyền lên trạm không gian quốc tế dễ như lái một chiếc xe vào bãi đậu, nhưng có thể nói là những chuyến bay ra ngoài không gian ngày nay không được công chúng theo dõi cho bằng thời kỳ đầu với những chiếc phi thuyền Apollo mà mỗi chuyến đi đã trở thành huyền thoại.
Nay mai người ta sẽ cho thực hiện những chuyến bay đưa người lên thám hiểm hoả tinh. Nhưng chắc gì những chuyến bay như thế được chú ý và nói đến nhiều như những chuyến Apollo đáp lên mặt trăng trước đây, và chắc gì còn ai có thể nói được một câu nói thứ nhì mang đầy ý nghĩa như câu của Armstrong: “Một bước nhỏ của một người, nhưng là bước nhảy vọt vĩ đại cho nhân loại.”
Thời đại thám hiểm không gian được bắt đầu từ năm 1957 sau khi Liên Sô phóng thành công vệ tinh Sputnik 1 vào quỹ đạo trái đất, đến cuối năm 1958 thì người Mỹ nhảy vào cuộc, để rồi sau đó trở thành cuộc chạy đua thám hiểm không gian giữa Mỹ và Liên Sô để tranh giành quyền tối thượng trong lãnh vực còn quá sức mới mẻ. Động cơ của cuộc đua này một phần là do từ niềm tự hào dân tộc và đã buộc người Mỹ phải bỏ ra rất nhiều tiền của và sức lực để đạt cho được mục tiêu là đưa được người lên mặt trăng. Đúng tám năm sau, hàng triệu người Mỹ đã được chứng kiến bước chân đầu tiên của Neil Armstrong đặt lên mặt trăng được trực tiếp truyền thanh và truyền hình trên khắp nước. Tuy nhiên, ảnh hưởng của cuộc chạy đua này vượt ra khỏi lằn ranh của niềm tự hào dân tộc của người Mỹ. Nó đã gây cảm hứng cho hàng chục ngàn sinh viên theo học các ngành như hàng không, kỹ sư và vật lý.
Trong khi việc thám hiểm không gian có thể giúp đưa con người với tới được các vì tinh tú trên trời, nó còn gây ảnh hưởng lên lối sống và cách nhìn của người ta với thế giới xung quanh. Nhiều người cho rằng theo sau cuộc chạy đua thám hiểm không gian, cuối cùng rồi con người cũng đã nhìn thấy hình ảnh của trái đất nơi chúng ta đang sống được chụp từ mặt trăng gửi về, và nhờ vậy đã cho con người nhận thức được nơi ta đang sống đây nhỏ bé và mỏng manh biết dường nào. Từ đó, phong trào bảo vệ môi trường được khởi xướng và ngày càng có tiếng nói mạnh mẽ. Một số người nhân cơ hội này đã lên tiếng kêu gọi cần bảo vệ những tài sản chung mà chúng ta đang có qua các hoạt động bảo tồn thiên nhiên.
Mặc dù các chương trình thám hiểm không gian bị cho là quá tốn kém, nhưng ảnh hưởng và lợi ích mà các chương trình mang lại cho xã hội và cho đời sống thường nhật của mỗi chúng ta là điều không thể không nói tới.
Một trong những sự kiện lớn và quan trọng nhất của thế kỷ 20 là con người đặt chân lên được mặt trăng. Từ đó, càng ngày càng thêm những tiến triển vượt bực trong lãnh vực kỹ thuật không gian và sự hiểu biết thêm của con người đối với vũ trụ rồi đây sẽ đưa tới những sự kiện lớn lao hơn nhiều nữa trong thế kỷ 21 này. Thời kỳ từ cuối thập niên 1950 đến đầu thập niên 1990 được xem như giai đoạn bình minh của thời đại thám hiểm không gian với những chuyến bay lên các hành tinh, dấu chân con người để lại trên cung trăng, cuộc cách mạng viễn thông, vệ tinh giúp việc dự báo thời tiết được chính xác hơn, bản đồ định vị dựa vào các không ảnh, khai thác khoáng chất, quản lý nguồn nước sạch, tránh thiên tai, an ninh quốc gia, máy điện toán cá nhân, kính thu năng lượng mặt trời, thực phẩm khô đông lạnh, nệm mút hoạt tính (memory foam), dụng cụ chữa cháy và bóng đèn LED – tất cả đều là từ những phát minh và nghiên cứu của chương trình thám hiểm không gian và đã làm thay đổi đời sống của hàng tỉ người dân trên khắp thế giới. Thiếu những thứ ây đời sống chúng ta sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.
Thời tiết, viễn thông, nghiên cứu môi trường và an ninh quốc gia chỉ là một phần kỹ thuật lấy từ các chương trình nghiên cứu không gian nổi bật nhất mà hiện nay con người đang sử dụng, còn nhiều kỹ thuật khác nữa mà chúng ta không biết hoặc chưa biết đã được chuyển từ lãnh vực không gian qua các lãnh vực thuộc dân sự với rất nhiều những lợi ích giúp cho sinh hoạt trong cuộc sống của chúng ta được phong phú và tiện nghi hơn trước.
Tuy nhiên, độ khoảng ba thập niên qua, nhân loại đã bước qua một thời kỳ thám hiểm không gian mới và sự hợp tác mang tính quốc tế cùng với những kỹ thuật không gian pha trộn nhau bởi nhiều quốc gia. Một số những ví dụ về sự hợp tác trên như viễn vọng kính Hubble chụp được những bức ảnh thật rõ những vì sao và những giải ngân hà từ rất xa; phòng nghiên cứu trên trạm không gian quốc tế đã có những cuộc thí nghiệm về sinh học, nhân sinh học, vật lý, thiên văn và khí tượng học trong môi trường gần như không có trọng lực và thử nghiệm những hệ thống phi thuyền trong tương lai sẽ cần cho những chuyến bay lên mặt trăng và Hỏa tinh; những vệ tinh với ống kính có độ phân giải cao để làm công việc quan sát liên tục suốt ngày đêm trái đất nơi chúng ta đang sống. Một hai thập niên nữa chúng ta sẽ được sử dụng những nguồn năng lượng mặt trời vô hạn được đưa từ ngoài không gian về cho các nhà máy cũng như để sưởi ấm và thắp sáng căn nhà của chúng ta. Trong một tương lai gần, chúng ta có thể làm khách du lịch thăm quỹ đạo trái đất hoặc lên mặt trăng. Thậm chí chúng ta còn có thể khai thác mỏ ở ngoài không gian nữa.
Mặc dù các chương trình nghiên cứu không gian rất tốn kém và dân chúng ngày càng tỏ ra lãnh đạm và đặt nghi vấn rằng chương trình thám hiểm không gian đó mang lại những lợi ích gì cho nhân loại nếu đem so với nguồn đầu tư khổng lồ thì có được đền bù thỏa đáng không. Lý do là vì ảnh hưởng của những chương trình này lên xã hội vẫn thường được đo lường bằng những con số. Một vài câu hỏi làm ví dụ như, có bao nhiêu chiếc phi thuyền đã được phóng đi? Có bao nhiêu cú điện thoại được gọi qua hệ thống vệ tinh? Có bao nhiêu người được cứu sống nhờ những vệ tinh làm công việc tìm kiếm và giải cứu? Nhưng vì phần lớn các chương trình nghiên cứu không gian là được tài trợ qua thuế của người dân nên nó không thể tránh được nhiều khi cứ bị người ta đem ra so sánh giá trị và lợi ích của chương trình nghiên cứu này có xứng đáng hay không.
Tuy nhiên, người ta phải ráng nhìn xa hơn để thấy rằng rất nhiều những kỹ thuật được áp dụng trong lãnh vực dân sự như kể ở trên sẽ không thể có nếu không có những nghiên cứu và phát triển của kỹ thuật không gian. Thêm một điều nữa là nỗ lực đi tìm đời sống của những sinh vật khác chúng ta ở ngoài kia cũng làm thúc đẩy niềm đam mê thám hiểm. Phải chăng chỉ có chúng ta mới là giống sinh vật thông minh độc nhất trong vũ trụ này? Có lẽ con người sẽ không chịu ngồi yên cho đến khi nào chúng ta biết chắc về điều ấy.
Có lẽ nhân loại còn phải đợi thêm nhiều năm hay nhiều thế kỷ nữa thì mới mong hiểu rõ hơn về vũ trụ bao quanh chúng ta, và cho tới ngày ấy, chúng ta cần hiểu rằng những hoạt động và nghiên cứu về không gian sẽ luôn ảnh hưởng đến xã hội và đời sống của mỗi chúng ta.
Huy Lâm

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.064 giây.