logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/04/2017 lúc 09:49:07(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Người sống với người trên cõi đời chật hẹp này khó tránh sự va chạm nên bên cạnh tham vọng “nối vòng tay lớn” có thể phát sinh hận thù. Đạo đức khuyên ta lời vàng ngọc “oán thù nên cởi không nên thắt” nhưng thực tế chẳng mấy ai theo được! Thường thấy kẻ oán hận nuôi chí trả thù. Hoặc ngậm mối căm hờn rồi vì bất lực mà nguôi quên dần. Có thể phản ứng tức khắc bằng chửi rủa hay hành vi bạo động muốn hủy diệt kẻ gây tổn hại cho mình và rửa hận bằng máu. Có thể khôn ngoan hơn, theo phương châm “kẻ sĩ báo thù mười năm không muộn” hay như Tây phương ví von “Thù hận là món ăn nguội tuyệt vời” (revenge is a dish best served cold). Khôn ngoan vì có cơ hội trả thù kín đáo, thỏa mãn hơn và ít nguy hại cho mình mà khiến kẻ thù đau đớn hơn, bị đày đọa hơn.
Tại sao trả được thù lại tạo cho người nuôi thù hận sự lợi ích về tâm lý. Mới đây, trên chương trình BBC Future, Melissa Hogenboom, một nhà báo đã phân tích vấn đề này trong bài: The hidden upsides of revenge (cái lợi náu kín của việc trả thù.)
Trong bài trên ký giả đã đưa ra phân tích sau đây của một số nhà tâm lý:
“David Chester của Đại học Commonwealth Virginia cùng với đồng nghiệp Nathan DeWall thuộc Đại học Kentucky phát hiện ra rằng một người bị xúc phạm hoặc bị xã hội gạt bỏ sẽ cảm thấy đau đớn về tinh thần. Khu vực trong não liên quan đến cơn đau đã có hoạt động mạnh nhất ở những người có phản ứng tấn công lại sau khi bị gạt bỏ. Chester nói: “Nó liên kết với một khuynh hướng tiến hóa cổ đại để phản ứng lại những mối đe dọa và gây tổn hại bằng hành động trả đũa”.
Trong một nghiên cứu tiếp theo, ông ngạc nhiên khi thấy rằng nỗi đau tinh thần lại được gắn một cách phức tạp với niềm vui. Tức là, cảm giác đau đớn ban đầu có thể nhanh chóng được che giấu bằng niềm vui khi có cơ hội để trả thù, nó thậm chí kích hoạt ‘mạch ban thưởng’ trong não, gọi là accumbens hạt nhân. Những người bị xúc phạm đã tấn công lại chính là vì có thể có được “ban thưởng lạc thú“, Chester thấy vậy. Trả thù có vẻ thực sự là điều ngọt ngào.
Mối liên hệ giữa sự hiếu chiến và niềm vui không phải là mới. “Cha đẻ của tâm lý học” Sigmund Freud đã biết rất rõ về cảm giác được gột rửa khi cư xử một cách hung dữ, nhưng ý tưởng trả thù tạo ra hình thái đặc biệt riêng của niềm vui thì chỉ mới đây mới được biết rõ.” (trích theo bản dịch của BBC).
Phải chăng câu chuyện dưới đây, mới được làm sống lại qua Aftermath, một cuốn phim khởi chiếu tháng 4, 2017, do tài tử Arnold Schwarzenegger đóng. Cuốn phim dựa trên chuyện thực, vụ tai nạn trên không và cái chết của chuyên viên không lưu người Đan mạch Peter Nielsen mà thủ phạm là kiến trúc sư người Nga Vitaly Kaloyev.
 Bi kịch của Vitaly Kaloyev và Peter Nielsen
Một cuộc sống quá êm đềm, một gia đình nguồn sung sướng vượt khỏi mơ ước, về vật chất cũng như về tinh thần, đang ở trong tay một kiến trúc sư người Nga, ông Vitaly Kaloyev. Kaloyev, có sự nghiệp thành công, góp phần xây dựng nhiều quốc gia ở Nga và cả ở Ấu châu sau khi Liên xô sụp đổ. Ông có vợ, Svetlana, một phụ nữ hiền hòa, đẹp như tranh mỹ nhân của Leonardo da Vinci và hai đứa con ngoan ngoãn xinh xắn với vẻ thiên thần. Vitaly Kaloyev ôm lấy hạnh phúc trong tay, cánh tay ông như dài thêm ra để ôm lấy tất cả, ghì cho chặt, áp vào trái tim mình. Đây là lúc tâm hồn ông mở rộng, năng lực tăng mãi vì hạnh phúc mỗi lúc một tràn đầy. Người ngoài nhìn gia đình Kaloyev đều thèm muốn và chúc mừng người đàn ông may mắn có tất cả, sức khoẻ bản thân, thành tựu cá nhân rực rỡ và hạnh phúc gia đình tròn trặn với tương lai xán lạn của những đứa trẻ thơ thông minh và hiếu học.
Nhưng rồi thảm họa xảy ra. Nói theo người Á Đông, “Tạo hóa ghen ghét cái gì tràn đầy” (tạo vật kỵ doanh) và phải chăng hạnh phúc của Vitaly Kaloyev quá trọn vẹn nên, lâu đài xây dựng bằng nhiệt huyết từ trái tim, từ cơ bắp, từ khối óc của vị kỹ sư trung niên bỗng nhiên nghiêng đổ.
UserPostedImage
Nơi tưởng niệm bé Konstantin
Vào năm 2002, sau khi xây dựng xong một cái nôi hạnh phúc mới ở Barcelona, như hẹn, vào 01-07-2002, ông ra phi trường đón vợ con đáp chuyến máy bay Tupolev Tu-154 của hãng Bashkarian Airlines, Flight 2973 từ Moscow tới. Trái tim của người chồng, của người cha căng phồng mỗi giây khi tưởng tượng tới khuôn mặt của vợ hiền rạng rỡ xuất hiện. Nàng sẽ ôm lấy ông và nụ hôn họ dành cho nhau sau những tháng xa cách hẳn là nồng nàn vô cùng. Lại còn những đôi mắt của trẻ thơ ngời sáng, những nụ cười như hoa xuân từ những chiếc môi hồng dễ thương, nũng nịu đón chờ ông, tiếp đó là những tiếng reo, tiếng cười khanh khách, những bước chân như chim non nhảy nhót và những vòng tay nhỏ níu lấy ông.
Nhưng không đẹp như tưởng tượng. Máy bay không tới mà thời gian chờ đợi dài lê thê và cuối cùng tin động trời giáng xuống người kiến trúc sư đầy ước mộng và đang xây dựng thêm mộng ước. Tin rụng rời! Máy bay gặp tai nạn và nổ tan tành trên không trung rồi rơi xuống đất ở Uberlingen vào lúc 23:35 giờ địa phương:
Nguồn tin cho biết thêm khi máy bay đang bay trêu bầu trời Đức thì đụng phải chuyến bay số 611 chở hàng hóa của hãng DHL từ Ý sang Bỉ. Thế là hai máy bay tạo ra định mệnh khốc liệt. Hai phi công của máy bay chở hàng đều nát thây. Riêng chuyến bay chở hành khách 2973, với 45 trẻ em và 15 người lớn cùng 9 người trong phi hành đoàn đều lãnh cái chết thảm thương.
Kaloyev không còn hồn vía nào khi nghe tin dữ, ông vội vàng tìm tới nơi xảy ra tai nạn. Còn gì nữa đâu ngoài xác máy bay trên mặt đất! Ông tìm mãi và nhờ người cứu hộ tại hiện trường đã thấy xác bé gái. Bé Diana, 4 tuổi, thân xác bé bỏng còn nguyên vì rơi trên một ngọn cây cách xa nơi máy bay rơi 2 km và nhờ cành lá đã giúp cho ông còn thấy mặt bé thơ lần cuối. Còn vợ ông, Svetlana nằm co quắp, không nguyên vẹn trên cánh đồng bắp. Cậu con trai mũm mĩm chỉ còn là con búp bê nhầu nát vấy máu khô nằm phơi xác trước cửa một trạm bus. Ba nạn nhân đều bị bắn tung từ cao độ 36.000 ft.
Tại đâu làm cho người cha chết cả phần hồn, chỉ còn phần xác trơ trọi trên thế gian này? Ông cố gắng can đảm sống thêm chuỗi ngày đau khổ vì ông ôm mối hận trong lòng. Kể từ đó ông chỉ mặc đồ đen để tang vợ con và chẳng màng cạo râu vì còn hứng thú gì trên cõi đời ác nghiệt này. Oán trời không được thì ông oán người. Vì ai gây ra tai nạn máy bay khiến 71 người thiệt mạng? Kaloyev quay trở về mái nhà xưa ở Vladikavkas để sống với dĩ vãng với khuôn mặt của bé gái 4 tuổi và bé trai 10 tuổi, nhất là với hình bóng, như còn quanh quẩn trong ngôi nhà cũ, của người vợ thân thương.
Sống với dĩ vãng càng nhớ tới oán thù. Có trút được oán thù thì ông mới còn có chút an ủi sống tiếp tục trên con đường hướng tới tương lai màu xám. Kaloyev tìm hiểu nguyên nhân gây ra tai nạn, mặc dù được hãng hàng không đền bù gần 200 ngàn Mỹ kim. Nhưng tiền bạc để làm gì? cách nào những vật vô tri hàn gắn được trái tim rướm máu?
Kaloyev thuê thám tử điều tra. Cuộc điều tra cho biết có thể do sơ sót của người kiểm soát không lưu phía Thụy sĩ lúc tai nạn xảy ra. Người này là Peter Nielsen, 36 tuổi. Khi thảm kịch sắp diễn ra trên không là lúc Nielsen có một mình trong phòng điều khiển các chuyến bay. Không hiểu vì lẽ đâu Nielsen đã đưa ra những lệnh mâu thuẫn cho phi công hai chuyến bay, một chở hành khách, một chở hàng hóa. Và vào phút chót khi thấy hai máy bay có cơ nguy đụng nhau, chỉ khoảng chưa đầy một phút Nielsen mới báo động. Làm sao hai máy bay tránh tai nạn thảm khốc? Nhưng cũng có thể do máy móc điều khiển có vấn đề! Chỉ biết Kaloyev đòi gặp Nielsen nhưng giới hữu trách phi trường từ chối.
Sau cuộc điểu tra tới hai năm tốn biết bao công sức, cho rằng kẻ gây ra cái chết của 71 người là Nielsen, Kaloyev bắt đấu có sinh lực và dự định báo thù dù tai nạn đã xảy ra cách hai năm mà thiên hạ đã bắt đầu nguôi quên chuyện tang tóc. Ông tìm được nơi Peter Nielsen ở và lẻn vào nhà anh ta, dùng dao đâm vào bụng kẻ có trách hiệm về cái chết của vợ con. Nielsen có thể đã thiệt mạng oan uổng trong tay vợ con vì một kẻ điên vì thù hận.
Sau đó Kaloyev bỏ trốn nhưng bị bắt. Tòa án Thụy sĩ kết tội sát nhân và phạt người cha đầy oán thù trong đầu tám năm tù. Nhưng chỉ hai năm sau, vào 2007, nhờ áp lực của Nga, cho rằng Kaloyev chỉ là một người mất trí vì vợ con thiệt mạng bất ngờ nên kẻ giết người được phóng thích về Nga.
Trở về quê hương, Kaloyev được ân cần tiếp đón vì ai nấy đều thông cảm với nỗi đau của ông. Mái nhà xưa còn đó, kỷ niệm cũ còn đây và bóng hình dĩ vãng vẫn chập chờn từ lối ra vào cho tới nơi phòng ngủ. Koloyev đã biến nơi đây thành một nơi tưởng niệm. Giường ngủ của con gái, con trai, của bạn đời trở thành những bàn thờ, với ảnh người quá cố ở đầu giường và có những vật dụng lúc sinh thời người quá cố thường dùng hay nâng niu.
Kaloyev đã khóc trước ngôi mộ có di ảnh vợ con. Nhưng lần này, sau khi thù xưa đã báo, những giọt nước mắt đã trong hơn, tiếng nấc cũng bớt nghẹn ngào, phải chăng nhờ cõi lòng đã thanh thản hơn.
Phải chăng trả được thù khiến người ta tìm thấy một nguồn vui mới?
Hiển nhiên đó là một nguồn vui bệnh hoạn và ma quái.
Câu chuyện Kaloyev lại gợi tới thiên thù hận của cổ sử Á đông. Đó mối thù truyền kiếp giữa hai nước Ngô-Việt cuối đời Xuân thu, đầu đời Chiến quốc (476-221 TCN). Ngô và Việt là lân bang liên miên gây ra các cuộc chiến thù hận. Ngô vương Hạp lư bị Việt giết. Con Hạp lư là Phù sai lên ngôi, có binh hùng tường mạnh đã trả thù và tàn phá Việt quốc của Câu Tiễn. Bí lối phải đầu hàng nhưng Việt Vương Câu Tiễn đã kiên trì theo đuổi mục tiêu phục thù bằng cách tự đày đọa chính mình như kê gối bằng gỗ khi ngủ, ăn thức ăn của những người nghèo khó hay nói theo kiểu văn chương là “nằm gai nếm mật,” nghĩa là chịu trăm nghìn khổ sở (nằm trên gai cho đau đớn, nếm mật để nhận sự cay đắng) để để nuôi chí báo thù.
Sử kể rằng, Câu Tiễn bị bắt về nước Ngô, phải chịu nhiều khổ nhục kể cả việc nếm phân Phù sai. Sau 3 năm, cùng với vợ ở nước Ngô, phục dịch kẻ thù và chịu nhục nhã trăm phần, ông đã giành được sự tin tưởng của Phù Sai và được Ngô Vương cho quay về nước Việt. Ông đã tiếp tục cai trị nước mình và tiến hành canh tân xứ sở. Trong thời gian này, ông đã trọng dụng người hiền tài như Văn Chủng, Phạm Lãi.
Đặc biệt, Câu Tiễn bên trong nuôi chí phục thù, nhưng ngoài mặt giả vờ tuân phục, hằng năm đều đặn triều cống Ngô vương. Việt Vương giao Phạm Lãi bí mật luyện tập quân đội, tích trữ quân lương. Cùng lúc, Phạm Lãi dùng mỹ nhân kế, đem mỹ nhân Tây Thi dâng cho Ngô vương Phù Sai làm cho Phù Sai hoang dâm, xa xỉ, bỏ bê chính sự, giết hại trung thần là Ngũ Viên hay Ngũ Tử Tư.
Sau 10 năm phục hưng và cải cách chính trị, Việt Quốc đã trở nên hùng mạnh. Câu Tiễn được sự tin tưởng của Phù Sai nên bất ngờ hưng binh trả thù cũ.
Năm 478 TCN, Câu Tiễn lại mang quân đánh Ngô. Hai bên giáp trận ở Lập Trạch. Quân Ngô đại bại. Năm 476 TCN, Câu Tiễn tấn công đánh bại Ngô. Năm 475 TCN, Câu Tiễn lại mang quân đánh Ngô. Đến tháng 11 năm 473 TCN, quân Việt đại phá quân Ngô. Ngô Phù Sai sau nhiều lần bại trận không còn khả năng kháng cự, xin quy phục như nước Việt trước đây. Câu Tiễn định chấp nhận nhưng Phạm Lãi can không nên. Vì vậy Phù Sai phải đâm cổ tự sát.
Sau mười năm, Câu Tiễn trả xong thù hận hưởng thú vui của kẻ chiến thắng.
Nhà thơ Lý Bạch đời Đường đã tả nỗi hân hoan của kẻ chiến thằng qua những vần thơ có những câu tả binh sĩ mặc áo gấm hồi hương, cung nữ tươi như hoa nơi cung điện (Chiến sĩ hoàn gia tận cẩm y. Cung nữ như hoa mãn xuân điện) hòa đồng vào nguồn vui của quân vương từ Ngô trở về sau khi đạp bằng thành trì nước thù và giết kẻ thù. Phải chăng đúng như tục ngữ Tây phương đã nói: Thù hận… là món ăn nguội tuyệt vời?
Chu Nguyễn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.124 giây.