logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 27/05/2017 lúc 07:40:08(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Theo tài liệu của tổ chức Quỹ Dân số Liên hiệp quốc, hơn một nửa dân số trên thế giới hiện nay là sống ở thành thị, và con số này được phỏng đoán là sẽ đạt khoảng gần 70 phần trăm vào năm 2050. Tính chung trên thế giới, cứ mỗi tám người sống ở thành thị thì có một người sống ở những nơi thuộc loại siêu đô thị (megacity). Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, một thành phố thuộc loại siêu đô thị là có trên 10 triệu dân cư sinh sống.

Có thể nói những siêu đô thị loại hiện đại là phát minh của thế giới phương tây, nhưng những siêu đô thị này càng ngày càng thấy phát triển nhiều ở phương đông. Hiện có bảy siêu đô thị lớn nhất thế giới đều nằm ở Á châu. Siêu đô thị lớn nhất hiện nay vẫn thuộc về khu vực Tokyo-Yokohama, với 37 triệu dân, theo sau là thủ đô Jarkata của Indonesia, Seoul-Incheon (Nam Hàn), Delhi (Ấn Độ), Thượng Hải (Trung Quốc) và Manilla (Philippines).

Với khoảng 20 triệu dân, thành phố New York, đô thị lớn nhất thế giới từ đầu thế kỷ 20 cho đến khi bị Tokyo qua mặt trong thập niên 1950, hiện được xếp đứng thứ tám. Những khu vực thành thị khác của phương tây được xếp nằm trong sô 28 siêu đô thị lớn nhất hiện nay là Moscow (hạng 15), Los Angeles (hạng 17) và Paris (hạng 28). London, thành phố hiện đại đầu tiên có dân số một triệu người thì nay bị bỏ lại đằng sau và không nằm trong danh sách những siêu đô thị. Năm 1990, New York vẫn còn được xếp thứ nhì và Los Angeles thứ tám. Điều này cho thấy sự đô thị hóa ở phương tây đi trước nhưng nay đã chậm lại, và chiều hướng đô thị hóa đó đang chuyển sang khu vực Á châu.

Một điều không làm ai ngạc nhiên đó là Trung Quốc có bốn siêu đô thị, nhiều nhất so với bất kỳ quốc gia nào khác. Trong đó siêu đô thị phát triển nhanh nhất trong thập niên vừa qua là Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông, không lâu trước đây còn là một làng đánh cá nhỏ nhưng may mắn lọt vào mắt Đặng Tiểu Bình và trở thành mục tiêu cho chính sách hiện đại hóa của họ Đặng. Năm 1979 mới chỉ có khoảng 30,000 dân; nay là một đô thị phát triển với hơn 12 triệu dân và trong một thập niên qua dân số của thành phố này đã tăng 56 phần trăm. Do bởi vì nó phát triển nhanh quá đến độ được người ta gọi là “thành phố không có lịch sử.”

Theo dự đoán của Liên hiệp quốc từ đây cho tới năm 2025, danh sách những siêu đô thị tương lai phần lớn là ở những thành phố có đông dân nghèo hoặc lợi tức thấp, chủ yếu là những nơi như Phi châu và Trung Á. Trong đó những siêu đô thị mới là Lima (Peru), Kinshasa (Cộng hòa Dân chủ Congo) và Thiên Tân (Trung Quốc). Ngoài ra còn có ít nhất bảy thành phố khác: Chennai, Bangalore và Hyderabad (Ấn Độ), Bogota (Colombia), Sài Gòn (Việt Nam), Đông Quản và Thành Đô (Trung Quốc) – hiện có dân số trên 8 triệu, và những thành phố này có khả năng sẽ trở thành những siêu đô thị mới vào năm 2030. Trong số những thành phố có lợi tức cao, London có thể sẽ đạt con số 10 triệu dân vào cùng năm trên, trong khi một thành phố có lợi tức cao khác là Chicago, với dân số hiện nay là hơn 9 triệu, có thể cũng trở thành một siêu đô thị vào năm 2040.

Những dự đoán trên của Liên hiệp quốc có thể sai trật chút ít vì còn tùy thuộc vào hoàn cảnh tương lai của thành phố đó: chiến tranh, môi trường hoặc một lý do nào đó gây ra gián đoạn. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là những siêu đô thị mới của thế giới sẽ tiếp tục với chiều hướng tăng nhanh ở Á châu và Phi châu, trong khi Mỹ châu, Nhật Bản và Âu châu thì chiều hướng phát triển siêu đô thị chậm lại.

Trước thời kỳ cách mạng kỹ nghệ, hầu hết dân chúng trên thế giới làm nghề nông, cũng vì thế dân số sống ở vùng nông thôn luôn chiếm đa số. Cho tới đầu thế kỷ 19, chỉ có khoảng 3% dân số trên thế giới là sống ở thành thị. Tình trạng đô thị hóa và chiều hướng người dân từ nông thôn đổ về thành phố chỉ bắt đầu ở Anh Quốc từ cuối thế kỷ 19 và ở Mỹ vào đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên hiện nay, chiều hướng đô thị hóa ở những nước đang phát triển với tốc độ và tỉ lệ nhanh chưa từng thấy từ trước tới nay – đưa tới sự hình thành một loạt những siêu đô thị, từ Jarkata tới Istanbul, từ São Paulo tới Cairo. Và những gia đình nghèo ở vùng nông thôn ồ ạt đổ về những trung tâm đô thị trên thế giới với mục đích chính là tìm việc làm – đưa tới những thử thách không nhỏ cho các chính quyền địa phương: nước sạch, vệ sinh và những nhu cầu căn bản trong cuộc sống.

Hai thành phố lớn của Việt Nam là Sài Gòn và Hà Nội cũng không ngoại lệ, với dân số bùng phát độ khoảng 20 năm nay cùng một nguyên do như trên là người dân nghèo ở vùng nông thôn đổ về, đa số là người trẻ còn sức lao động. Mặc dù cuộc sống của họ vất vả và cũng không dư dả gì, nhưng theo ý họ ở thành phố thì còn có cơ hội làm việc chứ nếu về quê thì kiếm đâu ra việc làm. Thành thử ra cực thì cực người ta vẫn cố sống bám vào thành phố trong khi những lớp người mới từ nông thôn vẫn tiếp tục đổ về.

Những siêu đô thị ngày càng mở rộng thêm ra, dân số cũng ngày càng tăng và những tòa nhà cao ốc mọc lên nhanh đến không kịp đếm. Đây cũng là cơ hội phát triển cho các công ty lớn, bên cạnh đó là sự hào nhoáng của các khu biệt thự dành cho đám người trọc phú.

Điều đáng tiếc là những siêu đô thị này lại không có gì là tử tế đối với đa số người dân sống ở đây, đặc biệt là người nghèo sống chen chúc trong những khu nhà ổ chuột. Những người dân nghèo này di chuyển tới các siêu đô thị không phải để tận hưởng thứ ánh sáng đô thị bùng lên rực rỡ vào ban đêm mà chỉ vì họ muốn thoát ra khỏi tình trạng nghèo khổ không có chút hy vọng ở những khu làng hẻo lánh của họ ở nông thôn.

Và một điều hệ trọng hơn, những người dân sinh sống ở những khu ổ chuột luôn phải đối diện với những nguy cơ liên quan đến sức khoẻ và an toàn cá nhân, từ những căn bệnh nguy hiểm như AIDS hay phong tình, tới bạo động đường phố, nhà ở xây thiếu an toàn, và tai nạn xe cộ. Theo kết quả một cuộc nghiên cứu, 85 phần trăm số tử vong do tai nạn xe cộ trên thế giới hiện nay xảy ra ở những quốc gia đang phát triển.

Thậm chí với nền kinh tế phát triển đều đặn, những siêu đô thị này cũng không hẳn là nơi lý tưởng để sinh sống. Năm 1971, cứ sáu người dân sống ở thành phố Mumbai, Ấn Độ, thì có một người sống trong khu ổ chuột; nay thì con số người dân sống trong khu ổ chuột ở Mumbai chiếm đa số. Giá nhà đất tăng cao cũng đưa tới một vấn nạn khác là thậm chí đẩy cuộc sống của những người có việc làm với đồng lương tương đối cũng phải gặp cảnh chật vật.

Nạn kẹt xe cũng ngày một tệ hại hơn. Gần một nửa những người đi làm ở Mumbai phải mất ít nhất một hay hai tiếng lái xe đi làm mỗi ngày, nhiều hơn hẳn so với những người đi làm sống ở những thành phố nhỏ hơn. Có tới một nửa dân làm việc văn phòng ở Mumbai mơ ước được dọn đi nơi khác, và một trong những lý do chính là để thoát được nạn đi xe lửa hay xe hơi mỗi ngày.

Hiện nay đang có phong trào “thành phố vườn” để đối lại với chiều hướng siêu đô thị hóa. Phong trào này khuyến khích và kêu gọi các chính quyền địa phương nên chú trọng tới việc phát triển ở những khu ngoại ô, đặc biệt là những nơi còn nhiều đất trống. Nó hứa hẹn sẽ là một nơi sống thích hợp cho con người hơn, không gian thoáng đãng hơn thay vì ở những đô thị chật ních. Mô hình “thành phố vườn” hiện đang được chính phủ Singapore chú ý và nghiên cứu, với một kế hoạch cổ vũ nơi làm việc nằm ngoài trung tâm thành phố, giảm bớt việc đi làm bằng xe và trùng tu lại những khu vực thiên nhiên gần chỗ ở và nơi làm việc.

Phong trào “thành phố vườn” (garden city) được khởi xướng bởi Ebenezer Howard tại Anh Quốc vào năm 1898. Theo mô hình của Howard, các thành phố vườn là những cộng đồng riêng biệt được bao quanh bởi một vành đai cây xanh, và bên trong vành đai này được chia thành ba khu chính: khu nhà ở, khu công nghệ và khu nông nghiệp.

Mô hình “thành phố vườn” được quảng bá là thích hợp nhất đối với những thành phố đang trên đà phát triển và có dân số tăng nhanh, ví dụ như thành phố Hà Nội của Việt Nam chẳng hạn, với những toà cao ốc tráng lệ trên những con phố chính nhưng phía sau lưng là những khu ổ chuột sống chen chúc. Theo một số chuyên gia, trong khi chính quyền thành phố chỉ chú trọng tới việc phát triển thành phố sao cho ngày càng lớn hơn thì vô hình trung làm cho đời sống của người dân bị đi xuống, ảnh hưởng tới đủ mọi khía cạnh, từ an toàn thực phẩm đến nước sạch đến nạn kẹt xe. Nhiều căn nhà ở Hà Nội hiện nay có tới hai hay ba gia đình chung sống.

Nay mai nếu như Hà Nội hay Sài Gòn cũng trở thành những siêu đô thị thì điều tất yếu là lợi ngay trước mắt cho những tay buôn bán nhà đất nhưng chắc chắn là cuộc sống của đa số người dân sẽ chẳng được tốt đẹp hơn. Vả lại một chính quyền chỉ lo tham nhũng để kiếm tiền và lơ là với đời sống của người dân thì một mô hình “thành phố vườn” còn lâu mới có được ở Hà Nội hay Sài Gòn.

Huy Lâm

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.088 giây.