logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 14/04/2017 lúc 07:34:48(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

UserPostedImage

Đã 42 năm sau cuộc Chiến tranh Việt Nam, vẫn còn những câu hỏi chưa có lời giải đáp. Chỉ riêng tên tuổi Thích Trí Quang đã gây ra rất nhiều tranh cãi. (1) Có nhiều nhãn hiệu gán cho ông: với một số người Việt chống cộng hoặc còn suy tôn ông Diệm thì cả quyết Thích Trí Quang là cộng sản đội lốt tu hành hoạt động với sự chỉ đạo của Hà Nội; nhưng ngay với giới chức cộng sản cũng đã từng coi Trí Quang là một loại CIA chiến lược; còn theo tài liệu giải mật của CIA thì đánh giá Trí Quang không phải cộng sản, mà là một nhà tu hành đấu tranh cho hòa bình và muốn sớm chấm dứt chiến tranh. Thêm nguồn tài liệu còn lưu trữ về những cuộc đàm luận giữa Trí Quang và các giới chức Hoa Kỳ, cho rằng Trí Quang chống cộng mạnh mẽ và hiểu được sự việc xử dụng quân đội Hoa Kỳ để chống lại Cộng sản Bắc Việt và Trung cộng. Và trong phần trả lời phỏng vấn của báo Sinh viên Tình Thương, khi "đề cập tới sự nguy hiểm của Cộng sản, TT Trí Quang đã so sánh họ với những chiếc lá vàng có đóng đinh, phải cần tới một cơn gió lốc cách mạng thổi đúng hướng, không phải làm bay những niềm tin mà là bốc sạch đám lá vàng có đóng đinh là Cộng sản."
      Vậy thì đâu là sự thật? Đâu là con người thật của Thích Trí Quang? Như câu hỏi trong phim Rashomon, một kiệt tác điện ảnh của Nhật Bản. Người viết sẽ không đưa ra một kết luận nào về chân dung Thích Trí Quang, nhưng muốn trở lại bối cảnh chính trị xã hội của thập niên 1960s, khi mà tên tuổi Trí Quang hầu như gắn liền với những biến động thời bấy giờ. Trong khi thông tin về các phong trào Phật giáo tranh đấu ngoài miền Trung rất nhiễu loạn, thì tại Sài Gòn, ngoài một cuộc phỏng vấn hiếm hoi dành cho tuần báo TIME 04.22.1966 với hai ký giả McCulloch và James Wilde; Thích Trí Quang sau đó trở ra Huế và rất ít khi dành cho báo giới Tây phương những cuộc tiếp xúc nào khác. Riêng với TÌNH THƯƠNG tuy chỉ là tờ báo của sinh viên Y khoa nhưng lại rất quan tâm theo dõi thời cuộc, được sự chỉ định của Toà báo, hai phóng viên Phạm Đình Vy (5) và Ngô Thế Vinh đã bay ra Huế, được gặp và thực hiện cuộc phỏng vấn Chín mươi sáu phút với Thượng Toạ Thích Trí Quang buổi chiều ngày 5-5-1966 tại Chùa Từ Đàm Huế. Và bài phỏng vấn này đã được đăng ngay trên báo Tình Thương số 29, 1966, và đã được phóng viên của US News & World Report xin dịch sang tiếng Anh nhưng rồi không rõ lý do, bài báo đã không được phổ biến sau đó.  
      Thích Trí Quang nay cũng đã 94 tuổi, ông sinh năm 1923; từ sau 1975 ông sống lặng lẽ những năm tháng cuối đời trong ngôi chùa Già Lam ở Gò Vấp. Và nay qua bộ báo Tình Thương mà Thư quán Bản Thảo của nhà văn Trần Hoài Thư (4) mới phục hồi lại được, trong đó có số báo TT 29, với 4 trang 2-3-4-5 đăng trọn vẹn cuộc phỏng vấn đã thực hiện từ hơn nửa thế kỷ trước. Chúng tôi cho phổ biến bài báo này, không ngoài mục đích chỉ muốn cung cấp thêm một sử liệu hiếm quý về một Thích Trí Quang khác tưởng như đã thất lạc tới các bạn trẻ và các sử gia tương lai. Ngô Thế Vinh   
 
 
CHÍN MƯƠI SÁU PHÚT VỚI THƯỢNG TOẠ
THÍCH TRÍ QUANG [05.05.1966]
  
NGÔ THẾ VINH & PHẠM ĐÌNH VY
  
ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY
      Với những rối loạn chính trị trong tuần lễ vừa qua, có một hiện tượng TRÍ QUANG trên khắp các báo chương ngoại quốc. Tuần báo Time coi ông như xuất hiện một Machiavel mới, trong khi báo L'Express gán cho ông là mẫu người đang làm rung động cả Mỹ quốc, đó là chưa kể tới những bài báo nói về ông đăng trên US News and World Report và Newsweek... Hiện tượng trên cũng được các báo Việt ngữ toa rập theo, thích thú đem ra phiên dịch và đăng tải; nhiều người coi đó như một khám phá mới lạ về một nhà tu hành tài ba, nhiều quyền lực nhưng cũng rất bí ẩn và khó hiểu.  
 
      Đã từ lâu chúng tôi vẫn có thành kiến với các nhà báo ngoại quốc khi họ nhận định về các vấn đề Việt Nam và chúng tôi thành thật tin tưởng rằng không một người ngoại quốc nào am hiểu vấn đề Việt Nam bằng chính những người Việt. Cái thái độ dễ dàng tin cậy vào mấy ông nhà báo ngoại quốc trong công việc tìm hiểu đất nước mình nếu không bắt nguồn từ một thái độ ỷ lại của báo chí Việt thì cũng đang coi là một hiện tượng quái gở.
      Trở lại trường hợp Thích Trí Quang, từ nhận định bảo ông là cộng sản đến ý nghĩ một tay quốc gia cực đoan, hình như chỉ cần một chút ngộ nhận. Nghĩ rằng tôn giáo sẽ còn đóng một vai trò quan trọng trong tương lai chính trị miền Nam, việc tìm hiểu mẫu một nhà tu-hành-dấn-thân đang có nhiều ảnh hưởng là điều cần thiết, đó là lý do cuộc gặp gỡ Chín mươi sáu phút với Thượng Toạ Thích Trí Quang buổi chiều ngày 5-5-1966 tại Chùa Từ Đàm Huế.
 
NHỮNG SAI LẦM CỦA TIME
      Hình như có một sự khác biệt rất xa giữa thực trạng miền Trung và các tin tức thổi phồng trên báo chí. Sau hơn bốn tuần lễ tranh đấu, Huế đã có một khuôn mặt sinh hoạt bình thường ngoại trừ những biểu ngữ khẩu hiệu còn treo dán rải rác, các chữ Bãi Khoá Bãi Thị kẻ sơn còn lưu vết trên nền tường; các cô nữ sinh Quyết tử đã lại tóc thề áo dài trắng tới trường đi học, súng ống cũng được trả lại cho quân đội, đài phát thanh cho đọc thông cáo kêu gọi tất cả sinh viên họp đại hội để bàn về bình thường hoá sinh hoạt Đại học.
 
      Nơi bến Toà Khâm, ngay trước khu Đại học, các tàu Há Mồm của Mỹ đang đổ lên bến chồng chất những thực phẩm và đạn dược, đám trẻ con xúm quanh đùa rỡn với những anh lính Thuỷ quân Lục chiến Mỹ. Trước trụ sở Thông tin ngoài các khẩu hiệu đòi bầu cử Quốc hội, chống chánh phủ Trung ương, còn có khẩu hiệu lên án Việt cộng pháo kích vào Thành nội sát hại dân chúng...
 
      Dấu vết những ngày máu lửa chỉ có vậy.
      Trên dốc tới Nam Giao, chùa Từ Đàm vẫn yên tĩnh nằm đó. Ngoài một số đệ tử đi lễ chùa, trong sân không có chút náo nhiệt của những phút tranh đấu. Nơi nhà Trai, trong bộ đồ rộng trắng, Thượng toạ Trí Quang đang ngồi bình thản đánh cờ với một cụ già, ngồi cạnh đó là một nhà sư trẻ Thích Mẫn Giác.
      Khi chúng tôi tới ván cờ đã mãn với phần thắng về phía Thượng Toạ, dĩ nhiên. Tuy chưa giáp mặt ông lần nào, chúng tôi đã biết mặt Thượng toạ qua hình ảnh báo chí, và đặc điểm đầu tiên để nhận ra ông là đôi mắt vô cùng sắc sảo. Không với một cử chỉ xa cách nghiêm trọng, không với cả tia nhìn mãnh liệt như thôi miên, Thượng toạ vui vẻ tiếp chúng tôi qua những nụ cười dễ gây thiện cảm và những cử chỉ tự nhiên thoải mái.
 
      Vào đề ngay, chúng tôi nhắc tới những lời tuyên bố của Thượng toạ trên các báo chí ngoại quốc, đặc biệt là bài của tuần báo TIME (2). Thượng Toạ cho biết:
      -- Họ có tới gặp tôi hỏi ý kiến, tôi cũng có trả lời họ một số những câu hỏi, nhưng khi bài đăng có cả những ý kiến mà tôi không hề nói, tính tôi không bao giờ muốn đính chính, bởi vậy trong các bài báo đó có những điều sai lạc.  
      Chẳng hạn tuần báo TIME gán cho tôi óc bài ngoại gay gắt và nhất là muốn quay lại thời Hoàng kim của đời nhà Lý là một điều hoàn toàn bịa đặt.
      Không bao giờ tôi chủ trương như vậy; hơn nữa công thức đời nhà Lý với những thày chùa hăng hái nắm quyền chính hoàn toàn không còn thích hợp với thời đại bây giờ, mơ ước điều đó là vô lý. Cũng như khi hỏi tôi về Quốc hội, tôi chỉ nhấn mạnh với họ ở mấy điểm: số người đi bầu, sự xâm nhập của Việt cộng và cách bầu gián tiếp người lãnh đạo hành pháp qua một Quốc hội trung gian.
 
      Còn về tiểu sử Thượng Toạ, ông cho rằng đó chỉ là tài liệu không xác thực của Công an.
      Xem ra bài báo TIME đã mô tả nhiều điều không đúng ý Thượng toạ nhưng chúng tôi không muốn đi sâu vào thêm.
 
CHIẾN TRANH HAY HOÀ BÌNH
       Từ những nhận định cho ông có óc bài Mỹ, nhiều người e sợ rằng Quốc hội đầu tiên được thiết lập với ảnh hưởng của Phật giáo sẽ biểu quyết yêu cầu Mỹ rút lui khỏi Việt Nam để đi tới thương thuyết và chấm dứt chiến tranh. Thượng Toạ cho rằng:
      -- Bây giờ còn quá sớm để nói tới nên thương thuyết hoặc tiếp tục chiến tranh. Chỉ biết rằng chính quyền hiện tại chẳng đại diện cho một ai và hậu quả là tình trạng vô cùng bi thảm về chính trị cũng như quân sự. Nói chiến tranh thì chẳng ra chiến tranh, nói thương thuyết thì lại càng nhục nhã, chỉ có Mỹ với Hà Nội mà không ai đếm xỉa tới chính phủ Sài Gòn. Bởi vậy, chúng ta bắt buộc phải có một Quốc hội, một chính quyền dân cử, tạo một khuôn mặt quốc gia cho đúng nghĩa một Quốc Gia, việc chiến hay hoà là do nơi Quốc hội. Nếu tiếp tục chiến tranh thì lúc đó mới đúng nghĩa là một cuộc chiến tranh và nếu thương thuyết thì đó đúng là một cuộc thương thuyết nghĩa là chúng ta đã có một ưu thế.
      Phải ngồi trên chiếc xe lúc đó mới nói tới chuyện lái tới hoặc lui. Đó là phải cho có một Quốc hội. Và tôi cũng không dại gì đính chính là không muốn thương thuyết để mang lấy tiếng hiếu chiến.
 
      Khi nhắc đến giải pháp Trung Lập mà có người nghĩ rằng đó là chủ trương tương lai của Phật giáo, Thượng toạ Trí Quang nói:
      -- Nếu có thương thuyết để tiến tới giải pháp trung lập thì nền trung lập đó phải như thế nào. Người liều lĩnh nhất cũng không thể chấp nhận một hoàn cảnh như Lào. Pathet Lào trước đó là một phe nổi loạn, hiệp ước đình chiến 62 ở Lào là một công khai chấp nhận cuộc chiến tranh đó, Pathet Lào đương nhiên được hợp thức hoá và lại tiếp tục chiến đấu và thực sự không có một nền trung lập ở Lào.
      Như Việt Nam với tình trạng hiện giờ, một ký kết như thế là đương nhiên chấp nhận Việt Cộng và chỉ trong sáu tháng là miền Nam rơi vào tay họ. Bởi vậy tôi vẫn nghĩ phải có chiếc xe cái đã, một Quốc hội được đa số dân chúng đi bầu, đến lúc đó hãy tính xa hơn. Mọi dự đoán trước theo tôi là quá sớm.
 
MỘT QUỐC HỘI KHÓ KHĂN
      Khi đề cập tới những khó khăn của một Quốc hội sắp tới: Cộng sản, Chính quyền hiện tại và người Mỹ; Thượng toạ cho rằng:
      -- Hơn ai hết, người dân quê Việt Nam đã có kinh nghiệm Cộng sản là thế nào rồi và họ biết rõ ai là Cộng sản ai không. Bởi vậy không đáng lo ngại sự xâm nhập của Việt cộng vào Quốc hội.
      Còn về phía chính quyền, Phật giáo đã giữ đúng lời hứa và để cho chính quyền có cơ hội thực hiện lời cam kết của mình với dân chúng về vấn đề Quốc hội. Nếu là một chính quyền thiện chí họ hãy tỏ thiện chí đó trong việc đi tới một Quốc hội. Nếu chính quyền phản bội thì không những lịch sử sẽ phán xét họ mà chính dân chúng sẽ có ngay phản ứng. Việc duy trì chính phủ hiện thời cho tới ngày bầu Quốc hội cũng là một cách để những tướng lãnh phản bội âm mưu phá hoại không có cơ hội lẩn tránh hèn nhát những trách nhiệm mà họ gây ra trước lịch sử.
      Còn người Mỹ thực tâm muốn miền Nam có một Quốc hội hay họ muốn ngăn cản, điều đó chưa thể đo lường được, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải tin ở mình và không nên có những hành động làm cho người Mỹ khiếp sợ.
 
CÁC TƯỚNG LÃNH SAU QUỐC HỘI
      Khi đề cập đến vai trò các tướng lãnh hiện thời và sau ngày có Quốc hội, Thượng toạ Trí Quang nhận định:
      -- Nào là tình trạng chiến tranh, nguy cơ của Cộng sản, các tướng lãnh kêu gọi dân chúng, tôn giáo, đảng phái phải đoàn kết thì chính họ lại chia rẽ hơn ai hết. Họ tranh giành quyền hành, thanh toán nhau vì quyền lợi và loại dần những tướng lãnh có công khác. Nhưng trước sự chống đối của dân chúng, trước hiểm hoạ đe doạ họ liên kết chặt chẽ hơn ai hết để bảo thủ quyền lợi và lũng đoạn dân chủ. Bởi vậy mối băn khoăn chính của nhiều người là làm sao trả họ về vị trí thuần tuý quân sự, gây lại sức mạnh uy tín và kỷ luật quân đội cùng phục hồi danh dự cho những tướng lãnh có công khác.
      Hiện thời người ta phải chứng kiến một trung ương các tướng lãnh chỉ âm mưu thanh toán nhau để tự đi đến chỗ đào thải. Tại các địa phương dân chúng vẫn dành nhiều cảm tình cho các tướng lãnh trong sạch có công với cách mạng tháng 11. Như trung tướng Đính được dân chúng miền Trung chấp nhận cũng ở trong trường hợp đó.
 
VỚI NGƯỜI MỸ
     Cuộc tranh đấu cho Quốc hội vừa qua có pha mùi Bài Mỹ khiến cho nhiều e ngại và tự đặt ra nhiều giả thuyết về sự lợi dụng của Cộng sản. Với vai trò của người Mỹ ở Việt Nam, Thượng toạ Trí Quang cho rằng:
      -- Sau cuộc cách mạng 63, người Mỹ được hưởng ở Việt Nam vô số lợi lộc: gia tăng gấp bội quân số, chiếm được những căn cứ tốt như Đà Nẵng, Cam Ranh; được thêm cả nước Thái Lan. Không chắc người Mỹ thực tâm muốn chống cộng tại Việt Nam, họ muốn duy trì Cộng sản, duy trì cuộc chiến tranh này để thủ lợi. Vì nếu thực tâm người Mỹ muốn, họ có thể làm khá hơn nhiều cục diện bây giờ bằng cách trợ giúp Việt Nam vừa chống cộng vừa xây dựng những căn bản dân chủ hơn là nâng đỡ những chính phủ tay sai. Điển hình là vụ Đà Nẵng vừa qua.
 
MỘT TRƯỜNG HỢP ĐÀ NẴNG
      Theo Thượng toạ thì nhờ phước ông bà mới không xảy ra vụ đổ máu tại Đà Nẵng. Ngoài trách nhiệm lỗi lầm của ông Kỳ trước lịch sử còn những trách nhiệm lớn lao của Mỹ. Việc người Mỹ xử dụng những chiếc C130 để chở những tiểu đoàn Thuỷ quân Lục chiến và xe tăng ra đàn áp phong trào dân chúng đấu tranh tại miền Trung là một lỗi lầm không thể tha thứ, Thượng toạ nói:
      -- Chỉ cần một chút nữa là xẩy ra đổ máu lớn lao với trách nhiệm nặng nề về phía người Mỹ. Lịch sử Mỹ Thế kỷ Hai Mươi sẽ có ba vết nhơ: ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản, đàn áp nền cộng hoà San Domingo và vết nhơ thứ ba là vụ Đà Nẵng.
 
MỘT CHÍNH PHỦ PHẬT GIÁO
      Khi nhắc tới nhận định của Tuần báo Newsweek cho rằng sở dĩ Thượng toạ Trí Quang đòi bầu cử gấp rút một Quốc hội vì ông tin rằng tổ chức Phật giáo sẽ thắng thế trong cuộc bầu cử đó và chính phủ tương lai sẽ là một chính phù Phật giáo với bàn tay chi phối trực tiếp của Chùa chiền, Thích Trí Quang đã phủ nhận mạnh mẽ ý kiến đó và bày tỏ rằng:
      -- Quan niệm đó không những không có lợi gì mà còn làm mất Danh Dự của Phật giáo. Tôi hoàn toàn không mong muốn như vậy. Kinh nghiệm cho thấy với những chính phủ tạm thời dù được hậu thuẫn của tôn giáo này hay tôn giáo khác chỉ cần những cuộc biểu tình vài trăm người cũng đủ xụp đổ. Như một chính phủ thành lập do hậu thuẫn của Phật giáo sẽ gặp ngay những khó khăn với các tôn giáo bạn, không làm được việc gì mà chính Phật giáo lại mang tiếng. Bởi vậy Phật giáo không bao giờ muốn tái diễn nhưng lỗi lầm của thời ông Diệm.
      Tranh đấu cho Quốc hội, Phật giáo chỉ muốn xây dựng một cái gì thực sự cho quốc gia dân tộc trong đó không phải chỉ có những Phật tử mà là cả những thành phân Tôn giáo bạn và các tầng lớp dân chúng.
      Quốc hội, Chính phủ sẽ không đại diện cho một ưu thế riêng nào mà là đại diện xứng đáng của dân chúng.
 
CHIẾN TRANH TÔN GIÁO
      Rối loạn tháng Tám năm 1964 với những vụ thảm sát trong thành phố vẫn lá ám ảnh đen tối trong đầu óc nhiều người. Sự cọ sát giữa hai tôn giáo trong những ngày gần đây làm thức dậy nỗi ám ảnh đó. Viễn tượng một cuộc chiến tranh tôn giáo đã được một số báo chí e ngại nhắc tới. Theo ý Thượng toạ sự thật sự đe doạ đó như thế nào. Thích Trí Quang cho rằng:
      -- Sự e ngại đó quá đáng và không thể nào có. Những đáng tiếc hồi tháng Tám là do âm mưu của Nguyễn Khánh, hoàn toàn ngoài ý muốn của các vị lãnh tụ Tôn giáo. Khi phải tiếp xúc cới những vị lãnh đạo tôn giáo bạn, tôi có nói rằng chẳng thà thực sự có một cuộc chiến tranh tôn giáo vì quyền lợi hai phía; nhưng mâu thuẫn quyền lợi đó hoàn toàn không có. Bởi vậy không vì lý do gì để xảy ra những điều đáng tiếc mà nguyên nhân chỉ tại một anh tướng Kaki đứng ở giữa.
 
TÍN ĐỒ HAY CÔNG DÂN
      Việc tiến tới Quốc hội Lập hiến một cách nhanh chóng là công của Phật giáo, nhiều người nghĩ như vậy. Đó là điều mà Thượng toạ Trí Quang không muốn. Ông nói:
      -- Một phong trào đấu tranh có màu tôn giáo sẽ gặp nhiều khó khăn, tự nó gây ra những mặc cảm thắng bại nơi các tôn giáo bạn. Bởi vậy tôi vẫn muốn các phong trào tranh đấu dân chủ phát xuất tự quần chúng không mang màu sắc tôn giáo, nếu có lợi cho tổ quốc, Phật giáo sẽ đứng sau hậu thuẫn. Trong cuộc xáo trộn vừa qua, khi gặp các Đại diện Hội đồng Đô Thành, tôi có nói: quý vị là đại diện cho các tầng lớp dân chúng, nếu chính quý vị đứng ra tranh đấu cho Quốc hội, Phật giáo sẽ đứng sau ủng hộ quý vị. Và trong thâm tâm tôi mong muốn như vậy.
 
      Sau khi tỏ ý không tin tưởng vào thực lực các đảng phái quốc gia, Thượng toạ cho rằng vai trò tranh đấu cho tự do dân chủ chính là bổn phận của thanh niên sinh viên chứ không phải của Phật giáo hay một tôn giáo nào. Thượng toạ nói:
      -- Tôi hiểu rằng khi các anh em sinh viên tham dự cuộc tranh đấu chống ông Diệm năm 1963, anh em nhìn các vị Thượng toạ hồi đó khác bây giờ. Tôi muốn được giữ nguyên cái nhìn lúc trước, bởi vậy tôi muốn Phật giáo cũng như các tôn giáo bạn được trở về vị trí của mình. Phật giáo bất đắc dĩ phải đứng ra lãnh đạo các cuộc đấu tranh là một điều tôi thấy rất chướng. 
 
UserPostedImage

UserPostedImage
Nguyệt san Tình Thương số 29: 4 trang 2-3-4-5 đăng trọn vẹn cuộc phỏng vấn Thích Trí Quang ngày 05.05.1966 tại Chùa Từ Đàm Huế 
[nguồn: tư liệu của Trần Hoài Thư, Thư Quán Bản Thảo]
 
NIỀM TIN TẤT THẮNG
      Trái hẳn với triết lý nhà Phật hiểu theo nghĩa thông thường là xuất thế và yếm thế, Thượng toạ Thích Trí Quang mang khuôn mặt của một nhà tu hành mới: một Nhà-Sư-Dấn-Thân, dấn thân vào tất cả những biến động xã hội, dùng tất cả những uy tín và quyền năng sẵn có để lèo lái tới một cảnh đời thích hợp với sự phát triển của đạo giáo.
      Với con mắt nhận xét tinh tế về thời cơ đúng lúc, với niềm kiêu hãnh cao độ về nhân cách Á Đông của mình cộng thêm với tinh thần quốc gia cực đoan cố hữu, triết lý hành động kỳ lạ của Thích Trí Quang ở nơi niềm tin sắt đá về sự tất thắng trong mọi mưu lược tranh đấu. Tên ông đồng nghĩa với những âm mưu nhưng chính ông muốn đối thủ phải kính trọng cái nhân cách Á Đông của mình nên mọi hành động của ông đều được báo trước. Thượng toạ nói:
      -- Nhiều người gán cho tôi mối liên hệ mật thiết với ông Lodge, sự thật không có. Với ông Lodge hay Taylor (3) cũng vậy, mỗi lần tranh đấu tôi đều gặp, nói cho họ biết lập trường của Phật giáo thế nào, còn người Mỹ muốn sao tuỳ họ. Tôi hành động đều có báo trước ít nhất là 24 tiếng. Như vụ tranh đâu gần đây tôi chỉ gặp ông Lodge có một lần, nói rõ lập trường của Phật giáo về Quốc hội. Ông ta nói Thượng toạ nên nghĩ lại. Tôi chỉ cười và trả lời đã nghĩ rồi. Có vậy thôi. Còn dư luận cho rằng ông Kỳ đã gặp tôi trước vụ hạ Trung tướng Thi là hoàn toàn bịa đặt. Tôi chưa hề gặp ông Nguyễn Cao Kỳ một lần nào.
 
LÁ VÀNG VÀ GIÓ LỐC
      Có lá vàng thì phải có gió lốc. Đó là câu so sánh của Thượng toạ Trí Quang với hiện tình người Mỹ và Cộng sản:
      -- Lá vàng đó là Cộng sản, và gió lốc chính là người Mỹ. Muốn chống  Cộng thì phải cần tới người Mỹ, thế thôi. Đối với tôi, những ảnh hưởng ngoại lai chỉ nên dùng như những phương tiện chứ bảo chấp nhận thì không.
 
      Đề cập tới sự nguy hiểm của Cộng sản, ông nói họ không phải chỉ là những chiếc lá vàng làm nhớp nhà mà là những chiếc lá vàng có đóng đinh.
      Vì khía cạnh chống Mỹ trong các phong trào tranh đấu vừa qua của Phật giáo, có báo ngoại quốc cho rằng Thượng toạ Trí Quang muốn đuổi Mỹ. Thượng toạ nói:
      -- Người Mỹ rất ngờ nghệch, họ không phân biệt được giữa Bài Mỹ và Chống Mỹ. Bài Mỹ là một thái độ thù ghét đương nhiên, dù người Mỹ có làm hay đến đâu cũng vẫn bị ghét bỏ, có khi lại còn thù ghét hơn. Trong khi Chống Mỹ là một thái độ phản kháng xây dựng. Bởi quan niệm hai người cùng ngồi trên một chiếc xe, thấy người kia lái bậy thì người nọ phải giành lấy mà lái nếu không muốn rớt xuống hố. Các phong trào vừa qua không mang tính chất bài Mỹ mà là chống Mỹ; chống Mỹ đã ngăn cản việc đi tới Quốc hội, chống Mỹ đã hậu thuẫn những chính phủ tay sai thối nát, chống Mỹ đã giúp phương tiện đàn áp Đà Nẵng.
  
      Thì ra thái độ của Thượng toạ là muốn cảnh giác người Mỹ. Cơn gió lốc phải được thổi đúng hướng, không phải làm bay những niềm tin mà là bốc sạch đám lá vàng có đóng đinh là Cộng sản. 
  
PHẠM ĐÌNH VY
NGÔ THẾ VINH
Huế 05.05.1966
(Trích Nguyệt san Tình Thương, số 29, 1966)
_____________
Ghi chú:
1/ Only Religions Count in Vietnam: Thich Tri Quang and the Vietnam War. James McAllister; Department of Political Science, Williams College, Williamstown, MA 01267
2/ A Talk with Thich Trí Quang. McCulloch, James Wilde. Time Magazine, April 22, 1966 | Vol. 87 No.
3/ Henry Cabot Lodge, Đại sứ Hoa kỳ tại Việt Nam 1963-1964. Maxwell D. Taylor, Đại sứ Hoa kỳ tại Việt Nam 1964-1965
4/ Hành Trình Tình Thương. Trần Hoài Thư, Thư Quán Bản Thảo, số 74, Tháng 4, 2017
5/ Phạm Đình Vy, nguyên chủ nhiệm Tình Thương 1964-1967, bác sĩ Thuỷ Quân Lục chiến VNCH, sau tù cải tạo 3 năm vượt biển, sang định cư và hành nghề y khoa tại Pháp.

Sửa bởi người viết 14/04/2017 lúc 07:56:32(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.204 giây.