logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 11/06/2017 lúc 08:56:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Những gia đình hạnh phúc có con đường hạnh phúc của họ. Những gia đình bất hạnh có con đường bất hạnh của họ. (Happy families have their happy way. Unhappy families have their unhappy way) – Lev Tolstoy
 
Hạnh phúc bất ngờ của cô gái K’Ho
Trong lần gặp gỡ đầu tiên, mẹ của chàng trai Mỹ Joshua nói với cô nghệ sĩ đàn T’rưng tên Cơ Liêng Rolan người K’Ho: “Ước gì cô là con của tôi”. Không ngờ, sau đó ít lâu, con trai bà và cô gái nên duyên chồng vợ.
Trong lần đi du lịch Đà Lạt, một chàng trai Mỹ đã bị nàng con gái tên là Cơ Liêng Rolan, người dân tộc K’Ho làm say đắm bởi khả năng chơi đàn T‘rưng và tài múa nhảy của nàng. Chàng theo đuổi Rolan để rồi hơn 4 năm sau, họ tiến tới hôn nhân. Chàng trai Mỹ quyết định về sống hẳn với buôn làng của Rolan, ngày ngày được nghe tiếng cồng chiêng, uống rượu cần và trêu đùa những chú “heo mọi” bé nhỏ đang chạy khắp làng.
Tình yêu của chàng trai Mỹ tên Joshua Guikema, sống tại thành phố Michigan và cô gái Rolan dân tộc K’Ho, sống dưới chân núi Lang Biang, Đà Lạt, là một câu chuyện tình đẹp và đầy lãng mạn.
Joshua tốt nghiệp đại học về ngành nông nghiệp ở Mỹ. Đã có việc làm ổn định nhưng tính thích đi du lịch khiến chàng dành phần lớn số tiền dành dụm được để đi chu du khắp nơi. Trong một lần đến Việt Nam, Joshua cảm thấy đây là một đất nước thật tuyệt với những bãi biển đẹp, núi rừng trùng điệp và các cánh đồng lúa ngút ngàn. Sau lần đó, anh chàng người Mỹ đã nhiều lần quay trở lại.
Để thực hiện ước muốn được sống nhiều thời gian ở Việt Nam, năm 2009 Joshua xin việc làm tại một công ty chuyên tổ chức tour cho khách đi bằng xe Vespa từ Sài Gòn đến Nha Trang, Đà Lạt và các tỉnh miền Tây.
Một lần đến Khu Du lịch Đồi Mộng Mơ (cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 4 km), con tim của Joshua đã loạn nhịp trước khả năng múa hát, chơi đàn T’rưng cũng như nhan sắc của Rolan, thành viên trong đội Cồng chiêng ở đây.
Joshua tâm sự: “Ở Việt Nam, nhiều nơi cha mẹ vẫn chọn vợ, chọn chồng cho con cái, tôi cũng có được sự may mắn đó khi mẹ mình đã đích thân chọn nàng dâu. Trong một lần tôi đưa mẹ cùng đoàn khách lên đồi Mộng Mơ, bà đã bị cuốn hút với những điệu múa của những chàng trai, cô gái người K’Ho. Khi Rolan biểu diễn đàn T’rưng, mẹ tôi tiến đến sát sâu khấu để nhìn cho rõ mặt cô. Kết thúc tiết mục, bà bỗng nói với cô ấy: “Ước gì cô là con của tôi”.
Gương mặt xinh xắn, làn da nâu cũng như tài nhảy múa và tài chơi đàn T’rưng của Rolan đã quyến rũ chàng trai người Mỹ. Sau đó, Joshua và Rolan trao đổi số điện thoại cho nhau. Việc giao tiếp giữa hai người không bị trở ngại nhiều vì vốn tiếng Anh của Rolan rất khá (các thành viên trong đoàn phải học tiếng Anh, có thầy dạy)…
Joshua kể tiếp: “Nhiều lần sau đó tôi tìm đến nhà của Rolan trong một ngôi làng dưới chân núi Lang Biang. Tôi phụ giúp gia đình Rolan tưới nước, bón phân, tỉa cành cho vườn cà phê và chịu khó đi theo cô ấy trong những lần biểu diễn văn nghệ để tăng thêm tình cảm, và cứ thế tình yêu giữa chúng tôi lớn dần”.
Rolan cho biết, ban đầu khi Joshua làm quen, cô cũng chỉ nghĩ đó là một người bạn nước ngoài mến mộ mình. Nhưng Joshua cứ liên tục theo đuổi khiến cô xiêu lòng. Giữa năm 2011, đội Cồng chiêng của Rolan được mời xuống Sài Gòn biểu diễn. Biết tin, Joshua tới đón cô đi chơi và gặp gỡ những người bạn của mình.
Rolan kể: “Lần đó, anh Joshua chính thức tỏ tình và nói sẽ bỏ công việc ở Sài Gòn và lên buôn làng của em để sinh sống. Lúc đó em rất bối rối, bèn hỏi anh ấy đã suy nghĩ kỹ chưa. Không ngờ đúng một tuần sau, Joshua bỏ hết công việc ở Sài Gòn để lên nhà em trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Trước đó, các bạn của anh ấy khuyên nên suy nghĩ kỹ nhưng anh ấy vẫn không thay đổi ý kiến. Joshua thuê một căn phòng ở Đà Lạt và hàng ngày đến nhà em phụ giúp. Trong một lần đi làm trong rẫy cà phê, tụi em đã trao nhau nụ hôn đầu tiên sau gần 2 năm quen biết và đến bây giờ em còn nhớ mãi”.
Làm đám cưới xong, Joshua bắt tay vào việc thử nghiệm rang xay cà phê. Anh ứng tiền mua cà phê của những gia đình người K’Ho trong buôn làng, mỗi người dăm ba triệu và bảo đảm khi thu mua cà phê để xay rang, giá cả anh mua sẽ cao hơn thị trường. Hiện nay, chàng rể Tây đã xay thành công loại cà phê Arabica trồng tại buôn làng của Rolan và anh lấy tên nhãn hiệu là “K’Ho Coffee”.

Joshua cho biết, anh quyết định chọn sống lâu dài ở buôn làng này để được tận hưởng bầu không khí trong lành và vẻ đẹp nguyên sơ của núi rừng. Anh rất thích cuộc sống giản dị nhưng còn nhiều cơ cực của buôn làng này. Đồng thời, với vốn kiến thức nông nghiệp của mình, Joshua muốn làm một điều gì đó giúp đỡ được cộng đồng người K’Ho ở nơi đây.
Đầu năm 2014, Joshua và Rolan đã chính thức kết hôn. Khách mời chủ yếu là người trong buôn làng. Bà mẹ của Joshua cũng từ Mỹ bay qua dự lễ cưới. Bà rất ủng hộ quyết định của con trai mình.
Joshua kể, gia đình anh ở Mỹ có 7 anh chị em, anh là con áp út. Cha anh đã mất khá lâu. Mẹ của Joshua có một khu vườn nhỏ, dựng nhà kính, hàng ngày bà chăm sóc những chậu hoa trong vườn để kiếm tiền sinh sống. Các anh chị em của Joshua mỗi người đều tự định hướng cuộc sống riêng khi đã trưởng thành.
Lúc mới qua Việt Nam, từ 6 tháng đến một năm, Joshua đều tranh thủ về thăm nhà một lần. Joshua cho biết, từ lúc anh với Rolan làm đám cưới đến nay, một người chị của anh cũng đã sang chơi và lên buôn làng này thăm vợ chồng em và sắp tới một người anh của Joshua cũng sẽ qua thăm.
UserPostedImage
Bà mẹ (tóc bạc) và bạn bè đến thăm vợ chồn Joshua
 
Hiện nay Joshua và Rolan đã có một bé trai gần một tuổi và vợ chồng sống hạnh phúc trong căn nhà 40 m2 do Joshua tự thiết kế. Căn nhà có kiến trúc một tầng trệt, một tầng gác, tất cả đều bằng gỗ. Rolan bật mí, để có được căn nhà này, vợ chồng cô được hai bên gia đình giúp đỡ về tiền bạc khá nhiều.
Ở mảnh đất này, dân làng Bnớc-cơ (Bnơ‘c) không khỏi ngạc nhiên và thích thú khi thấy ngày ngày có một “ông Tây” mặc quần jeans, vai vác cuốc, ra rẫy cà phê cùng làm với mọi người. Joshua rất siêng năng và chịu khó học hỏi. Căn nhà của họ dù còn thiếu ít nhiều tiện nghi và nằm ở lưng chừng đồi, nhưng bao quanh là cà phê Arabica, là hoa, là lá và hàng ngày tiếp đón nhiều khách đến thưởng thức cà phê đồng thời nghe câu chuyện tình đặc biệt của đôi bạn trẻ. Ngoài “K’Ho Coffee”, Joshua và Rolan còn kinh doanh vải thổ cẩm do gia định tự dệt và của bà con trong buôn làng nhờ bán.
Xem ra, vợ chồng Joshua sống rất hạnh phúc. Gia đình Cơ Liêng rất quý Joshua và cháu ngoại nên chỉ sợ có ngày chàng sẽ đem Rolan về Mỹ. Nhưng Joshua thường bập bẹ nói theo tiếng K’Ho : “Không về Mỹ đâu, thích ở đây với Rolan”, nên họ cũng yên tâm.
Cuộc hôn nhân bất hạnh của một cô giáo
Cô giáo Vân Anh nói rằng bao cay đắng, tủi nhục cô đều có thể chịu đựng được và không đòi hỏi điều gì từ gia đình nhà chồng, nhưng tòa án huyện bất công không hiểu tại sao lại không cho cô nuôi đứa con trai 6 tuổi cô quý như vàng. Nếu không có con thì cô không thể sống nổi.
Thời gian gần đây, trên nhiều trang mạng xã hội liên tục bàn tán về câu chuyện một nữ giáo viên ở Bắc Giang (cách Hà Nội khoảng 50 km), bị gia đình nhà chồng bạc đãi, bắt ly dị và cô đã phải ra đi với hai bàn tay trắng.
Nữ giáo viên này sau đó lên trang Facebook cá nhân của mình chia sẻ về cuộc sống tủi cực khi về làm dâu. Dòng status mang tiêu đề “Không có con, tôi không sống nổi” của cô đã khiến không ít người thương xót. Ngay sau đó, hàng trăm độc giả đã đã chia sẻ và kêu gọi cộng đồng mạng hãy cùng lên tiếng để người mẹ này có thể giành được quyền nuôi đứa con trai 6 tuổi rất xinh xắn.
Để tìm hiểu rõ thực hư câu chuyện, các phóng viên đã đến thăm cô Đinh Thị Vân Anh, 32 tuổi, hiện đang là giáo viên trường THCS Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Thấy phóng viên nhắc tới chuyện riêng của mình, cô Vân Anh bật khóc nức nở. Cô bảo rằng thời gian này cô có quá nhiều việc phải làm, nào là lo cho các học sinh lớp 9 chuẩn bị thi vào lớp 10 lại vừa phải đôn đáo làm các thủ tục kháng cáo ra tòa phúc thẩm đòi quyền nuôi con.
Vợ chồng cô Vân Anh được tòa sơ thẩm huyện đồng ý cho ly dị nhưng không hiểu sao lại không cho cô được quyền nuôi con trong khi cô có năng lực, có lương bổng, đủ điều kiện nuôi dạy con, mà tòa lại giao quyền đó cho chồng cô, một người vũ phu, tàn nhẫn đến nỗi cô phải ly dị.
Cô buồn bã nói: “Tôi hoàn toàn có khả năng nuôi dạy con, vậy mà không hiểu sao tòa án huyện lại phán xử kỳ lạ như thế”.
UserPostedImage
Buổi trưa cô giáo Vân Anh lén đến nhà trẻ bế con một lúc
 
Năm 2009, 24 tuổi, Vân Anh và Nguyễn Ngọc Minh (hơn cô 3 tuổi, cùng huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) kết hôn. Cô những tưởng khi lấy được người chồng thành đạt, phó giám đốc ngân hàng, gia đình giàu có, thì cuộc đời mình sẽ hạnh phúc. Nhưng cô không thể ngờ đấy lại là nguồn gốc của những khổ đau, bất hạnh. Chồng cô có tính gia trưởng, vũ phu, hở chút thì đánh đập vợ, tát cô cái nào cái nấy méo mặt.
Hai vợ chồng có với nhau một con trai rất xinh xắn, đặt tên là Nguyễn Ngọc Duy, năm nay 6 tuổi. Hạnh phúc đối với cô có lẽ chỉ được một hay hai năm đầu, sau đó cô bắt đầu “ăn đòn” và bất cứ việc gì trong nhà cũng phải tuân theo lệnh chồng. Đặc biệt, gia đình bà Thu – mẹ của Minh – giàu có, Minh được chiều chuộng từ nhỏ nên lớn lên, cứ mẹ là nhất, cái gì cũng nghe lời mẹ không cần phân biệt phải trái. Trong khi đó bà Thu là người khôn ngoan nhưng độc đoán, ỷ mình giàu có nên coi thường đồng lương hàng tháng mà bà cho là “ba cọc ba đồng” của con dâu. “Biểu nó đừng đi dạy nữa, ở nhà trông nom thằng nhỏ, hầu hạ chồng chớ đi dạy mỗi tháng được mấy triệu bạc thì nhằm nhò gì, mướn người ở cũng hết”. Bà đâu có biết rằng tiền bạc Minh giữ riêng, nếu Vân Anh không đi dạy thì cô không biết lấy gì tiêu xài và nuôi con.
Cô kể: “Suốt 8 năm làm vợ tôi chưa từng được biết đến một đồng tiền lương của chồng mà cũng không biết lương phó giám đốc ngân hàng của ảnh bao nhiêu. Ảnh kín đáo lắm, chỉ giữ riêng cho mình thôi. Nhưng cay đắng hơn, đó là chuyện tôi luôn luôn bị ảnh bạo hành, chỉ cần hơi trái ý ảnh là ảnh tát méo mặt”. “Bắt buộc tôi phải làm đơn xin ly dị thôi. Con người ta có phẩm giá của mình”.
Cô kể tiếp: “Biết tôi làm đơn xin ly hôn, ảnh muốn giữ thể diện nên làm đơn trước rồi ném cho tôi ký. Mẹ chồng tôi không can ngăn một tiếng nào cả. Tôi ký ngay lập tức không do dự, không tiếc nuối. Hội Phụ nữ phường rồi Hội Phụ nữ huyện hòa giải, tôi nói đơn đó do chính ảnh viết để tỏ ra là ảnh bỏ tôi chứ không phải tôi bỏ ảnh, vậy thì “hòa giải” với tôi làm gì? Họ hỏi ý kiến của riêng tôi, tôi nói cứ hòa giải đi, thà tôi cắn lưỡi tôi chết còn hơn sống mà cứ luôn luôn bị chồng đánh đòn hết sức nhục nhã. Không hòa giải được, họ đành chuyển đơn lên tòa. Trước khi phân xử, tòa lại hoãn tới hoãn lui để hòa giải nữa. Tôi vẫn giữ lập trường như cũ. Bắt buộc tòa phải xét xử trong phiên sơ thẩm. Hôm ấy, tôi nói đi nói lại rằng tôi không đòi hỏi phân chia tài sản gì cả mà chỉ mong được nuôi con vì tôi làm nghề dạy học, có năng lực, có lương bổng, có thể nuôi dạy con nên người. Vậy mà không hiểu tại sao tòa lại phán quyết cho ảnh được quyền nuôi con chứ không phải tôi. Điều đó hết sức vô lý, bởi vì theo luật lệ Việt Nam, khi ly hôn người mẹ được ưu tiên nuôi con hơn người cha nếu họ có điều kiện chăm sóc con”.
Cô Vân Anh cũng cho biết cô đang kháng cáo lên tòa phúc thẩm nên đã đưa việc này lên Internet để mọi người bênh vực cô trước khi toà xét xử.
Các phóng viên hỏi là nghe nói bà mẹ chồng chị rất khôn ngoan, biết mình có thể thua nên cách đây mấy hôm bà đã gọi điện thoại đề nghị tặng chị 70 triệu đồng để chị thôi không đòi nuôi cháu bé, điều đó có đúng không? Cô Vân Anh nói, đúng thế, bà đề nghị như vậy nhưng tôi trả lời rằng con tôi đẻ ra, chăm sóc nó từ 6 năm nay, dù giàu hay nghèo, dù bao nhiêu tiền tôi cũng không “bán” nó. Bà mẹ chồng lại đề nghị vẫn giữ điều kiện tặng 70 triệu đồng nhưng thêm lời hứa là nếu tôi im lặng không đòi nuôi con, sau này khi anh Minh lấy vợ khác bà sẽ trả lại cháu bé cho tôi. “Rồi chị trả lời ra sao?”. “Tôi nói không, tôi yêu quý con tôi còn hơn chính bản thân tôi nữa, một ngày xa con tôi thấy dài như thế kỷ nên không thể chờ cho đến khi ảnh lấy vợ khác. Hơn nữa tôi cũng không thể tin vào lời hứa của bả được. Các anh biết không, mỗi buổi trưa khi các cháu trong nhà trẻ ăn xong đã ngủ yên, tôi lén đến để được ôm con vào lòng một lúc và để được nhìn con mỉm cười sung sướng ngủ trên tay tôi. Tôi phải lén đến chớ không thôi lỡ bả biết, bả sẽ làm rầy rà các cô giáo, lần sau mấy cổ sẽ không cho tôi đến nữa”. “Còn nếu tòa phúc thẩm sẽ tiếp tục không cho chị nuôi con?”. “Chắc tòa phúc thẩm tỉnh không đến nỗi vô lý như vậy. Còn nếu tòa cứ quyết định như thế, tôi cam đoan rằng tòa sẽ thấy tôi không còn sống trên đời này nữa và toà sẽ phải chịu trách nhiệm nếu người ta nuôi con tôi không được tử tế. Anh Minh sẽ lấy vợ khác, mẹ ghẻ con chồng mà, lấy gì bảo đảm bằng mẹ nuôi con. Tôi sẽ sống đơn thân suốt đời để nuôi con tôi nên người”.
Người “hạnh phúc” nhất trần gian: vợ bé Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa
Sau hàng loạt những vụ tai tiếng liên quan đến cô Trần Vũ Quỳnh Anh – trưởng phòng Quản lý nhà đất và Thị trường bất động sản của Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa – mới đây được biết cô này đã “hạ cánh an toàn” tới Tân Tây Lan (Zew Zealand), mang theo khối tài sản kếch sù hàng triệu, hàng triệu đôla tính theo tiền Mỹ hiện nay của mình.
Tin tức nói trên không phải do báo chí cung cấp, mà lại được tiết lộ bởi ông Lưu Bình Nhưỡng, một đại biểu Quốc hội của tỉnh Bến Tre tại phiên họp vào chiều ngày 25/5/2017. Việc cô Trần Vũ Quỳnh Anh – nữ Trưởng phòng Quản lý nhà đất và Thị trường bất động sản Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa – được sự hậu thuẫn của ông chồng hờ là Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến, đã có bước thăng tiến thần tốc, sở hữu hàng loạt nhà cửa, bất động sản khổng lồ và những chiếc xe hơi đắt tiền đã tiêu tốn bao nhiêu giấy mực của báo chí trong nước suốt thời gian dài.
Khi sự việc chưa êm xuôi, các cơ quan của đảng và chính quyền nhà nước XHCNVN còn đang vào cuộc để điều tra người nào đích thực đứng đằng sau cô Quỳnh Anh, thì bất ngờ cô Quỳnh Anh đã “hạ cánh an toàn” tại Tân Tây Lan.
Trong phiên họp Quốc hội, ông Lưu Bình Nhưỡng cho biết: “Như vụ cô Trần Vũ Quỳnh Anh ở Thanh Hóa, gây lùm xùm như vậy nhưng bây giờ nghe đâu cô ấy đã đi New Zealand rồi. Đây là điều mà dư luận rất bức xúc. Tôi đã nói nhiều lần về việc này rằng khi cán bộ có vấn đề chưa được làm rõ thì phải hạn chế xuất cảnh, nhưng cuối cùng là vẫn để họ rời đi như một cách trốn chạy và không để liên quan đến người khác”.
UserPostedImage
Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và “người đẹp chân dài” Quỳnh Anh
 
Cô Trần Vũ Quỳnh Anh sinh năm 1986 – năm nay 31 tuổi – nhưng vào năm 2012, lúc mới 26 tuổi đã mua được căn biệt thự 9 tỷ đồng tại Khu đô thị Đại Thanh Hà Nội.
Chưa hết, cô còn sở hữu căn biệt thự với 3 mặt tiền tại khu đô thị phía bắc Đại lộ Lê Lợi (tức Khu đô thị Bình Minh, thành phố Thanh Hóa). Sau những lùm xùm tai tiếng, cô đã chuyển đổi chủ sở hữu ngôi biệt thự này sang cho mẹ của mình.
Ngoài những tài sản về bất động sản, dù còn rất trẻ tuổi và đang làm việc tại Phòng Quản lý Nhà đất và Thị trưởng bất động sản với đồng lương công chức còm cõi nhưng cô Trần Vũ Quỳnh Anh đã sở hữu rất nhiều cơ sở giải trí, vui chơi và chiếc xe hạng sang hiệu Cadillac.
Theo giới thạo tin cho biết, ban đầu cô Quỳnh Anh chỉ là chân chạy việc lặt vặt (gọi là tạp vụ) tại Sở Xây Dựng tỉnh Thanh Hóa. Nhưng nhờ có nhan sắc với đôi chân dài, cô đã lọt vào tầm mắt của ông giám đốc Sở Xây Dựng trong thời kỳ đó là ông Ngô Văn Tuấn. Về sau, để phục vụ cho mục đích thăng quan tiến chức của mình, ông giám đốc Ngô Văn Tuấn đã “nhường” cô Trần Vũ Quỳnh Anh cho ngài Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến. Kết quả, ông Tuấn trở thành Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa còn ông Trịnh Văn Chiến có với cô Trần Vũ Quỳnh Anh hai đứa con.
Những tưởng mọi chuyện sẽ êm xuôi, nào ngờ trong phong trào “đả hổ diệt ruồi” do Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng khởi xướng, vụ việc của ông Trịnh Văn Chiến và cô vợ bé Trần Vũ Quỳnh Anh bị phơi bày trước dư luận.
Ban đầu, tỉnh ủy Thanh Hóa dưới sự chỉ thị của ông Trịnh Văn Chiến, đã có những hành động mạnh mẽ nhằm bảo vệ thanh danh cho ông Bí thư tỉnh ủy. Ông Chiến đã yêu cầu Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ công an vào cuộc để xử lý, dẹp ngay những tin tức bất lợi đang được đăng tải trên những blog và các tờ báo “phản động”. Cùng với đó, ban Tuyên giáo tỉnh ủy Thanh Hóa đã lên tiếng phản bác những tin tức bất lợi cho ông Chiến, gọi đó là “luận điệu xuyên tạc” nhằm bôi nhọ, làm mất uy tín của lãnh đạo.
Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, những tin tức liên quan đến cô Trần Vũ Quỳnh Anh lại đột ngột xuất hiện trên một loạt các tờ báo lớn trong nước với những bài liên tục nhắm vào cô Trần Vũ Quỳnh Anh, mà thực chất là nhằm hạ bệ ông Trịnh Văn Chiến. Ngay sau đó, biết không thể đấu sức với các báo nhà nước có sự hậu thuẫn từ ban Tuyên giáo Trung ương mà phía sau là những ủy viên Bộ Chính trị, tỉnh ủy Thanh Hóa bèn xuống nước, lập công văn đề nghị báo chí ngừng đăng tải những tin tức về việc thăng tiến của cô Trần Vũ Quỳnh Anh. Cùng với đề nghị này, chính quyền tỉnh Thanh Hóa hứa sẽ xử lý rốt ráo “những người liên quan” đến việc thăng tiến của cô Quỳnh Anh.
Trong khi mọi chuyện chưa đâu vào đâu, cô Trần Vũ Quỳnh Anh với khối tài sản kếch sù có được từ việc tham nhũng bèn đột ngột từ chức, không còn làm trong Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa nữa. Vì vậy sự việc chìm dần vào quên lãng, dư luận cũng không nói đến nữa. Cho đến hôm nay, từ đại biểu Quốc hội CSVN, ông Lưu Bình Nhưỡng tiết lộ, cô Quỳnh Anh đã “hạ cánh an toàn” tại Tân Tây Lan không quên mang theo khối tài sản kếch sù và những bí mật liên quan đến hai vị lãnh đạo cao cấp tỉnh Thanh Hóa – ông Ngô Văn Tuấn phó chủ tịch tỉnh và ông Trịnh Văn Chiến bí thư tỉnh ủy. Sự việc liên quan đến ông Trịnh Văn Chiến từ đó cũng chìm xuồng vì đấu mối duy nhất đã không còn ở Việt Nam nữa.
Cô Trần Vũ Quỳnh Anh là người “hạnh phúc” nhất trần gian, từ một cô nhân viên tạp vụ, nhờ nhan sắc và đôi chân dài nên hóa Trưởng phòng Nhà đất & Bất động sản, tha hồ tham nhũng, trong tay có hàng triệu, hàng triệu đôla rồi sẽ hóa công dân đất nước Tân Tây Lan.
Đoàn Dự

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.133 giây.