logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 28/04/2017 lúc 09:09:55(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Quý bạn đọc thường xuyên của trang mục này có lẽ cũng bắt đầu quen thuộc với khái niệm “big bonus”, tức là số điểm thưởng rất to lớn và quan trọng nhất để hưởng lợi một cách mau chóng và hiệu quả nhất trong thú chơi tích tụ “miles & points” cho mục tiêu “Du lịch… gần như miễn phí” này.
Nói một cách tóm gọn và đơn giản, kể từ ngày các ngân hàng phối hợp với các hãng hàng không và khách sạn để chiêu dụ khách hàng tiêu thụ hãy trung thành với các thương hiệu và cơ sở của họ, khách hàng không nhất thiết phải mua vé máy bay hoặc thuê phòng khách sạn thì mới được thưởng một số điểm “miles & points” trong các chương trình của họ. Khách hàng chỉ cần dùng các thẻ tín dụng để tiêu xài, mua sắm, và bù lại cũng sẽ được tặng thưởng các điểm này, với tỉ lệ thông thường là 1 “mile” hay 1 “point”, có giá trị cũng vào khoảng 1 xu (1 cent). Đối với các chương trình không tặng điểm thưởng kiểu “miles & points”, mà thưởng lại bằng tiền mặt, thường gọi là “cash back”, thì các thẻ tín dụng cũng tặng lại số tiền tương đương là 1%, tức là cứ xài 1 đồng trên thẻ tín dụng thì sẽ được tặng lại 1 xu.

“Bonus” và “big bonus” là gì?
Thỉnh thoảng chúng ta cũng nghe thấy giới thiệu về một vài chương trình thưởng điểm với tỉ lệ cao hơn, từ 1.5% hoặc 2%, 3% và cao nhất thường là 5%. Những số điểm thưởng với tỉ lệ cao hơn 1% bình thường có thể được coi như là một loại “bonus”, tạm dịch là phần thưởng thêm. Dĩ nhiên, trong trường hợp này, giới tiêu thụ khôn ngoan thì sẽ luôn tìm cách dùng những thẻ tín dụng nào để chi tiêu cho những khoản nào để được hưởng lợi cao như vậy.
Số điểm thưởng hoặc tiền thưởng được tặng lại mới thoạt đầu có vẻ như không đáng kể gì lắm, nhưng nếu tích tụ theo đường trường kiểu “lâu ngày chày tháng” thì cũng dễ trở thành một phần thưởng đáng kể. Giả dụ như mỗi tháng chúng ta tiêu xài khoảng $1,000 vào 1 thẻ tín dụng nào đó, thì coi như sẽ được tặng thưởng lại 1% của nó là 10 đồng. Nhưng nếu như có 1 thẻ tín dụng nào, hoặc 1 chương trình quảng cáo nào cho biết là trong thời gian đó, phần thưởng là 5% nếu dùng các thẻ tín dụng đó hoặc các chương trình đó, thì người khôn ngoan làm theo sẽ được tặng thưởng lại số tiền là 50 đồng (thay vì chỉ có 10 đồng).
Và nếu chúng ta lặp lại cách thức này trong suốt những tháng kế tiếp thì sau một năm tiêu xài khoảng $12,000 bằng thẻ tín dụng, chúng ta cũng sẽ được tặng thưởng lại trở lại khoản tiền là $600, khá hơn nhiều số tiền là $120 nếu như dùng thẻ tín dụng với 1% điểm thưởng, hoặc là không có tiền thưởng nào hết nếu như chúng ta không dùng thẻ tín dụng mà chỉ trả bằng tiền mặt hoặc bằng chi phiếu như thói quen từ trước tới nay.
Điều này thì có lẽ nhiều người có thói quen tiết kiệm, hoặc những ai biết tính toán khéo léo và tinh ý đều nhận thức rất nhanh và lập tức đem ra áp dụng. Nhưng để hưởng lợi một cách to lớn và mau chóng hơn nhiều, chúng ta cần phải hiểu về một phần thưởng rất đặc biệt bởi vì nó to lớn hơn nhiều dù rằng đa số khách hàng tiêu thụ lại không hề để ý đến, hoặc không biết gì về nó. Đó là “big bonus” (phần thưởng to lớn) mà khi nghe kể qua, chắc chắn mọi người không thể nào phủ nhận giá trị thực sự đáng kể của nó, đáng chú tâm thay vì bỏ qua, rất uổng.
Chẳng hạn như trong thí dụ kể trên, với số tiền tiêu pha trung bình mỗi năm trên các thẻ tín dụng là $12,000, một khách hàng bình thường sẽ được tặng lại 12000 điểm hay nhiều hơn, hoặc là số tiền mặt từ $120 (cho 1%) đến $600 (cho 5%). Tuy nhiên, nếu biết áp dụng nguyên tắc “big bonus” này, những khách hàng tinh ý và khôn ngoan có thể lấy thêm những số điểm thưởng rất to, lên đến khoảng 200,000 điểm, tương đương với khoảng $2,000. Và nếu dùng số điểm thưởng này cho việc mua vé máy bay hoặc thuê phòng khách sạn, khách hàng còn có thể được hưởng thụ những dịch vụ với trị giá cao hơn cả số tiền $2,000 này. Như vậy, phải chăng những khách hàng này đã đem về một nguồn lợi rất to lớn so với những người khác, dù rằng họ đã không hề bỏ ra thêm một công sức hay một chi tiêu nào khác!
Làm sao có thể thu được một số tiền thưởng to lớn như vậy một cách dễ dàng chẳng khác gì trúng số hoặc là từ trời rơi xuống (windfall)? Lý do rất đơn giản nếu như chúng ta biết áp dụng một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trong thú chơi tích tụ “miles & points” này: đó là phải biết cách lấy điểm thưởng liền sau khi ghi tên, thường gọi là “signup bonus”. Số điểm rất to lớn này được tặng sau khi khách hàng đạt được các yêu cầu đòi hỏi (như phải tiêu xài một khoản tiền nào đó) trong một thời gian nhất định (thường là 90 ngày) sau khi vừa mới được cấp thẻ tín dụng.
Hiện nay, rất nhiều các thẻ tín dụng thường tặng số điểm to lớn của “signup bonus” là 50,000 điểm sau khi khách hàng tiêu xài ít nhất là $3,000 trong 90 ngày đầu tiên, tức là tiêu xài mỗi tháng số tiền trung bình là $1,000. Như vậy, với thí dụ kể trên của một người tiêu thụ mỗi năm $12,000 trên 1 hay 2 thẻ tín dụng mà thôi (như thói quen của đa số từ trước tới nay), người này chỉ được tặng lại phần thưởng là 12,000 điểm.
Nhưng giả sử như người này biết cách nộp đơn xin 1 thẻ tín dụng mới để lấy thêm “big bonus” 50,000 điểm cho 3 tháng đầu tiên, và sau đó xin thêm 1 thẻ tín dụng mới thứ hai để hưởng thêm 50,000 điểm lần nữa cho 3 tháng kế tiếp. Liền sau đó, khách hàng này sẽ xin thêm thẻ tín dụng mới thứ 3 để tiêu xài trong 3 tháng kế tiếp, và sau cùng là thẻ tín dụng thứ 4 để tiêu xài cho 3 tháng sau cùng để lấy thêm 2 lần nữa phần thưởng rất to lớn 50,000 điểm.
Như vậy, cuối cùng khách hàng tinh khôn này coi như đã lấy về được số điểm “big bonus” này lên đến 200,000 điểm, cộng thêm với số điểm bình thường là 12,000 điểm như mọi người khác. Với số điểm to lớn như vậy, chúng ta có thể dễ dàng lập ra những dự tính mua vé máy bay hoặc thuê phòng khách sạn một cách thoải mái theo đúng với chủ trương “du lịch… gần như miễn phí”. Bởi vì một vé máy bay khứ hồi trong nội địa nước Mỹ và Gia Nã Đại thường đòi hỏi số điểm trung bình là từ 25,000 đến 30,000 điểm. Giá vé khứ hồi đi sang Âu châu sẽ tốn khoảng từ 50,000 đến 60,000 điểm, và vé đi về Á châu sẽ tốn khoảng 60,000 điểm hay cao hơn. Còn một đêm ngủ ở khách sạn có thể đòi hỏi số điểm từ 5,000 đến 50,000 điểm tuỳ theo loại phòng nhỏ hay lớn, bình dân hoặc sang trọng.
Dĩ nhiên, nhiều người sẽ nêu lên câu hỏi rằng vì 4 thẻ tín dụng được tiêu xài nêu trên có thể thuộc nhiều nhà băng, hãng hàng không và khách sạn khác nhau, do đó số điểm to lớn trên 200,000 kia có thể được chia ra thành nhiều trương mục (accounts) khác nhau, chưa chắc gì đã dễ dàng cho việc đổi vé máy bay hoặc thuê phòng khách sạn miễn phí.
Đây là một nhận xét hết sức chính đáng, nhưng quý bạn không nên quá bận tâm vì vẫn còn nhiều cách thức để tận hưởng số điểm thưởng này một cách thiết thực. Thứ nhất là vì đó là thí dụ đơn giản của 1 người có thể đạt được số điểm thưởng to lớn như vậy chỉ trong một thời gian ngắn (sau 1 năm) với số tiền tiêu xài tương đối bình thường ($12,000 cho 1 năm).
Với những ai phải tiêu xài hoặc chi dùng nhiều hơn những con số đó thì họ dĩ nhiên có thể xin nhiều thẻ khác trong 1 năm chứ không chỉ có 4 thẻ mà thôi. Hơn nữa, trong một gia đình cả hai vợ chồng có thể cùng lúc xin các thẻ này (nếu như mức tiêu xài của mình cao hơn nhiều mức quy định đòi hỏi của các thẻ tín dụng) và như vậy thì mỗi người cũng có thể tích tụ số điểm thưởng rất đáng kể. Và trong nhiều trường hợp, các chương trình tặng điểm thưởng này có thể cho phép những người trong cùng gia đình (nhất là vợ chồng) được quyền gộp chung lại (pooling the points) để có được một số điểm thật to lớn hơn nữa.
Tuy nhiên, một chi tiết quan trọng khác là trong việc dùng điểm thưởng từ các thẻ tín dụng và các chương trình “loyalty programs” để mua vé máy bay hoặc thuê phòng khách sạn miễn phí, có những diễn biến thay đổi trong vài thập niên qua theo chiều hướng rất ích lợi cho giới tiêu thụ. Đầu tiên là các hãng máy bay trên thế giới đã kết hợp lại thành 3 tổ hợp hay liên minh chính có tên là Star Alliance, Oneworld và Skyteam trong đó có đại diện của 3 hãng hàng không lớn nhất của Mỹ là United, American và Delta cùng với hàng chục hãng hàng không lớn khác của nhiều nước từ Âu sang Á. Và khách hàng từ nay có thể dùng điểm thưởng của một hãng hàng không để đổi thành vé máy bay miễn phí cho hàng chục hãng hàng không khác miễn là nó nằm trong cùng liên minh với mình, chứ không phải chỉ được dùng để đổi vé cho 1 hãng hàng không duy nhất mà thôi như trước kia.
Sau cùng, một chi tiết cũng khá quan trọng nhất là cho những người mới bắt đầu bước vào thú vui tích tụ “miles & points” này là có nhiều thẻ tín dụng tặng thưởng lại một số điểm gọi là “flexible points”, tức là những điểm thưởng này có thể được chuyển đổi sang nhiều chương trình của các hãng hàng không và khách sạn khác nhau. Và đây cũng chính là yếu tố khiến chúng tôi luôn hướng dẫn những người mới nhập cuộc là hãy nên cố gắng dùng các thẻ tín dụng cấp phát các loại điểm này thay vì các thẻ tín dụng cho từng cá nhân một hãng máy bay hay một khách sạn nào đó.
Trong các bài viết trước đây, chúng tôi đã liệt kê ra 4 loại điểm “flexible points” rất có lợi cho những người mới nhập cuộc. Đó là “Ultimate Rewards” của nhà băng Chase, “ThankYou points” của nhà băng Citibank, “Membership Rewards” của American Express và “SPG points” cũng của American Express nhưng phối hợp với hệ thống khách sạn Starwood. Đó là những loại điểm mà mọi người nói chung, cũng như tất cả những người mới bước chân vào thú chơi tích tụ “miles & points” cần phải chú ý tới trước tiên.
Dĩ nhiên, dù là điểm “flexible points” của những loại thẻ tín dụng kể trên, hoặc là những điểm thưởng của từng hãng máy bay hay khách sạn riêng biệt, việc tích tụ những điểm thưởng to lớn sau khi mới được cấp phát thẻ tín dụng (signup bonus) bao giờ cũng là điều cần chú trọng nhất vì đó là con đường ngắn nhất để có được điểm thưởng to lớn và nhanh nhất. Bởi vì chúng ta đã thấy chỉ là cần một thẻ tín dụng mới được cấp phát, khách hàng có thể nhận được số điểm thật lớn, từ 50,000 và có khi lên đến 100,000 điểm tuỳ theo những “promotion” đặc biệt chỉ trong vòng có 3 tháng đầu tiên sau khi chỉ cần tiêu thụ số tiền đòi hỏi trên thẻ tín dụng.

Những lỗi lầm dễ mắc phải
Tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng ta cũng có thể mắc phải một vài những lỗi lầm hoặc sơ ý khiến mình bị lỡ cơ hội hưởng được số điểm thưởng to lớn đặc biệt này. Sau đây là một số những lỗi lầm đó cần phải tránh để không bỏ lỡ dịp may:
1. Không đạt được đủ mức tiêu thụ theo yêu cầu quy định
Hầu hết các thẻ tín dụng cho điểm thưởng to lớn đều đòi hỏi khách hàng cần phải tiêu thụ một số tiền tối thiểu nào đó (minimum spending required) trong vòng 90 ngày đầu sau khi có thẻ. Một số nhà băng còn ấn định thời gian này bắt đầu từ lúc chúng ta được nhà băng chấp thuận đơn xin, chứ không phải là bắt đầu từ ngày chúng ta nhận được thẻ gửi đến nhà (thường là từ 3 đến 7 ngày sau đó).
Thông thường, các thẻ cho điểm thưởng to lớn có giá trị đòi hỏi khách hàng phải tiêu dùng ít nhất là $3,000 trong vòng 90 ngày đầu tiên. Giả sử như đến thời hạn đó, chúng ta chỉ tiêu dùng có $2,999 thì cũng sẽ không đạt tiêu chuẩn để hưởng số điểm thưởng, coi như là bị mất quyền lợi to lớn hết sức oan uổng đáng tiếc.
Thành ra, cách chắc ăn nhất là tiêu dùng vượt trên mức tối thiểu đòi hỏi này trước thời hạn 90 ngày. Trong nhiều trường hợp dễ bị quên mất thời hạn quy định, chúng ta hãy gọi cho nhà băng ở số điện thoại “customer service” để được giải thích chắc chắn về số tiền đã tiêu thụ, cũng như thời điểm 90 ngày sắp hết hạn hay chưa. Nếu chưa đủ mức này đến sát thời điểm hết hạn, tốt nhất là chúng ta dùng thẻ tín dụng này để đi mua một loại thẻ “gift card” nào đó, coi như là một thứ tiêu xài trong tương lai gần, để có thể vượt qua mức tiêu thụ tối thiểu theo đòi hỏi.
2. Quên mất thời điểm sau cùng đã được hưởng điểm thưởng to lớn “signup bonus” này
Rất nhiều người trong thú vui tích tụ “miles & points” dễ mắc phải lỗi lầm hoặc sơ ý này. Các ngân hàng cấp phát thẻ tín dụng đều có những luật lệ riêng biệt về chuyện ban tặng những số điểm thưởng to lớn đặc biệt này. Trước đây, Citibank quy định rằng số điểm thưởng to lớn đặc biệt chỉ được ban tặng cho những ai đã không có thẻ tín dụng này trong vòng 12 tháng trước đó. Điều này có nghĩa là nếu như chúng ta đã từng được hưởng số điểm thưởng đặc biệt “signup bonus”, thì sau đó phải đóng thẻ này lại, và chờ đợi 12 tháng sau đó để xin lại thẻ mới một lần nữa thì mới có thể được hưởng lợi tiếp thêm một lần nữa. Bằng không thì nhà băng có thể cấp phát lại thẻ một lần nữa, nhưng phần thưởng “signup bonus” sẽ không được cho thêm lần nữa.
Đây chính là chiến thuật mà nhiều tay chơi lành nghề trong thú vui này đã tích cực áp dụng, thường gọi là “churning”, để có thể tiếp tục tích tụ rất nhiều điểm trong đường dài. Dần dần các nhà băng cũng thay đổi chiến thuật, chẳng hạn như Citibank đã tăng thời hạn từ 12 tháng lên thành 18 tháng, và rồi hiện nay là 24 tháng trước khi xin lại thẻ lần kế tiếp để được hưởng “big bonus”.
Đó cũng là quy định hiện nay của nhà băng Chase đối với tất cả những thẻ tín dụng do ngân hàng này cung cấp. Riêng ngân hàng American Express thì gắt gao hơn nhiều, chỉ cấp số điểm thưởng to lớn đặc biệt “signup bonus” chỉ một lần duy nhất mà thôi, thường gọi là “lifetime bonus”. Thành ra, một khi đã được điểm thưởng đặc biệt của AmEx trên một thẻ tín dụng nào đó, thì coi như sẽ không còn tiếp tục được thưởng lại như vậy trong tương lai, cho dù chúng ta có đóng thẻ này lại và nộp đơn xin lại vài năm dài sau đó. Trong một số rất hiếm trường hợp mà AmEx gửi thẳng thư mời đến một số khách hàng nào đó, thường gọi là “targeted offer”, trong đó có thể không ghi thêm điều khoản này, thì lúc đó khách hàng mới hy vọng là mình có thể hưởng thêm được “signup bonus” lần thứ hai.
3. Hoàn trả một số hàng hoá hay dịch vụ trước khi số điểm thưởng đặc biệt to lớn được ban tặng
Nhiều người có thể lạc quan hy vọng rằng họ sẽ sớm được hưởng số điểm thưởng đặc biệt “signup bonus” sau khi đã vừa vượt qua mức tiêu thụ tối thiểu theo đòi hỏi. Nhưng rồi sau đó vì những nhu cầu nào đó khiến chúng ta hoàn trả lại một số các hàng hoá. Như vậy, các cửa tiệm có thể trừ ngược lại số tiền này vào trương mục (account) các thẻ tín dụng đó thay vì hoàn trả lại bằng tiền mặt. Do đó, số tiền đã tiêu thụ bằng thẻ tín dụng coi như đã sụt xuống so với lúc ban đầu, và có thể khiến cho chúng ta bị mất dịp được hưởng điểm đặc biệt.
Chẳng hạn như với một thẻ tín dụng đòi hỏi phải tiêu dùng $3,000 trong vòng 90 ngày. Sau khi đạt được chỉ tiêu này, vài tuần sau đó chúng ta có thể mang ra tiệm trả lại một số hàng hoá nào đó trị giá $300. Nếu như trong vòng 90 ngày mà chúng ta không tiêu thụ những hàng hoá hay dịch vụ nào khác để trám chỗ $300 này thì có thể chúng ta sẽ mất cơ hội được điểm thưởng “signup bonus” nếu như số tiền đã tiêu chưa đạt đủ tiêu chuẩn $3,000 sau khi đã trừ ra $300 vì hàng hoá gửi trả về lại cho tiệm.
4. Cẩn thận để biết xem những khoản tiền nào không được tính vào mức tiêu thụ tối thiểu theo yêu cầu
Thông thường, tiền lệ phí hằng năm (annual fee) không được tính vào trong số tiền tối thiểu phải tiêu dùng theo quy định. Chẳng hạn như một số các thẻ tín dụng loại sang (premium) với tiền lệ phí hằng năm từ $350 đến $550 và đòi hỏi số tiền tiêu dùng tối thiểu trong 90 ngày đầu tiên là từ $3,000 đến $5,000, thì khách hàng phải tiêu dùng thực sự số tiền này cộng với tiền lệ phí hằng năm được tính ngay trong hoá đơn của tháng đầu tiên.
Với các thẻ tín dụng thuộc loại “premium” này, khách hàng cũng được hưởng thêm một phần thưởng đặc biệt khác: đó là tiền bồi hoàn cho những tiêu dùng về du lịch, thường gọi là “travel credit”, tức là những món tiền trả cho việc thuê mướn xe, đi taxi, mua vé máy bay hoặc thuê phòng khách sạn. Các thẻ tín dụng của AmEx thường cấp “travel credit” khoảng $200. Thẻ “premium” của Citibank là Citi Prestige cấp “travel credit” là $250. Chỉ riêng có nhà băng Chase là ban thưởng tiền “travel credit” cao nhất là $300, và cũng dễ dàng nhất. Thành ra, với một thẻ “premium” như Chase Sapphire Reserve với tiền lệ phí hằng năm là $450, coi như khách hàng chỉ trả có $150 sau khi đã trừ đi $300 cho bất cứ những chi phí nào có dính líu đến chuyện du lịch trong năm đó.
Tuy nhiên, không ai biết rõ là tiền bồi hoàn “travel credit” có được tính trong số tiền tiêu thụ tối thiểu hay không để đạt được điểm thưởng đặc biệt to lớn “signup bonus” hay không. Muốn chắc ăn thì nên đọc kỹ những điều khoản được ghi chép trong bản hợp đồng khi mới ký kết xin thẻ tín dụng này, hoặc gọi cho văn phòng “customer service” để được xác nhận chính thức.
Để kết luận, một khi chúng ta đã đi đến quyết định nộp đơn xin một thẻ tín dụng mới, chúng ta cần biết số điểm thưởng đặc biệt to lớn thuộc loại “signup bonus” là bao nhiêu và có những quy định nào. Từ đó, chúng ta cần phải đạt được những quy định đòi hỏi này theo đúng thời gian ấn định, thường là 90 ngày, để biết chắc là chúng ta sẽ hưởng được phần thưởng to lớn đó, giúp chúng ta sớm đạt được giấc mơ “du lịch… gần như miễn phí”.

Tuấn Minh
Houston, Texas, ngày 23/04/2017
anhtuantaberd74@gmail.com
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.174 giây.