logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 11/04/2017 lúc 11:02:44(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Khách quan nói mà nói, vợ chồng hoặc những cặp yêu nhau... thứ thiệt - keo sơn thắm thiết; sét đánh không rời - thường nuôi ước muốn “sống chết có nhau,” nghĩa là khi sống đã chẳng bao giờ xa rời nhau mà lúc chết cũng được... đi một lượt. Điều khao khát này không phải hồ đồ, viển vông hay vô vọng, nhưng một số trường hợp đã động lòng Trời khiến Trời nhậm lời mà thực hiện cho. Những trường hợp dưới đã gây sự chú ý trên thế giới và làm thèm thuồng cho nhiều người thành tâm:
Sau 71 năm thành hôn, cùng đồng thời an nghỉ giấc ngàn thu
Đúng thứ Tư tuần trước, ngày 5 tháng 4, 2017, cụ Wilf Russel, 93 tuổi, trút hơi thở cuối cùng - 4 phút sau, cụ bà Vera, 91 tuổi, dù đang khỏe mạnh, cũng đã từ tốn đi theo chồng.

Câu chuyện khó tin nhưng có thật về cặp vợ chồng người Anh này đã được nhật báo The Telegraph thuật lại trước hết sau được nhiều báo khác “ăn có” theo.

Cách nay khoảng một năm, con cháu của cụ ông Wilf Russel được các bác sĩ cho biết là sức khỏe của cụ đã khởi sự “xuống dốc không phanh,” nghĩa là đã “hết thuốc chữa” đồng thời cụ đã mất gần hết trí nhớ rồi. Trước Tết Dương Lịch vừa rồi tình trạng suy sụp đã buộc cụ phải được chăm sóc thường xuyên trong một viện dưỡng lão ở thành phố Leicestershire, miền Trung nước Anh.

Được biết chàng Wilf và nàng Vera đã phải lòng nhau ở lứa tuổi “mới nhớn.” Thuở ấy nàng ở tuổi trăng tròn, trong khi chàng khởi sự bước vào con số 18. Thời gian đó rơi vào giai đoạn đầu của đệ nhị thế chiến. Cũng vì thế như bao thanh niên khác, chàng Wilf đã phải “xếp bút nghiên theo việc đao cung.” Chàng đầu quân vào RAF, tức Không Lực Anh Quốc. Trước ngày lên đường viễn chinh sang Ý rồi tiến qua vùng Bắc Phi nhằm ngăn chặn bước tiến của các lực lượng Đức Quốc Xã, Wilf và Vera đã chính thức đính hôn cùng hẹn ngày tái ngộ.
Tháng 9 năm 1945, sau ít tháng thế chiến chấm dứt, Wilf và Vera đã long trọng thề hứa chung thủy với nhau trong một ngôi thánh đường Công Giáo. Và họ đã thể hiện được lời thề này trong suốt 71 năm liền. Theo cô cháu gái Stephanie Welch, ông bà ngoại luôn luôn duy trì được mối quan hệ tốt đẹp và cả hai ông bà đều đặt gia đình lên vị thế ưu tiên trong cuộc sống.

Cuối cùng chỉ vì bệnh tình trầm trọng đã buộc cụ ông phải nhập viện; và đấy cũng chính là lần đầu tiên trong cuộc sống hôn nhân, cụ ông và cụ bà phải bất đắc dĩ rời xa nhau... chút đỉnh. Gọi là “chút đỉnh” bởi viện dưỡng lão này không xa lắm căn nhà hạnh phúc của hai cụ, chỉ mất tối đa không đầy 10 phút lái xe.
Cô cháu gái Stephanie Welch đã chia sẻ câu chuyện cảm động về ông bà ngoại của mình với ký giả nhật báo địa phương Leicester Mercury, “Bà ngoại đã cảm thấy vô cùng nặng nề khi nhận được các chi tiết chẩn đoán bệnh tình của ông ngoại.”

Bằng một giọng nghẹn ngào, cô Welch kể, “Sáng hôm sau bà ngoại vào viện dưỡng lão thăm ông ngoại và khi ông không còn nhận ra bà thì... than ôi... sức khỏe của bà liền suy yếu rồi mỗi lúc một tồi tệ hơn.” Sau ít phút cố dằn cơn xúc động, cô thuật tiếp, “Ông bà ngoại luôn luôn ở bên nhau cho tới khi ông phải vào viện dưỡng lão. Mới chỉ duy nhất một đêm ông bà phải xa nhau. Vậy mà...”

Thế rồi cụ Vera được đưa vào nhà thương. Chủ Nhật ngày 1 tháng 4, cô Stephanie Welch đến thăm bà ngoại; bà đã hỏi cô “ông ngoại đang ở đâu.”

Sáng thứ Tư, lúc 6 giờ 50 cụ ông Wilf Russel đã trút hơi thở cuối cùng trong viện dưỡng lão - nơi cách bệnh viện mà cụ bà Vera đang nằm điều trị chỉ 5 cây số mà thôi. Lúc 6 giờ 54 cùng ngày, cụ bà Vera cũng ra đi vĩnh viễn, không kịp nhận tin chồng mình đã an nghỉ.

Lời cô cháu Stephanie Welch, “Tôi nghĩ là bà ngoại cố ý chờ ông chết. Trái tim bà đã tan nát.” Thế nhưng, theo nhiều người suy gẫm, cụ bà yên nghỉ sau cụ ông chút đỉnh là bởi hồn cụ ông phải đi mất 4 phút từ viện dưỡng lão sang đón cụ bà ở bệnh viện, sau đó hai cụ đã cùng dắt tay nhau như “thuở ban đầu lưu luyến ấy” để cùng về Thiên Đàng.

Cô Stephanie cho biết, gia đình đã hoạch địch một tang lễ chung thật “hoành tráng” cho cả hai ông bà ngoại. Tuy hai quan tài nhưng chung một huyệt để rồi ông bà lại được tiếp tục ở cạnh nhau... vĩnh viễn.
Vậy là sau 71 năm chung sống hạnh phúc, hai cụ Wilf và Vera đã để lại hai người con, năm cháu, bảy chắt và hai chít.

Cô cháu Stephanie đã đưa ra giả thuyết sau đây để giải thích nhờ đâu mà ông bà ngoại đã thành công duy trì được tình yêu trong bao năm như vậy, “Bà ngoại Vera là người phát ngôn cho cả hai người; và ông ngoại Wilf thì luôn chấp nhận ý kiến của bà về mọi việc, mọi vấn đề.”

Theo thiển ý của người viết, tuy chỉ là “giả thuyết” nhưng lại có giá trị như một “chân lý” đấy quý ông chồng Việt Nam ạ. Ca dao “chế” có câu: “Vợ kêu thì dạ, vợ bảo thì vâng / Ấy là chồng giỏi, chồng ngoan / Cửa nhà êm ấm, cơm ngon, canh lành.”
Cặp song sinh từ trần cùng ngày

Cặp song sinh Julian và Adrian Riester chào đời ngày 27 tháng 3, 1919, cách nhau chỉ vài giây nhưng suốt đời họ đã tuyệt đối giữ bí mật về “sự cố” ai là người “ra trước.” Ngày 1 tháng 6, 2011, khi Julian chết vì chứng suy tim thì ít tiếng đồng hồ sau Adrian cũng lìa đời bởi cùng nguyên nhân. Cả hai hưởng thọ 92 tuổi.
Tom Missels, trưởng ban tiếp thị và truyền thông của St. Bonaventure University, đã cho biết: “Mọi người ai cũng ngạc nhiên khi nghe họ chết cùng một ngày. Quả đây là một sự kết thúc đầy thi vị của một câu chuyện đặc sắc về cuộc đời của họ. Đặc biệt khi bạn được nghe kể, nhưng hầu như không ngạc nhiên lắm nếu như bạn nghĩ đến sự kiện họ đã cùng làm việc chung với nhau gần như đủ thứ.”

Cặp song sinh này đều là linh mục dòng Phanxicô và cùng làm việc trong suốt 35 năm liền ở trường Đại Học St. Bonaventure, Cattaraugus County, New York. Họ cùng đạp xe đi chơi chung với nhau, ăn uống chung với nhau và luôn luôn ở bên cạnh nhau.

Cô Yvonne Peace, người đã cùng làm việc chung với hai anh em sinh đôi này tại St. Bonaventure Friary trong nhiều năm, đã phát biểu: “Thật là vui những khi nhìn thấy họ; hai tâm hồn ưa thích im lặng, đều cẩn trọng.”

UserPostedImage
Adrian và Julian Riester 92 tuổi
Được biết, Adrian và Julian là cặp song sinh cùng trứng (noãn); sự kiện có nghĩa là họ sở hữu những dữ liệu di truyền. Quả thật không phải bất thường khi những căp song sinh cùng trứng lại có những sự ràng buộc chặt chẽ, mạnh mẽ.

Năm 2009 ông Alexandra và bà Mia gặp nhau nhưng “trái tim chưa màu xanh” thì lại phải xa nhau trong nhiều năm, bởi vì hai người nói hai thứ ngôn ngữ khác nhau, sinh trưởng ở hai nửa địa cầu khác nhau - kẻ ở Mỹ; người sống tại châu Âu - thế nhưng, đúng như duyên số ràng buộc - chàng và nàng vẫn giữ được mối dây liên lạc chặt chẽ và nồng nàn cho tới ngày kết tóc xe tơ và chẳng còn bao giờ họ phải lìa nhau nữa và kết quả của tình yêu là 5 đứa con vừa trai lẫn gái, trong đó có cặp song sinh Adrian và Julian.

Nhiều người đã đặt câu hỏi cặp sinh đôi này giống nhau như đôi giọt nước; nhưng không lẽ hai người cùng chào đời song song, cùng lượt; ắt phải có người trước, kẻ sau chứ? Trước thắc mắc của “bá quan văn võ,” Adrian năm 2003 chỉ cười khi trả lời câu phỏng vấn của tạp chí sinh viên Bona Ventura, “Chúng tôi chẳng muốn bật mí. Chúng tôi thích để thiên hạ ức đoán.”

Được biết khi hai chàng lọt lòng mẹ, “tên cúng cơm” của họ là Irving và Jerome, nhưng khi làm Linh Mục, họ đổi tên thành Adrian và Julian theo phong tục của dòng tu. Adrian kể, “Bố chúng tôi là bác sĩ. Và bố cầu mong được một đứa con trai. Thế nhưng Chúa đã... đại lượng nên gửi cho ông những hai tên.”

Đến tuổi trưởng thành, cả hai chàng cùng muốn chọn binh nghiệp nhưng đơn xin tình nguyện của họ đã bị bác. Nguyên nhân: Người này bị yếu con mắt bên trái. người kia bị yếu con mắt bên phải.

Thay vào đó, cuối cùng hai chàng “tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt” lại “đẹp giai, học giỏ, con nhà giầu” này quyết định... đi tu, chọn dòng Phanxicô khó khăn. Sau khi chịu chức Linh Mục, trong thời gian 1946 - 1951, hai anh em tu sĩ này vẫn sống cùng một nơi với nhau trong tu viện. Từ năm 1956, cặp song sinh này do “bài sai” của Bề Trên đã sang phục vụ tại truờng đại học St. Bonaventura trong suốt 35 năm cho tới ngày cùng... “về với Chúa.” Theo nhật báo Huffington Post, hai người đều qua đời bởi cùng nguyên nhân suy tim, tại cùng một bệnh viện ở St. Petersburg.

Michael Riester, một người bạn thân và cũng là người họ hàng của hai người, đã cho nhật báo The Buffalo News, “Họ luôn luôn có sự gắn bó chặt chẽ; và hoàn toàn không người nào vị kỷ cả.” Và nhân chứng này nhấn mạnh, “Nếu gọi là một bằng chứng Thiên Chúa yêu thương họ thì chính là đặc điểm đó vậy. Hai anh em chưa một lần xa nhau 12 tiếng đồng hồ!”
Kết hôn với người đã từ trần

Nàng Karen Jumeaux, 22 tuổi, đã được (cựu) Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy chấp thuận cho kết hôn với người yêu đã quá cố của cô.

Nghe có vẻ lạ đời, chói tai, tuy nhiên sự chấp thuận này không phải hoàn toàn là một đặc ân hoặc một trường hợp ngoại lệ nhưng chiếu theo luật pháp Pháp, để được chính quyền “gật đầu,” phụ nữ này đã phải chứng minh là hai người trước đây đã từng hoạch định thành hôn với nhau.

Đúng vậy! Người đàn ông mà cô Jumeaux “nên duyên vợ chồng,” Anthony Maillot (ngày đó vừa tròn 20 xuân xanh) đã bị tử vong trong một tai nạn xe hơi cách ngày thành hôn hai năm. Họ đã có với nhau một bé trai.
Ngày 25 tháng 6, 2011, Karen Jumeaux thật sự bước lên xe xoa trong chiếc áo cưới trắng, với bó hoa nhỏ xinh xắn và đứa con trai 2 tuổi trên tay. Nghi thức hôn phối đã diễn ra ở tòa thị chính của thành phố Dizy-le-Gros, mạn Đông nước Pháp, với sự hiện diện của gia đình và nhiều bạn hữu. Cô đã trả lời “oui” khi ông Thị Trưởng chủ tế, Jean-Marie Boucher hỏi “cô có được hoàn toàn tự do đến đây, chứ không do bất cứ áp lực nào, để tự ý muốn kết hôn và làm vợ của anh Anthony Maillot không?”

Sau khi thức, cô Jumeaux đã phát biểu với nhật báo LUnion, “Tôi rất vui mừng; đây là sự chấm dứt một cuộc tranh đấu trường kỳ vốn đã kéo dài gần một năm nay rồi trước khi được phép của Tổng Thống; nay mọi sự đã hoàn tất đúng theo ý muốn.”

Về phần Thị Trưởng Jean-Marie Boucher, ông cũng tỏ ra hồ hởi, “Tôi đã từng làm hôn phối cho tối thiểu 30 cặp, nhưng chưa từng bao giờ như... trường hợp này.” Rồi ông giải thích việc hoàn thành cũng khác thường, “Tôi đã không mô tả những bổn phận hỗ tương mà người chồng phải tuân thủ; tuy nhiên mọi người đều đã hiểu tại sao rồi.” Ông kết luận, “Hành động này là một chứng minh tối hậu về tình yêu.”

Trong khi đó cô Jumeaux cũng diễn tả, “Anh ấy là mối tình đầu tiên và duy nhất của tôi và chúng tôi đã chung sống với nhau bốn năm. Nay tôi đã là vợ của anh và tôi sẽ yêu anh mãi mãi.”

Các chuyên gia tư pháp Pháp nói rằng, đặt thí dụ nếu một ngày nào đó cô ấy gặp một người đàn ông khác mà cô muốn kết hôn, thì bắt buộc cô phải xin ly dị trước đã. Khi nghe câu này, cô Jumeaux đã ôm lấy bức ảnh chân dung của Anthony Maillot, thỏ thẻ trong niềm xúc động: “Ai ngu gì! Em sẽ chẳng để... mất anh nữa đâu. Chúng mình sống chết có nhau, vĩnh viễn.”
HOÀI MỸ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.085 giây.