logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/05/2017 lúc 09:01:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Câu chuyện mẹ chồng và nàng dâu
Tôi sinh ra trong một gia đình có hai anh em. Em gái tôi lấy chồng ở xa, thỉnh thoảng mới về thăm bố mẹ.
Ngày mới kết hôn, tôi và vợ sống cùng bố mẹ tôi. Công bằng mà nói, tôi thấy mẹ mình cũng khá khó tính, hay soi mói đến con dâu nên mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu không được êm ấm. Mọi chuyện càng trở nên tồi tệ hơn khi, một lần, mẹ tôi hiểu lầm con dâu và đuổi chúng tôi đi nơi khác mà ở.
Chuyện như thế này: năm ấy, vợ tôi cùng một người nam đồng nghiệp đi đặt khách sạn để đón một đoàn công tác của công ty cô ấy làm từ trong Nam ra. Mẹ tôi vô tình đi ngang qua, nhìn thấy vợ tôi đi ra từ khách sạn cùng người nam đồng nghiệp. Chưa hiểu ất giáp gì cả, bà nhào vào tát con dâu tới tấp và sỉ nhục vợ tôi trước chỗ đông người.
Hôm đó về nhà, hai phụ nữ quan trọng nhất đời tôi lớn tiếng cãi nhau. Trong cơn tức giận, vợ tôi cũng có nói nhiều câu hỗn xược với mẹ tôi có lẽ vì đã ấm ức từ lâu và nhất là việc bị sỉ nhục vô lý trước mặt mọi người, khiến cô ấy không kiềm chế được. Tôi cố giải thích giúp vợ nhưng bố mẹ tôi không nghe, vẫn khăng khăng cho rằng tôi ngu đần, vợ vào khách sạn với thằng đàn ông khác mà cứ nhắm mắt bênh vực. Ông bà bèn đuổi vợ chồng tôi ra khỏi nhà. Vì nóng giận quá, tôi cũng xách hành lý đi kiếm nhà trọ cùng vợ.
Chúng tôi ở trọ đến nay đã được 5 năm. Hai vợ chồng tôi đã có với nhau một bé trai kháu khỉnh. Hàng ngày chúng tôi nhờ ông bà ngoại chăm sóc, tan giờ làm, hai vợ chồng thay nhau đón cháu về nhà.
Sau khi ở trọ khoảng 2 năm, tôi cũng hết giận, lâu lâu lại ghé về nhà thăm bố mẹ. Bố mẹ khuyên tôi chuyển về ở cùng vì ông bà đã lớn tuổi, muốn ở gần con cháu.
Nhiều lần tôi khuyên vợ làm theo ý nguyện ấy nhưng vợ tôi dứt khoát không chịu, nhất định ở trọ bên ngoài. Sau 5 năm cô ấy vẫn không thay đổi và dường như càng hận thù gia đình tôi hơn. Mỗi lần tôi nói tới chuyện chuyển về ở với bố mẹ, hoặc hễ tôi đưa con trai về thăm ông bà nội là cô ấy lại lôi chuyện cũ ra nói và gọi bố mẹ tôi bằng tiếng này tiếng nọ không hay. Tôi buồn lắm nhưng biết vợ vẫn còn hận bố mẹ mình nên cũng không trách gì cô ấy. Tôi giữ nỗi buồn trong lòng và tự nhủ cô ấy tức giận cũng có lý do nên mình phải thông cảm.
Về phần vợ tôi, cô ấy là người biết lo lắng, chăm sóc cho chồng cho con. Cô ấy cũng khéo lo chuyện kinh tế. Dù phải thuê nhà trọ mỗi tháng cả chục triệu đồng nhưng với tài chi tiêu, quản lý tài chính của cô ấy, chúng tôi cũng tiết kiệm được một khoản kha khá, đủ để mua một mảnh đất hay một căn chung cư. Hàng ngày tôi đi làm về thường cùng vợ lo lắng cho con, cũng không chơi bời hay ăn nhậu gì. Vợ chồng tôi nếu lâu lâu nảy sinh cãi vã cũng chỉ vì chuyện tôi về nhà thăm bố mẹ chứ không vì lý do nào khác.
Thời gian gần đây, bố mẹ tôi lại thúc giục chuyện dọn về ở cùng. Bố mẹ tôi nói ngày trước ông bà hiểu lầm nên giờ cảm thấy có lỗi với vợ chồng tôi. Nếu chúng tôi không muốn sống chung, ông bà sẵn sàng cắt một phần đất để vợ chồng tôi xây nhà kế bên. Tôi lại tiếp tục thuyết phục vợ. Nghe tôi nói, cô ấy ra điều kiện rằng nếu bố mẹ tôi chịu tới xin lỗi cô ấy và ông bà thông gia thì cô ấy sẽ nghĩ lại về việc chuyển về ở gần. Nghe vậy tôi thấy có lối thoát nhưng cũng rất lo. Ai cũng có tự ái của mình, liệu bố mẹ tôi có đồng ý xin lỗi con dâu, nhất là xin lỗi ông bà thông gia, bởi vì bố mẹ tôi có xúc phạm gì tới ông bà ấy đâu mà phải đến nhà xin lỗi?
Nhưng lòng thương con bao giờ cũng lớn hơn cả. Hơn nữa bố mẹ tôi cũng lớn tuổi rồi, rất tha thiết mong được gần đứa cháu đích tôn nên cố gắng dẹp bỏ tự ái, đành đến nhà, muối mặt xin lỗi con dâu cũng như ông bà thông gia.
Tôi không ngờ rằng đằng sau cái yêu cầu trái khoáy của vợ tôi và ông bà nhạc là cả một toán tính từ trước. Đúng theo lịch hẹn, bố mẹ tôi tới nhà để gặp và xin lỗi vợ tôi và bố mẹ cô ấy. Thế nhưng, buổi nói chuyện không thành khi vợ tôi lôi chuyện cũ ra nhắc lại để chỉ trích, còn bố vợ tôi thì hết lời trách móc, xỉ vả bố mẹ tôi. Vợ tôi hoàn toàn thay đổi thái độ chứ không phải cứ chịu xin lỗi là có thể xong như cô ấy đã nói. Tôi cảm thấy cô ấy coi đó là cơ hội để sỉ nhục và trả thù bố mẹ tôi.
Hôm ấy bố mẹ tôi buồn lắm. Ra về, ông bà bảo tôi cố mà chăm sóc đứa con chứ còn vợ tôi thì ông bà không nghĩ tới nữa.
Cuộc sống vợ chồng lại luôn căng thẳng, bây giờ vợ tôi chỉ muốn mua đất cất nhà ở riêng và tuyệt giao với gia đình tôi. Tôi thì làm sao có thể bỏ được cha mẹ – người đã sinh ra tôi. Cho dù ông bà có sai trái thì phận làm con mình đâu được quyền oán trách? Huống hồ bây giờ bố mẹ tôi cũng đã hối hận và đã nhận ra lỗi lầm, thậm chí tới nhà xin lỗi ông bà thông gia và con dâu, tại sao còn giữ thái độ hiềm khích mãi mãi?
Về phần tôi, dù vợ đối xử hơi quá với bố mẹ mình nhưng tôi vẫn yêu thương cô ấy. Tôi cũng không muốn con mình phải lựa chọn ở với cha thì không có mẹ, ở với mẹ thì không có cha. Nhưng cô ấy chỉ cho tôi lựa chọn một trong hai đằng, hoặc là vợ con, hoặc là bố mẹ và họ mạc.
Nỗi khổ của người đàn ông bị vợ đánh đập và ngang nhiên “cắm sừng”
Chuyến công tác tới TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, khiến luật sư Nguyễn Hồng Thái bị ám ảnh mãi. Ông cho biết, lần đó ông đã tư vấn cho một người đàn ông thoát khỏi cảnh tàn bạo bởi người vợ dữ dội của anh ta.
LS Thái kể, hôm đó, sau khi từ tòa án về khách sạn nghỉ ngơi, ông nhận được điện thoại của một người đàn ông xin đến để nhờ ông tư vấn. “Anh ấy khoảng 34 – 35 tuổi, thân hình cao lớn, trông có vẻ khỏe mạnh, trái ngược với vẻ mặt u sầu hết sức phiền muộn của anh ta. Anh ấy nói muốn ly hôn với vợ và đã nộp đơn nhiều lần nhưng đều bị tòa bác bỏ với lý do “để còn hòa giải”!
Luật sư Thái cho biết tiếp: “Cả tiếng đồng hồ hôm ấy, người đàn ông này cứ cúi gầm mặt vì buồn, không một lần ngửng lên. Anh ta nói thời gian hạnh phúc của vợ chồng anh chỉ ngắn ngủi được mấy tháng trời lúc mới đám cưới. Rồi dần dần, dù đã nhẫn nhục chịu đựng nhưng càng ngày vợ anh càng quá quắt không sao chịu nổi.
“Anh ta cho biết mình tên là Trịnh Văn Dũng, quê quán tại Quảng Nam. Năm 22 tuổi, nhà nghèo quá nên anh theo bạn bè ra ngoài Bắc, tới Hà Nam làm thuê. Thấy anh siêng năng, lại nhanh nhẹn, một người đàn ông lớn tuổi đã giúp anh rất nhiều. Quen biết nhau lâu, Dũng phải lòng người con gái của ân nhân. Được sự tác thành của ân nhân, anh và cô gái nhanh chóng nên duyên vợ chồng.
Sau đám cưới năm 2009, Dũng được bố vợ giúp vốn để mở một ga-ra sửa xe hơi, còn vợ anh – tên Hoàng Thị Bảo (sinh năm 1988, lúc làm đám cưới 21 tuổi, kém Dũng 6 tuổi) thì buôn bán lặt vặt tại nhà.
Do công việc nên Dũng thường phải giao dịch với khách hàng khi họ đem xe đến sửa, hoặc họ gọi Dũng đến nhà đưa xe về sửa. Trong số khách hàng cũng có các khách nữ. Điều này khiến vợ Dũng không yên tâm, sợ chồng giao dịch nhiều sẽ dẫn đến “hướng ngoại” do lóa mắt vì sự giàu có của người ta. Nhưng thay vì nhẹ nhàng giải thích, vợ Dũng thường chì chiết, xúc phạm chồng bằng những lời lẽ khó nghe. Dù rất khó chịu nhưng Dũng đều nín nhịn để im cửa im nhà. Lâu dần, được đằng chân lân đằng đầu, vợ Dũng ngày càng quá tệ, mắng mỏ chồng như cơm bữa. Việc bắt nạt chồng của Bảo ảnh hưởng tới hai đứa con. Mới tí tuổi đầu mà hai đứa con gái của vợ chồng Dũng đã khinh bố ra mặt, hễ mở miệng ra là chê bai bố đủ điều, chỉ mẹ là nhất.
Mỗi lần góp ý với vợ về cách dạy con cái, anh lại nhận được một cái bĩu môi đầy khinh miệt. Cứ như vậy, dù là chồng nhưng Dũng gần như không có tiếng nói trong gia đình. Tất cả mọi việc lớn nhỏ đều do một mình vợ quyết định. Nhịn nhục đã nhiều nên giống như giọt nước làm tràn ly, một lần chỉ vì xích mích chuyện đi đám cưới, Dũng cáu tiết tát vợ một cái và đẩy mạnh, Bảo té xuống đất. Bất ngờ Bảo vùng dậy, cũng đánh trả liên tiếp rồi quật Dũng ngã lăn đoạn ngồi lên bụng chồng, cứ thế mà tát tới tấp khiến Dũng muốn vỡ mặt, hai má sưng vù, đến mấy ngày liền.
Những trận đòn theo kiểu “con nhà võ” của vợ khiến Dũng dọ hỏi và được biết trước đây Bảo đã từng là đàn em của một bọn đầu trâu mặt ngựa, chuyên môn bảo kê và đòi nợ mướn của mấy “bà chủ” cho vay nặng lãi ở các chợ. Hễ “bà chủ” ra lệnh đánh ai hay rạch mặt ai là bọn Bảo làm, không cần biết lý do và cũng không cần biết kẻ bị đánh hay bị rạch mặt vay nợ của bà ta bao nhiêu tiền.
Kể từ lần bị vợ “cho biết tay” đó, Dũng luôn bị vợ đánh đập theo kiểu của bọn côn đồ chuyên nghiệp ở chợ. Cứ hễ không hài lòng hay bực bội điều gì là Bảo lại thượng căng chân hạ cẳng tay với chồng. Thậm chí có lần Dũng bị vợ đánh tới mức phải vào bệnh viện.
Đã nhiêu lần bị xúc phạm nên Dũng nói sẽ ly dị thì bị vợ mắng: “Anh là cái đồ ăn cháo đá bát. Ai cấp vốn cho anh mở ga-ra sinh sống, có đồng ra đồng vào như ngày nay? Thử ly dị đi, bố tôi đòi lại các thứ xem có đói rã họng ra không nào? Lại khố rách áo ôm, ăn mày ăn nhặt chứ ở đấy mà làm ông chủ ga-ra nọ kia”.
Dũng kể với vị luật sư rằng chuyện anh bị vợ cầm dao đuổi chém trong xóm là việc bình thường. Một lần khác, anh mới mua được chiếc xe tay ga hiệu Attila SYM rất đẹp. Nhân một nữ khách hàng đem xe hơi đến sửa, lúc đến lấy xe lại quên ví tiền ở nhà nên nhờ Dũng lái xe chở chị về giùm nhân đó nhận tiền công sửa luôn thể. Dũng làm theo. Bất ngờ, vợ đi đường trông thấy, tưởng Dũng có bồ, lái chiếc xe hơi sang trọng của khách để chở bồ đi chơi cho oai nên ghét – Bảo ghét chứ không thèm ghen với chồng. Khi Dũng đi công việc về, tay còn dính dầu mỡ, Bảo chẳng nói chẳng rằng, trụt dép đập vào mặt chồng ngay từ ngoài cửa khiến Dũng chẳng hiểu gì cả, rồi giơ chân đạp đổ chiếc Attila, mở khóa bình xăng đốt chiếc xe cháy ngùn ngụt: “Thằng khốn nạn, xem mày còn có xe mới làm le với người này người nọ được nữa hay không…”. Hàng xóm sợ cháy nhà, kêu la bải hoải hè nhau chữa lửa nhưng chiếc xe đã cháy mất tiêu.
Vì cuộc sống quá đau khổ, nhiều lần Dũng đã làm đơn xin ly dị nhưng phần vì Bảo không chịu ký, phần vì tòa nói để chờ hòa giải nên việc đâu vẫn hoàn đấy.
Không làm thế nào được, Dũng đành quyết định “ly thân” bằng cách ban ngày ở xưởng, sửa xe với thợ trong ga-ra, trưa và tối ăn cơm bụi, đêm thì ngủ trên gác xép cũng trong ga-ra.
Nếu chuyện chỉ có vậy thì Dũng cũng cố chịu đựng cho xong. Nhưng rồi một chuyện khác lại diễn ra khiến anh quyết định nhờ luất sư tư vấn để làm đơn ra tòa lần nữa.
Số là vốn khinh thường chồng nên Bảo muốn kiếm một anh bồ khỏe mạnh để thế vào chỗ của Dũng. Hơn nữa dù đã 2 con khá lớn song trông Bảo cũng còn trẻ và đẹp, nàng luôn luôn liếc mắt đưa tình hết sức dâm đãng khi thấy bất cứ người đàn ông nào vừa ý.
Hàng ngày, Dũng thì ăn ở và làm việc quần quật ở trong ga-ra; hai đứa con thì đi học; nhà rất vắng, Bảo tha hồ đem hết nhân tình này đến nhân tình khác về hú hí với nhau không cần kiêng nể ai hết.
Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra huống chi đàn bà ngoại tình, ăn nằm với người này người nọ ngay tại nhà như một ổ điếm. Hàng xóm biết, họ nói thẳng với Dũng.
Với những chứng cớ như trên, Dũng tìm đến vị luật sư, kể thật tất cả để nhờ luật sư tư vấn xem mình phải làm thế nào để dù vợ không chịu ký tòa cũng sẽ không bác đơn “để chờ hòa giải” như mọi lần. Luật sư giải thích rằng nếu có chứng cớ rõ ràng, Dũng có thể làm đơn “một chiều” tức không bắt buộc phải có chữ ký của vợ. Còn chứng cớ thì đấy, nhờ ngay chính một hay hai người hàng xóm làm chứng về sự đối xử tàn nhẫn cũng như sự xấu xa nhơ nhớp của Bảo, tòa sẽ chấp nhận cho ly dị.
Quả nhiên, với sự can thiệp của luật sư, tòa đã cho Dũng ly dị và Dũng đã thoát cảnh đọa đầy của người vợ quá quắt.
Đoàn Dự

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.120 giây.