Photo: RIA NovostiCác quan chức tham nhũng Trung Quốc đang ồ ạt tháo chạy và xuất vốn tư bản ra nước ngoài. Chính quyền thi hành những biện pháp khẩn cấp. Cơ cấu chống tham nhũng chính là Ủy ban Kiểm tra-Kỷ luật trung ương đang hoạch định cơ chế giám sát các hoạt động của các quan tham cấp dưới đang cố gắng chạy khỏi đất nước. Trong quá khứ, công việc “chặn đường” này thường do chính quyền trung ương thực hiện và chủ yếu tập trung vào hàng quan chức cấp cao. Tuy nhiên, trong tương quan số lượng các nhân vật "một đi không trở lại” qua mỗi năm đều tăng lên, đã bộc lộ yêu cầu phải có cơ chế duy nhất và những biện pháp thích hợp ở bình diện này, - như thông tin từ bài viết trên tạp chí "Quan sát viên kinh tế”.
Theo dữ liệu chính thức, từ cuối năm 2000 đến 2011 các cơ quan kiểm tra Trung Quốc đã bắt giữ 18.487 quan chức nghi vấn tham nhũng khi họ toan tính đào tẩu. Số tiền đưa ra nước ngoài cũng không ngừng gia tăng. Nếu năm 2008 là khoảng 24,5 tỷ nhân dân tệ, thì đến cuối năm ngoái chỉ số này đã là 102 tỷ nhân dân tệ. Bản báo cáo do Toà án nhân dân tối cao của CHND Trung Hoa công bố năm 2009, dẫn số liệu chính thức cho thấy trong thời gian 15 năm (1998-2002) dòng tiền chảy ra nước ngoài là hơn 191 tỷ nhân dân tệ, tương đương với 13 tỷ dollar/năm.
Dễ hiểu là chính quyền không thể không chú ý đến diễn biến như vậy. Năm 2005 và năm 2007, Nhóm điều phối chống tham nhũng trung ương đã lập các đơn vị, có nhiệm vụ nêu cáo buộc với những quan chức bị phát hiện trong lúc cố gắng chạy trốn khỏi đất nước. Ngoài ra, đã thành lập nhóm đặc biệt, mà trong trọng trách có việc bắt giữ các quan tham đào thoát. Đơn vị có chức năng theo dõi các quan tham chạy trốn khỏi Trung Quốc, đã được thành lập trong khuôn khổ Cơ quan quốc gia về cảnh báo tham nhũng. Cơ cấu này cũng tham gia hợp tác quốc tế và dành sự trợ giúp pháp lý quốc tế trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
Dưới góc độ về các thành phần tham nhũng, trong công việc cho đến gần đây đảng Cộng sản mới chỉ theo dõi chặt chẽ hoạt động của quan chức cấp phó lãnh đạo tỉnh trở lên. Tuy nhiên, danh sách các cán bộ phải kê khai khoản có tài sản và thông tin cá nhân đang dần tăng lên. Điều này thực tế tiến hành cả với các nhân vật từng giữ chức quyền nay đã nghỉ hưu. Từ năm 2011, các quan chức cấp cao có vợ (chồng) hoặc con cái đã ra nước ngoài, cần phải điền vào các bản khai bổ sung. Đối với số này cũng tiến hành “kiểm tra” đặc biệt nếu chuẩn bị được đề bạt, thăng chức, hoặc nếu như họ nhận được quyền truy cập thông tin thuộc bí mật quốc gia. Tháng Giêng 2005 đã được công bố về việc bắt đầu đề án mới hướng tới kiểm soát việc các quan chức chính phủ và thân nhân của họ chuyển vốn tư bản ra nước ngoài. Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương cũng đã khởi động một số chương trình thí điểm, đòi hỏi các thành viên chính phủ và quan chức cao cấp của đảng, cũng như người đứng đầu các doanh nghiệp nhà nước phải báo cáo về những người thân trực tiếp hiện đang sinh sống hay học tập ở nước ngoài.
Dù vậy, tất cả những nỗ lực này vẫn còn phân tán. Suốt thời gian dài ở Trung Quốc không hiện hữu cơ chế hiệu quả duy nhất có thể chặn đứng cuộc đào tẩu ra nước ngoài của các quan tham hay là tạo điều kiện theo dõi di chuyển tiếp theo của những đối tượng đã chạy thoát ra hải ngoại.
Bây giờ, một cơ chế như vậy đã xuất hiện. Có thể thấy Trung Quốc ngày càng tích cực hơn trong việc buộc hồi hương các cựu quan chức chạy thoát để đưa ra xét xử trước tòa. Hiện thời đã có hơn 160 quốc gia và tổ chức quốc tế đồng ý hỗ trợ giúp Trung Quốc trong lĩnh vực tìm kiếm và đưa trở về nước những tội phạm chạy trốn công lý. Như nhận xét trong bài viết trên tạp chí “Quan sát viên kinh tế”, hiện nay Trung Quốc đang đàm phán với các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ về cưỡng chế hồi hương các cựu quan tham Trung Quốc đã lẩn trốn tại Mỹ. Washington hứa sẽ trả số này về nước nếu Bắc Kinh cung cấp đủ bằng chứng khẳng định tội tham nhũng.
Nhưng nỗ lực chính có lẽ vẫn tập trung vào công tác ở nội địa Trung Quốc. Ở một số tỉnh thành, trước đây khi phát hiện sự kiện chạy trốn, phản xạ chính thức đầu tiên đã là không để thông tin này lọt ra báo chí và cố gắng giấu diếm công luận. Bây giờ có vẻ là mỗi trường hợp đào tẩu của quan tham đều sẽ điều tra kỹ lưỡng. Chính quyền quan tâm nhiều hơn đến tính công khai. Bởi xã hội Trung Quốc đang dành kỳ vọng rất cao với sáng kiến do đích thân nhà lãnh đạo Cận Bình khởi xướng là chiến dịch mới chống tham nhũng.
Source: Tiếng nói nước Nga