logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/06/2017 lúc 08:46:24(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ở Sài gòn hiện nay, du lịch rất phát triển. Cứ trông các hãng du lịch quảng cáo đầy dẫy khắp nơi đủ biết ngành này ăn nên làm ra thế nào.
Một năm, du lịch có hai mùa cao điểm là Tết và hè. Đó là thời gian học sinh được nghỉ học dài ngày. Tết thay vì trước kia chỉ nghỉ một tuần nhưng hết bảy ngày chưa đã, cả thầy và trò uể oải đến lớp cho có trong một không khí tết vẫn còn đậm đặc, không cach nào học hành nổi. Vì thế Sở Giáo Dục cho nghỉ thêm một tuần. Như vậy, nghỉ hè chỉ còn hai tháng rưỡi thay vì ba tháng như trước kia.
Dù bớt một tuần vẫn còn là thời gian khá dài. Đối với những nhà có con trẻ bận học quanh năm thì ba tháng hè là dịp để gia đình có thể đi du lịch vui chơi cùng nhau.
Các bậc phụ huynh ở thành thị đã nhìn thấy khuyết điểm của đời sống thành phố gắn liền với công việc quay cuồng và các thứ tiện nghi máy móc khiến con người như trở thành robot. Do đó có dịp nghỉ hè dài ngày, ai nấy đều muốn nghỉ ngơi thư giãn, và nhất là tìm về thiên nhiên như một liệu pháp để mọi người bớt căng thẳng.
Từ thành phố đi lên Đà Lạt mát mẻ hoặc bãi biển Vũng Tàu, Nha Trang, Phan Thiết… vừa xa một chút vừa có nhiều chỗ thăm thú nên có thể đi từ bốn đến bảy ngày. Các tỉnh miền Tây như Cần Thơ, Đồng Tháp… vừa gần vừa ít nơi du ngoạn nên chỉ cần hai hay ba ngày cho một tour. Gia đình nào kha khá thì đi xa hơn, nhiều thời gian hơn, ra Trung, ra Bắc là nơi tập trung nhiều thắng cảnh. Nào là phố cổ Hội An, cố đô Huế, Bà Nà- Đà Nẵng, Bái Đính- Ninh Bình, Sapa, Mộc Châu… Các công ty du lịch sợ du khách nhàm chán nên cố gắng moi móc tìm những cảnh đẹp mới. Một mái cổng cong cong vừa xuất hiện trong MV của một ca sĩ cũng lôi cuốn nam thanh nữ tú ùn ùn kéo đến tới nỗi “cổng Trời thất thủ”. Tháng Giêng vô số hội hè khắp nơi mà lễ hội nào cũng không chỗ chen chân huống hồ dịp hè.
Bên cạnh đó, du lịch bình dân cũng phát triển rầm rộ. Tour chợ đi ô tô giường nằm Xuyên Việt từ Saigon đến Lạng Sơn mười tám ngày chỉ mất khoảng mười hai triệu/ người bao gồm cả tiền xe giường nằm, ăn, ở. Rẻ không thể rẻ hơn vì chủ đoàn mang bếp ga và nồi niêu theo nấu ăn bên vệ đường.
Tuy nhiên ai cũng e ngại vào mùa du lịch, đi đâu cũng sợ bị chặt chém. Không phải chỉ người ngoại quốc bị lừa mà ngay dân Việt với nhau, tiếng Việt nói rõ ràng mà cũng bị chém đứt cổ chứ chẳng chơi.
Thành thử không lạ khi nhiều người chọn đi du lịch ngoại quốc tính ra giá còn rẻ hơn đi chơi trong nước. Tour nước ngoài phát triển vũ bão. Hồi xưa nghe ai nói đi du lịch Mỹ, Pháp… là sự lạ nhưng nay bình thường. Nhật, Hàn, Đài Loan… đã nhẹ phần cấp visa nhập cảnh từ lâu. Các hãng du lịch hạ giá tối đa bằng cách cắt bỏ chương trình nên có chuyển đi Nhật bốn mươi triệu (gần 2 ngàn đô) thì cũng có chuyến hai mươi triệu. Các chuyến đi giá rẻ chủ yếu đến công viên, đứng xa xa nhìn mái ngói hoàng cung thấp thoáng, thăm phim trường của một bộ phim ngôn tình và chủ yếu là vào cửa hàng mua sắm… Dù sao so sánh thì đi Hà Nội tốn mười triệu cùng giá đó đi Singapore – Malaysia nghe có vẻ hay hơn, khung cảnh, con người lạ lẫm hơn. Ra ngoài mở mắt to hơn để về nhà thấy buồn hơn biết khi nào bằng được người ta!
Tân Gia từ vượt con tầu,
Mới hay vũ trụ một bầu bao la
Giật mình khi ở xó nhà
(thơ Cao Bá Quát, bản dịch Trúc Khê)
Thật lạ những câu thơ từ giữa thế kỷ XIX bây giờ vẫn đúng.
Nếu không đi du lịch ngoại quốc, phụ huynh thành phố thường ghi danh các tour trại hè dành cho học sinh. Trại về đồng bằng tập tưới rau, bắt cá…, trại lên núi tập dựng lều, nhóm lửa… Ngoài ra còn các trại ra ngoại quốc ở homestay để thực tập ngoại ngữ và làm quen với văn hóa nước ngoài dĩ nhiên con nhà giàu mới tham dự.
Cưỡi ngựa xem hoa nên dù có sau một vài chuyến trại hè vẫn không ít em lầm lẫn giữa mạ và cỏ, giữa trâu và bò, giữa bầu và bí… Các loại rau càng không biết vì trông thứ nào cũng như nhau.
Dù sao, dân thành thị có quê, nhất là còn có họ hàng gần gũi, có vườn tược rộng rãi đều muốn con cái về quê để thay đổi chỗ ở, hưởng không khí trong lành, nhận họ hàng thân thuộc… Một cuộc sống hoàn toàn gắn liền với nếp sống thôn quê mới thấm đẫm nơi trẻ em tình yêu quê hươngvà sự gắn kết với gia tộc, xóm làng.
Thế nhưng ngay cả có họ hàng nhà cửa dưới quê thì du lịch hè của trẻ em vẫn có sự giới hạn.
Đối với đa số trẻ con, thiếu niên thì hè là những ngày tháng vui chơi, giải trí. Nòi đa số chứ không phải tất cả vì học sinh những lớp đầu cấp vẫn phải học thi. Không thi vẫn học hè để chuẩn bị cho niên học mới. Như học sinh vừa xong lớp Bốn thì sau mấy tháng hè đã “nuốt” trọn chương trình của lớp Năm. Vậy cho chắc ăn để năm sau còn thi vào lớp Sáu (đầu cấp II). Học sinh lớp Tám chuẩn bị cho kỳ thi lớp 10 và học sinh lớp 11 kinh hồn hơn là chuẩn bị cho lớp 12 tốt nghiệp và kỳ thi đại học. Các kỳ thi được chuẩn bị từ trước hẳn một năm. Những lớp không chưa thi vẫn vùi học đợi kỳ thi tương lai nên kỳ nghỉ hè thường kéo dài chắc là không quá hai tuần để trở về các lớp học hè. Kẻo thua chị kém em kéo theo nhiều phiền toái.
Có đủ thứ phải học chờ đợi ụp đổ lên trẻ: Học Toán, học Văn, Ngoại Ngữ… rồi qua học chơi: học võ, học đàn, nhảy múa… vào lớp quân sự để học cách… xếp chăn, màn, rửa chén bát, tự dậy sớm sau tiếng kẻng… Vào lớp tập làm nông dân để biết cách tưới cây, bón phân…
Chỉ là các lớp năng khiếu hè thôi mà, học tới đâu thì học, biết tới đâu thì biết, đâu có áp lực thuộc bài, thi cử, đâu cần đồng đồng phục. Cứ quần short, dép lê sáng một lớp, chiều lớp khác, tối lớp nữa. Đi tới đi lui miễn có ra khỏi nhà cũng coi như đi chơi, du lịch tại chỗ vậy!
Đó là các trẻ có gia đình thường trú vững chắc ở thành phố. Còn những gia đình tạm trú thường còn ông bà, họ hàng ở quê lại gửi con về quê để khỏi trông nom mấy tháng hè nóng nực. Con cái có chỗ rộng chạy nhảy, khỏi bó chặt trong những gian phòng chật chội, bé tí.
Trong thực tế, đa số phụ huynh, mặc dù rất thích nhưng cũng không mấy hào hứng cho con em về quê chơi dài ngày. Miền quê thoáng đãng lại có nhiều ao, hồ, rạch, bàu, sông, suối… nhiều hiểm nguy với trẻ nhỏ. Chưa tới hè đã có vô số tai nạn trẻ em rơi giếng, té cây, điện giật… Nhiều nhất là chết đuối. Không ngoa khi nói hè là mùa trẻ em chết đuối và con số này ngày càng tăng cao. Nghệ An có ba trẻ học lớp Năm đi tắm biển bị sóng nhấn chìm cuốn đi xa, trong đó có hai anh em ruột. Bình Định có ba trẻ cùng với ông ngoại chết đuối khi dẫn bò đi tắm trượt chân vào vũng nước sâu. Bốn học sinh tiểu học chết đuối ở hồ thủy lợi tại Gia Lai… Sóc Trăng, Bình Phước, Bình Dương… đều có trẻ chết đuối
Bơi giỏi trong hồ bơi vẫn bị đuối do dòng nước ở sông hồ chảy xiết, đáy sâu, xoáy nước… Ngay cả bơi trong hồ có nhân viên cứu hộ mà vẫn chết đuối ngay trước mắt. Với lại đâu phải cứ về quê là chung quanh cây cỏ tốt tươi như sách giáo khoa hằng miêu tả. Vùng quê bây giờ cũng nhà bê tông đóng kín cửa, cũng ô nhiễm môi trường không kém thành phố. Cha mẹ công ăn việc làm không theo con được, vắng mặt không yên tâm nên tốt hơn hết chơi chừng mười ngày, một tuần cho có rồi trở về thành phố học chữ cho lành.
Vài ba trại từ thiện nuôi các trẻ mồ côi cũng cố gắng tìm nguồn tài trợ đưa trẻ tới công viên sáng đi chiều về, đi ra bãi biển hai, ba ngày cho đỡ tủi. Cũng là du lịch hè.
Ngược với trẻ em thành phố về quê nghỉ hè. Cùng lúc lại có một dòng “du lịch” từ quê lên phố.
Vào mùa hè, trẻ em miền quê rảnh hơn học sinh thành phố vì không phải học thêm quá nhiều. Gia đình đâu có tiền để đóng các lớp học kỹ năng, năng khiếu. Dưới quê làm không hết việc, chẳng cần phải đóng tiền để học rửa chén, quét nhà, xếp quần áo…. làm chi. Tốt hơn hết nên vào các cơ sở lột vỏ tôm, bóc hạt điều, chăn dê, chăn bò, chăn vịt… hơn phí thời gian đi ra đi vào vô ích.
Saigon đông đảo dân nhập cư. Những người này để con dưới quê. Tết hoặc những dịp quan trọng tang ma hiếu hỉ mới phải đảo về. Nay nghỉ hè dài ngày, thay vì phụ huynh về quê chẳng ở được bao lâu, trẻ nhỏ được gửi lên thành phố ở chơi với cha mẹ xem chừng lợi hơn, một công đôi chuyện.
Chẳng mấy khi được ở gần cha mẹ nên dịp này đối với trẻ em, nhất là lại lên thành phố, đúng là du lịch mùa hè cho dù trong suốt mấy tháng “du lịch” này chỉ được quanh quẩn trong gian nhà trọ chật hẹp đợi người lớn đi làm về, gia đình xum họp được bữa cơm đã là điều cực kỳ hạnh phúc. Thành phố phù hoa ẩn sau những tòa nhà lộng lẫy thật xa vời mà một chuyến đi chơi công viên cũng là điều xa xỉ.
Hầu hết trẻ em “du lịch” theo kiểu này, ở nhà không cũng vậy, nên nhân thể kiếm chút tiền thì hơn. Thế là trẻ ngồi cong lưng cho các công việc tỉ mỉ công xá thấp: thông tim sen, xâu hạt cườm… Lên thành phố không phải ai cũng gần các cơ sở sản xuất để nhận hàng về nhà gia công nên cách cuối cùng đơn giản, dễ dàng và vừa sức nhất, phù hợp mọi lúc mọi nơi là đi bán vé số.
Ngày hè ra ngoài đường vào quán xá luôn nhìn thấy trẻ em xòe xấp vé số ra mời. Đôi khi ông nội, bà ngoại cũng theo lên thành phố, mỗi người cầm tay một xấp vé đi một ngả khác nhau. Nhiều người mua vé số không phải vì cầu mong trúng giải mà chỉ là muốn giúp một chút cho người già, trẻ em, người tàn tật.
Thật ra trên đường phố tiềm ẩn nhiều hiểm nguy. Cùng tuổi đó trẻ em thành phố được đưa đón bảo vệ nghiêm ngặt không lơi nhưng trẻ nghèo bị vất ra đời sớm, Tai nạn giao thông, cướp giật, kẻ xấu xâm hại… là những bất an luôn rình rập đâu đó quanh bước chân gió bụi của em nhỏ.
Khó ai biết được những gì hiện hữu trong thế giới trẻ em. Ngày khai trường không có sách vở, không quần áo mới quả là niềm lo lắng to lớn. Mối lo toan ấy không chỉ nằm ở cha mẹ đã quá mệt nhọc trong cuộc mưu sinh mà còn sớm trút lên những đôi vai nhỏ bé. Năm ngoái, một học sinh lớp 6 (Gia Lai) đã tự tử vì nhà không có hơn 100 ngàn đồng mua bộ quần áo mới cho ngày khai giảng. Tủi thân và tự ti dẫn em tới cái chết. Người lớn ít ngờ đến những điều ấy.
Lại một mùa hè đến. Bên cạnh những chuyến du lịch của trẻ em khá. Trẻ em nghèo, lại khó khăn hơn vì mùa hè trùng với mùa mưa, ngày nào cũng mưa gió gây khó cho việc kiếm thêm, nhưng dù thế nào, cũng là một dịp “du lịch hè” hứa hẹn đủ đầy cho niên học mới vào cuối tháng 8.

Hàm Anh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.115 giây.